Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

6 bài học chống tham nhũng từ Singapore

 Trong các bảng xếp hạng, Singapore vẫn thường nằm trong tốp các nước ít tham nhũng nhất thế giới. Để có vị trí này, Singapore đã trải qua một quá trình chuyển hóa không ít khó khăn.
Khi đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền, họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát triển.
Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, ban đầu Singapore chưa thể làm gì với yếu tố lương bổng vì năm 1960, đây vẫn là nước nghèo với GNP trên đầu người chỉ là 443 USD. Vì vậy, chính phủ tập trung vào hai yếu tố tạo tham nhũng còn lại: giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường hình phạt.
Một luật chống tham nhũng mới ra đời, với 32 phần (thay vì 12 như hồi năm 1937). Có một số sửa đổi quan trọng như án phạt tăng lên năm năm tù, người nhận hối lộ phải trả lại hết tiền đã nhận. Văn phòng điều tra tham nhũng (CPIB) được tăng quyền hạn, với khả năng điều tra “mọi tài khoản ngân hàng” của những ai bị nghi có hành vi phi pháp.
Một người có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi người đó chưa nhận tiền hối lộ, vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội người này. Công dân Singapore phạm tội nhận hối lộ ở nước ngoài cũng bị xử như phạm pháp trong nước. Cả khi bị cáo qua đời, tòa áncũng có quyền ra lệnhtrưng thu tài sản có được từ tham nhũng.
Cho mãi tới thập niên 1980, khi đã phát triển kinh tế, Singapore mới đủ khả năng làm nốt phần còn lại trong chiến lược chống tham nhũng là tăng lương cho nhân viên. Tháng 3-1985, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố các lãnh đạo chính trị cần được trả lương thật cao để bảo đảm chính quyền trong sạch. Ông nói cách hay nhất chống tham nhũng là “đi cùng thị trường”, thay vì thói đạo đức giả đã tạo nên tham nhũng.
Theo giáo sư Jon S.T. Quah, khoa chính trị học ở Đại học Quốc gia Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước vì hoàn cảnh đặc thù và vì những chi phí chính trị và kinh tế của việc trả lương cao. Tuy nhiên, có sáu bài học có thể tham khảo.
Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ ai có hành vi tai tiếng.
Thứ hai, phải có các biện pháp chống tham nhũng đầy đủ, không có lỗ hổng và thường xuyên được xem lại để thay đổi, nếu cần thiết.
Thứ ba, cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Không nhất thiết phải có quá nhiều nhân viên, và bất kỳ thanh tra nào tham nhũng cũng phải bị trừng phạt và đuổi ra khỏi ngành.
Thứ tư, cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy cảnh sát.
Thứ năm, để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như hải quan, thuế vụ, công an giao thông, các cơ quan này phải thường xuyên kiểm tra và thay đổi qui định làm việc.
Thứ sáu, động cơ tham nhũng trong khối nhân viên nhà nước và quan chức có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp cho họ có tính cạnh tranh với khu vực tư nhân.
Và dĩ nhiên, mọi chiến lược đều trở thành công cốc nếu lãnh đạo chỉ nói suông và thiếu ý chí chính trị.
*** Trong một nghiên cứu ở Hong Kong, Ấn Độ và Indonesia, giáo sư Leslie Palmier (ĐHBath, Anh) xác định ba yếu tố chính tạo nên tham nhũng.
-Cơ hội (đặc biệt liên quan đến việc viên chức nắm giữ các vị trí “ngon ăn” hay kiểm soát các hoạt động hái ra tiền).
- Lương bổng. Khi lương của nhân viên quá thấp, họ dễ dàng dùng vị trí của mình để nhận hối lộ.
- Khả năng phát hiện và trừng phạt. Tham nhũng lan tràn ở Singapore trong thời thực dân là vì con người xem đây là hoạt động có rủi ro thấp, ít khả năng bị tù tội.
(Theo Tranparency.org)/Reds
-------------

9 nhận xét:

  1. Ở đây, "họ" hay trốn học lắm! Nhất là đám chuyên tu, tại chức. Khi đi thi toàn lấy khâu "cán bộ oai" hếp đáp thầy cô, phải cho "họ" đậu điểm cao.
    Kết quả cho ra những "con người mới" toàn một lũ dốt đặc cán mai, mặt như cán thuổng!

    Trả lờiXóa
  2. Quan trọng vẫn là cái TÂM của các nhà lãnh đạo, họ đã không muốn chống tham nhũng rồi, dù chỉ 1/2 bài học, họ cũng chả học đâu.... Nước đổ lá môn, nước xao đầu vịt ... mà thôi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "cái TÂM của các nhà lãnh đạo" là : tôi ra sao, tôi vẫn là "lực lượng LÃNH ĐẠO nhà nước và xã hội" (điều 4 hiến pháp).

      Ai bảo "cuốc hội" bầu tôi là lãnh đạo, không cho tôi từ chức ?. Từ chức là vi phạm hiến pháp ?

