Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Chính sách Việt Nam: Ông Obama mở đường, ông Trump tiếp bước

Tổng thống đương nhiệm Barack Obama và ông Donald Trump
Tổng thống Trump đang duy trì hầu hết chính sách của người tiền nhiệm về Việt Nam.
Nếu dựa vào các tuyên bố của Nhà Trắng trước thềm chuyến thăm Việt Nam nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 5/10, sẽ thấy ông Trump sẽ duy trì đa số các chính sách về Việt Nam của chính quyền tiền nhiệm.
Thứ duy nhất mà ông Trump bác bỏ là thỏa thuận tự do thương mại của chính quyền Obama — Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Ông Trump nổi tiếng với kiểu "lật ngược" các chính sách thường gây bất lợi cho ông và nước Mỹ, nhưng ông khá kiên định với các chính sách về Việt Nam của mình kể từ cuộc điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 12/2016.
Số dự án chung rất nhiều, như đã được đề cập trong tài liệu "Sự thật về quan hệ Mỹ-Việt" của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 13/9/2017. Sau đây là điều mà chúng ta có thể chờ đợi trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Việt vào tháng 11 tới.
Tháng 7/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký kết khuôn khổ "Đối tác hợp tác toàn diện Việt-Mỹ" để dẫn đường cho các quan hệ Việt Nam-Mỹ vào tương lai mới. Khuôn khổ này kêu gọi xây dựng các năng lực hải quân, cam kết kinh tế, phê chuẩn TPP (giờ đã chững lại), ứng phó với biến đổi khí hậu và môi trường, hợp tác giáo dục, và thúc đẩy nhân quyền. Năm 2016, Mỹ và Việt Nam đã ký "Tuyên bố Tầm nhìn chung" song phương.
Tháng 2/2016, ông Obama khẳng định cam kết của Mỹ đối với một "Tuyên bố" bước ngoặt của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại một Hội nghị Cấp cao tại Sunnylands, bang California. Việt Nam và 20 quốc gia khác đã ký kết Tuyên bố trên. Trong các mục của thỏa thuận toàn diện này có điều khoản kêu gọi tôn trọng một trật tự khu vực và quốc tế "dựa trên luật lệ" và củng cố dân chủ, tăng cường chính phủ tốt, tôn trọng luật pháp và thúc đẩy khoan dung và điều độ. Thương mại cũng được nêu bật.
Các nguyên tắc này cùng nhiều nguyên tắc khác đã xác lập tầm nhìn của ông Obama về một "sự xoay trục sang châu Á", tách khỏi khu vực hỗn loạn ở Trung Đông.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp tục làm việc về quan hệ song phương. Tháng 12/2016, ngay trước khi nhậm chức, ông Trump và ông Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc điện đàm đã nhất trí phối hợp cùng xây dựng quan hệ đối tác. Trong một cuộc gặp hồi tháng 4 tại thủ đô Washington, Phó Thủ tướng — Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp gỡ quan chức Nhà trắng để củng cố quan hệ hơn nữa.
Tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Tổng thống Trump để tái khẳng định các thỏa thuận hợp tác từng được ông Obama và các chính phủ tiền nhiệm của Việt Nam cùng khởi xướng và mở ra các nỗ lực mới ghi trong một "Tuyên bố chung" toàn diện. Ông Trump đã nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Ông Trump đã giữ lời hứa và sẽ sang thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị thượng APEC 2017 diễn ra đầu tháng 11 này.

US President Barack Obama meets with President-elect Donald Trump to discuss transition plans in the White House Oval Office in Washington, US, November 10, 2016.
US President Barack Obama meets with President-elect Donald Trump to discuss transition plans in the White House Oval Office in Washington, US, November 10, 2016. © REUTERS/ KEVIN LAMARQUE
Thương mại luôn là vấn đề quan trọng với Việt Nam và Mỹ. Việt Nam là một trong các đối tác thương mại lớn của Mỹ tại Đông Nam Á. Việt Nam còn là nước sẽ được lợi nhiều nhất theo TPP trước khi ông Trump từ bỏ thỏa thuận này ngay ngày đầu tiên nhậm chức. Việt Nam sẽ muốn thay đổi suy nghĩ của ông Trump về TPP, nhưng nếu không được như vậy, Việt Nam muốn một thỏa thuận thương mại song phương có lợi.

