Vấn đề là phải xác minh được nguồn gốc tài sản của cá nhân đó. Xác định được những tài sản này là “ sạch” hay “ bẩn”.
Một vấn đề cần làm rõ thêm, đó là việc kê khai, kiểm tra tài sản của Bố, Mẹ, Vợ hoặc chồng, con của quan chức để phòng, chống tham nhũng liệu có vi hiến hay không?.
Tôi cho rằng nếu coi là vi hiến như nhiều người nói là không chính xác, là một lỗ hổng rất lớn của thể chế về quản lý quan chức, của việc phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Cần phải làm rõ mấy điểm: Theo quy định của Hiến pháp thì Bí mật đời tư là thế nào? Thế nào thì vi phạm Bí mật đời tư? Có được phép buộc quan chức phải kê khai tài sản của Bố, Mẹ, Vợ hoặc chồng, con như một biện pháp ngăn ngừa và chống tham nhũng của quan chức đó hay không?.
Giữa Người dân bình thường và Công chức, Quan chức có phải lúc nào cũng theo một chuẩn chung hay không?.
Là người dân bình thường thì không buộc họ phải kê khai tài sản là đương nhiên, còn đây lại là người có liên quan đến quan chức có chức, có quyền, vậy liệu có cần buộc họ phải kê khai tài sản hoặc chí ít, buộc họ phải kê khai khi nhận tài sản của quan chức cho, tặng?.
Muốn làm quan chức, muốn có chức, có quyền thì có buộc phải tuân theo yêu cầu chịu để Bố, Mẹ, Vợ hoặc Chồng, Con vào vòng quản lý nào đó hay không?.
Đặc biệc là kê khai tài sản của họ với một mức độ và cách thức hợp lý nào đó hay không? Xã hội và dân thì muốn mà ngược lại, rất nhiều quan chức lại không muốn, tìm cách ngụy biện, né tránh trách nhiệm kê khai này.
TS Lê Hồng Sơn - Nguyên cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ Tư Pháp
(Đất Việt)
-------------
Bà vợ của tay nguyên phó Thống đốc NHVN đã nói:đó là của cha mẹ cho nó.
Trả lờiXóaNó mới 22 tuổi làm gì có của nả,còn cha mẹ chúng-nguồn gốc tài sản hãy hỏi ông Phạm sĩ Kỷ tuyên giáo Đác lắc hay Ông Phạm sĩ Quý,em bà Trà thì sẽ rỏ ngay.Muốn chính xác thì hỏi ông Trần văn Truyền-Bến tre.