      Xóa
    2. Bác nói cái "tâm" chỉ đúng một phần,
      vấn đề là cần có TẦM mới quan trọng
      nhưng một chế độ mà KHÔNG TAM
      QUYỀN PHÂN LẬP thì chống tham
      nhũng là BẤT KHẢ THI hay nói khác
      đi là muôn đời không thể nào chống
      tham nhũng được.
      May ra chỉ chống lu loa bằng mồm và
      hô khẩu hiệu ! Chấm hết.

      Xóa
  3. Bây giờ bịnh đã di căn,làm sao chống lại chính mình.Để xảy ra trình trạng bi đát và bế tắc này đảng Cs có tội với nhân dân,đất nước,với chính bản thân đảng.Đừng ngụy biện.

    Trả lờiXóa
  4. Cái cơ chế XHCN nhóm lảnh đao chỉ có tham quyền cố vị - dùng quyền lực để cha truyền con nối & phe cánh để mãi mãi hưởng lợi - Cái Tầm không có - Cái Tâm chỉ nghỉ vun quén cho gia đình dòng họ bên nội bên ngoại bên vợ bên chồng bên phe cánh để hưởng lợi - đè cổ dân đen - Đứng trên pháp luật và mị pháp luật - Việt Nam trong chế độ Cộng Sản khủng bố và áp bức - Trong chiến tranh 2 miền Nam Bắc nồi da xáo thịt - Thanh niên miền Bắc đi cũng chết không đi cũng chết , đành phải đi để gia đình bớt khổ . Hiên nay Đất Nước đả thông nhất hơn 40 năm mà Xả Hội càng ngày càng đi xuống - Người dân sống đả cực khổ vì chế độ còn bị trộm cướp hoành hành - Nói thật người dân hết tin tưởng vào chế độ - Đảng CSVN có nhìn thấy xả hội xuống cấp hay không ? Lảnh đạo Đất Nước ngày càng tụt hậu những người lảnh đạo có xấu hổ Không - Cơ chế XHCN đả tạo ra con người chỉ hám lợi không có danh dự nhân phẩm là gì - Không biết Đỉnh Cao Trí Tuệ chổ nào - Đảng Quang Vinh chổ nào mà dân mỗi ngày mỗi than oán ....

    Trả lờiXóa
  5. Ở VN có một vấn đề nghiêm trọng: Kẻ THAM NHŨNG lại giành TOÀN QUYỀN "chống tham nhũng". Lẽ ra đó cũng là quyền của tất cả những người lương thiện, nhưng trong một chế độ không có dân chủ, nhân quyền, và tất cả quyền lực cũng nằm trong tay bọn tham nhũng, đặc biệt là chúng KHÔNG CHO dân chống tham nhũng, thì cách duy nhất để chống tham nhũng là NHÂN DÂN phải tiêu diệt bọn tham nhũng. Biết điều đó nên chúng sợ và thỉnh thoảng thí vài con tốt đen để lừa dân (ví dụ vụ Dương Chí Dũng và một vài vụ nhỏ khác). Nhưng do bản chất tham lam ti tiện, chúng vẫn "tranh thủ" lúc còn cơ hội để vơ vét tiếp một cách hết sức trắng trợn, bằng mọi cách (báo chí đã nêu quá nhiều rồi, trẻ con cũng thấy rõ).Khi một túp nhà lá bị mối xông mà không ai diệt mối thì hậu quả tất yếu và duy nhất là nhà sập. Biết vậy nên mấy con "mối chúa" đã chuyển tiền và mua biệt thự ở nước ngoài rồi. Khi nhà sập là chúng "vù" luôn, còn lũ "mối thợ" kẹt lại sẽ được chủ nhà "xử lý" thích đáng với những "công lao", "cống hiến" mà chúng đã gây ra cho dân tộc! Cứ theo cái đà đục khoét "vẫn ổn định" như hiện nay thì ngày đó chắc sẽ không còn xa nữa.

    Trả lờiXóa
  6. Ầm ĩ một thời gian rồi rơi vào im lặng , độ này tuyệt không thấy thông tin về Ban Nội chính nữa , không biết chiến tích của Ban này viết được mấy dòng ? đa phần những vụ tham nhũng động trời đều do báo chí phanh phui , chỉ nhìn tác phong uể oải của chính quyền khi vào cuộc là ta có thể thấy tham nhũng có từ nơi đâu . Phải đốt lò cho nó khói um lên , phải khuấy cho nước đục ngàu lên thì mới tạo được cơ hội trong thời đổi mới ! Bây giờ học Singapore thì tất cả bằng nhau a ? đâu có được . Đã là đỉnh cao trí tuệ thì cần gì phải học ai , CNCS không thể có chế độ hòa cả làng ! Như vậy là còn CS là còn tham nhũng , những bài học chống tham nhũng chỉ để tham khảo .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ban Nội Chính đang lo tưởng nhớ bệnh suy tuỷ...

      Xóa