Thương mại song phương
Việt Nam xuất khẩu đồ bán dẫn, điện tử, giày dép, đồ thêu, nội thất và hải sản sang Mỹ. Mỹ xuất khẩu nông sản, máy móc và xe ô tô sang Việt Nam.
Hy vọng ông Trump sẽ không có cách tiếp cận tương tự về thương mại với Việt Nam như đối với các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada và Mexico. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) — có hiệu lực từ thời chính quyền của Tổng thống Bill Clinton năm 1994 — hiện đang bị đàm phán lại. Các nhà đàm phán của ông Trump có quan điểm cứng rắn theo đuổi chiến lược "Nước Mỹ trên hết".
Nhà đàm phán thương mại của ông Trump, Robert Lighthizer, đã bày tỏ quan tâm làm việc với Việt Nam để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại đôi bên cùng có lợi. Việt Nam là thị trường xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh nhất đối với hàng hóa Mỹ. Vì vậy, có nhiều sự lạc quan ở cả Việt Nam và Mỹ.
Tháng 3/2017, quan chức hai nước đã gặp nhau tại Hà Nội để làm việc về thương mại, dựa trên Thỏa thuận khung về thương mại và đầu tư (TFIA), lần đầu tiên kể từ năm 2011. TFIA đã được Tổng thống George W. Bush ký năm 2007, cho thấy hai nước đã phối hợp với nhau lâu dài như thế nào về thương mại. Các vấn đề được đề cập gồm an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, thương mại kỹ thuật số, dịch vụ tài chính, hải quan, hàng công nghiệp và kỹ năng quản lý tốt. Hai bên cũng đã phối hợp để đẩy mạnh các nguyên tắc trong Tuyên bố Sunnylands.

An ninh và quốc phòng
Việt Nam và Mỹ đã ký kết nhiều thỏa thuận khác nhau để định hướng quan hệ, như "Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng" (năm 2011) và "Tuyên bố chung về quan hệ quốc phòng" (năm 2015). Bên cạnh đó, hai nước đã tiến hành đối thoại và nhiều cuộc tập trận chung để củng cố quan hệ. Dưới thời ông Obama, Việt Nam đã đủ tư cách để nhận rất nhiều thiết bị quân sự cần thiết: Năm 2017, Mỹ đã chuyển giao một xuồng tuần tra duyên hải cho Việt Nam để giúp tăng năng lực thực thi pháp luật.
Liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông, ông Trump đã hứa hẹn sẽ can dự vào khu vực này. Theo truyền thống, Mỹ đã phô trương sức mạnh của mình trong khu vực nhằm bảo đảm sự tự do đi lại của tàu thuyền.
Mỹ hiện đang triển khai một nhóm tàu khu trục tấn công tại các vùng biển quan Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh chuyến thăm của ông Trump, Mỹ đã điều thêm 2 nhóm tàu khu trục tấn công đến khu vực này. Mỹ một lần nữa phô trương sức mạnh trong khu vực, ít nhất trong ngắn hạn. Một nhóm tàu khu trục tấn công gồm một siêu tàu sân bay — được trang bị hơn 90 máy bay chiến đấu, 2 tàu khu trục nhỏ, 1 tàu tuần dương gắn tên lửa và 2 tàu ngầm.
Vấn đề đối với Việt Nam và Mỹ là sự hiện diện mới này trong khu vực này sẽ kéo dài bao lâu?

Phát triển kinh tế và đầu tư
Theo Đại sứ quán Mỹ, năm 2016, có 806 dự án đầu tư đã đăng ký, với trị giá 11,7 tỷ USD, đưa Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn thứ 8 tại Việt Nam. Đầu tư cũng là một ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Trump.
Mỹ cũng tiếp tục ủng hộ các nỗ lực phát triển vùng Đồng bằng châu thổ sông Mekong. Thông qua Sáng kiến Tiểu vùng sông Mekong, Mỹ sẽ cố gắng xây dựng các nỗ lực hợp tác quản lý tiểu vùng sông Mekong giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Giúp các vấn đề về quản lý nguồn nước. Mỹ ủng hộ các nỗ lực xây dựng một hệ thống dự báo sử dụng nước và dự báo tác động của tình trạng xâm lấn vào dòng chảy tự nhiên. Các ngoại trưởng của hai nước đã gặp nhau hồi tháng 8 vừa qua để tiếp tục thảo luận về vấn đề này.

Barack Obama và Trần Đại Quang

Hình ảnh Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016
Chiến tranh đã lùi rất xa
Nỗ lực của Việt Nam và Mỹ nhằm làm sạch chất độc màu da cam khỏi khu vực quanh sân bay Đà Nẵng đã hoàn thành trong năm 2017. Các nỗ lực này sẽ tiếp tục trong năm tới.
Việt Nam hiện vẫn "bị ô nhiễm nặng bởi các vật liệu nổ còn sót lại" từ thời chiến tranh. Các dấu hiệu gần đây cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục tài trợ cho việc tháo dỡ bom mìn.

Giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực mà hai nước có nhiều lợi ích và cơ hội lớn. Việt Nam đã và nên tiếp tục phát triển quan hệ đối tác với Mỹ trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Mặc dù, ông Trump đã kêu gọi cắt giảm 28% ngân sách của Bộ Ngoại giao. Trong khi cơ quan này chi tiêu hầu hết cho các chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục của Mỹ với các quốc gia khác. Thật may, các quỹ này cuối cùng đã được ông đồng ý duy trì tiếp trong năm ngân sách mới.
Hai nước đã thành lập một trường đại học mới, độc lập, phi lợi nhuận ở Sài Gòn năm 2016. Chương trình Fulbright là một trong những chương trình mà Mỹ và Việt Nam có thể tiếp tục phát triển. Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đã nhận được sự hỗ trợ hào phóng của Chính phủ Mỹ, Chính phủ Việt Nam và nhiều đối tác khác.
Từ năm 1992, khoảng 500 sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học đã nghiên cứu cao học tại Mỹ. Chương trình Fulbright- trong đó đưa giáo sư Mỹ sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu và đề xuất hỗ trợ kỹ thuật — đã đưa 6-8 người mỗi năm sang Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều chương trình khác đang hoạt động.

Triển vọng tương lai
Một số chính sách của ông Trump đang phải đối mặt với sự phản đối không chỉ ở phe Dân chủ mà của các phe phái trong chính đảng Cộng hòa. Điều này phần nào đã làm sao lãng ông khỏi một số chương trình nghị sự.
Tổng thống Trump cũng đang phải đối mặt với vấn đề Triều Tiên; Với Trung Quốc- một đang nổi lên nhanh chóng; và với một số quốc gia khác. Vì vậy Việt Nam nên thận trọng cân bằng quan hệ giữa các cường quốc đang cạnh tranh nhau này.
Tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn còn hy vọng. Đứng trước những khó khăn trùng trùng điệp điệp đó, ông Trump có thể sẽ muốn chứng tỏ một tiến bộ nào đó trong chuyến công du tới. Việt Nam nhiều khả năng sẽ có thể giúp ông tạo ra một ấn tượng tích cực. Ông Trump cũng đã thông báo 8 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và tôi tin rằng ông ấy sẽ giữ lời để tránh bị dư luận chỉ trích thêm là hay thay đổi, không giữ lời.
Tựu trung lại, dường như ông Trump đã thực sự thích Việt Nam và các chỉ dấu cho thấy ông ấy muốn tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác giữa hai nước.
Nguồn: vietnamnet/(Sputniknews)
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét