Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

CHẤT ĐẤT SÉT CỦA ĐÁ TẢNG MACXIT (Tiếp theo: II, III, IV)

Bài 2: Về CHẤT ĐẤT SÉT CỦA ĐÁ TẢNG MACXIT : VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Gs. Nguyễn Đình Cống
* Gs. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Chủ nghĩa Mac Lênin ( CNML) cho rằng vật chất và ý thức là 2 phạm trù cơ bản của triết học duy vật. Vật chất có trước và ý thức là  phản ảnh năng động, sáng tạo của vật chất vào bộ não con người . Nhưng Mác , Ăngghen và cả Lê nin đều đã phạm thiếu sót và nhầm. Những người theo CNML đã vận dụng điều trên vào thực tế, mang lại nhiều tác hại.
Trong bài 1 ( Bản chất con người) tôi có viết về quan điểm Nhân sinh tiểu vũ trụ. Cả Vũ trụ và Con người được cấu tạo từ Vật chất và Tâm linh. Bản chất con người hình thành từ Tiên thiên và Hậu thiên. Với con người, vật chất tạo thành cơ thể. Hoạt động ( HĐ) của cơ thể có 2 dạng: hữu thức và vô thức. HĐ hữu thức do chỉ huy của não, chúng quyết định sự khôn dại/ thảnh bại của con người. HĐ vô thức không chịu sự chi phối của não, đó là hoạt động của nội tạng và các hệ sinh học, nó quyết định sức khỏe và sinh mệnh. Giữa hai dạng HĐ ấy có cầu nối là hô hấp.  Thở là HĐ cả ở vô thức và hữu  thức. Có thể dùng hữu thức để tập thở nhằm điều hòa một số HĐ vô thức, từ đó nâng cao sức khỏe, chữa bệnh tật.
Phần tâm linh của con người, nó được cấu tạo và hoạt động như thế nào còn khá bí ẩn, kể cả với khoa học hiện đại. Nhưng cũng đã có nhiều người cảm nhận được, nó gồm năng lượng và thông tin. Theo sách Bàn Tay Ánh Sáng thì thông tin và năng lượng đó được chứa trong 7 tầng hào quang, bao bọc xung quanh và thâm nhập vào cơ thể. (Sách Bàn Tay Ánh Sáng- Hand of ligth- do Lê Trọng Bổng dịch,  NXB Văn hóa Thông tin phát hành năm 1996, tác giả là Barbara, một nhà khoa học người Mỹ, làm việc tại cơ quan nghiên cứu vũ trụ NASA).
Toàn bộ  thông tin của con người,  tạm gọi là Tâm Thức, gồm 2 phần : Ý thức và Tiềm thức. Ý thức thuộc hoạt động  của não với sự tiếp nhận thông tin của 5 giác quan.  Tiềm thức thuộc tâm linh, một phần  có được từ tiên thiên, phần khác được tiếp nhận thông qua các trường hào quang . Duy thức luận của Phật giáo cho rằng tiềm thức được lưu giữ trong bộ phận gọi là Tàng thức . Giữa hoạt động của não và tiềm thức có sự trao đổi thông tin qua lại, trong đó sự chuyển từ não vào tiềm thức là chủ động, còn sự chuyển từ tiềm thức vào não là tự động ( sự chuyển này tạo ra linh tính). Nhiều người nghiên cứu  về Tâm thức cho rằng, nó như tảng băng trôi mà ý thức là phần nổi trên mặt nước, chỉ chiếm phần rất nhỏ bé, còn tiềm thức là phần chìm trong nước, gồm phần lớn của tảng băng. Tôi nghĩ rằng ý thức, ngoài các chức năng thông thường đã được biết thì còn làm cầu nối giữa thể xác và tâm linh, giống như hô hấp là cầu nối giữa HĐ hữu thức và vô thức. Duy thức luận cho rằng não chủ yếu là cơ quan điều hành, còn phần lớn những quyết định quan trọng của con người được hình thảnh từ Tâm thức.
Thiếu sót của CNML là dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên ở thế kỷ 19 nên chỉ mới biết  ý thức có được từ 2 nguồn : tự nhiên và xã hội mà chưa biết đến tiềm thức của con người. Như thế là mới chỉ biết phần nổi của tảng băng, trong khi đó đã bỏ qua phần chìm rất lớn. Chỉ vì mới thấy được Ý thức, nó  là một phần nhỏ của Tâm thức, là phần rất nhỏ của Tâm linh, rồi kết luận  “ Bản chất của thế giới là vật chât” là vội vàng. Khi xem xét vũ trụ cũng như con người được cấu thành từ vật chất và tâm linh thì không cần đặt câu hỏi cái nào có trước.
Từ kết luận vật chất có trước và quyết định ý thức dẫn tới nhiều sai lầm trong hành động.  Đành rằng Lê nin cho vật chất nói ở đây là phạm trù triết học, khác với vật chất thông thường, nhưng trong thực tế ít người để ý đến việc đó. Trong đấu tranh giai cấp điều người ta quan tâm trước tiên là quyền lợi vật chất. Trong phát triển xã hội người ta chú ý trước tiên đến lợi ích vật chất trước mắt. Người ta tôn sùng vật chất và bài bác tôn giáo, phủ nhận tâm linh, điều này gián tiếp làm đạo đức xuống cấp. Khi đạo đức xuống cấp thì xã hội bị hư hỏng từ gốc rễ. Đúng là CNML mang đến cho nhân loại lợi ít, hại nhiều.
NĐC
------------------/
CHẤT ĐẤT SÉT CỦA ĐÁ TẢNG MACXIT- BÀI 3 : ĐẤU TRANH GIAI CẤP
Tuyên ngôn cộng sản năm 1848 viết rằng : “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” ( ĐTGC ).  Trong nhiều sách kinh điển của CNML viết : “ Trong xã hội có giai cấp, ĐTGC là động lực phát triển”. ĐTGC trở thành hòn đá tảng cơ bản của CNML.Trong thế kỷ 20 ĐTGC thực chất là cuộc đấu tranh do các thế lực cộng sản đề xướng và lãnh đạo quần chúng cần lao, chống lại những người giàu có và thống trị, nhằm tranh đoạt lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Cuộc đấu tranh này chủ yếu dùng bạo lực với phương châm một còn một mất  nên rất quyết liệt và thảm khốc. Tạm thời ĐTGC có đem đến một chút quyền lợi  và tinh thần cho cần lao, nhưng  tác hại nó mang lại cho nhân loại là to lớn và toàn diện : về đạo đức, văn hóa, kinh tế, nhân mạng.
ĐTGC luôn đặt câu hỏi và tìm kiếm kẻ thù giai cấp trong thực tế và trong tư tưởng. Tìm cho ra để tiêu diệt cho hết. Mà phải dùng bạo lực để tiêu diệt theo phương châm “ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Ở Việt Nam, trong những năm mà ĐTGC được đề cao, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, văn nghệ sĩ rất hoảng sợ khi được cật vấn về lập trường giai cấp , ý thức giai cấp. Trong các nước do cộng sản thống trị hàng chục triệu người đã bị giết một cách oan ức vì ĐTGC.  Ở VN hiện nay, sự xuống cấp rất trầm trọng của đạo đức, sự hủy diệt tầng lớp tinh hoa, sự chia rẽ dân tộc chính là do ĐTGC mang lại.Trong CCRĐ và cải tạo tư sản không hiếm trường hợp con cháu chống lại ông bà cha mẹ chỉ vì để thế hiện tinh thần ĐTGC, thể hiệ sự trung thành với ĐCS. Bài thơ của Tố Hữu kêu gọi “ Giết, giết nữa…” và     “ đạp đầu lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp” thì rõ rồi. Gần đây tôi đọc thấy một bài báo không thể tin nổi, làm lạnh cá sống lưng. Bài báo viết rằng trong CCRĐ nhà thơ Xuân Diệu gọi cha mẹ mình là “ vợ chồng thằng Thu”. Không biết có đúng thế không. Không thể tin được
Từ khi ra đời, đường lối ĐTGC tuy được một số đảng cộng sản ( ĐCS) hưởng ứng, nhưng bị số đông nhân loại phản đối. Tuyên ngôn cộng sản công nhận điều đó bằng lời như sau: “Tất cả thế lực của Châu Âu cũ: Giáo Hoàng và Nga Hoàng , Mét-téc-ních và Ghi-dô, bọn cấp tiến Pháp và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó” . Bóng ma ở đây là phong trào cộng sản với chủ thuyết ĐTGC.  Tất cả các thế lực liên hiệp lại để chống đối, để trừ khử nó, nhưng chưa trừ được mà nó vẫn phát triển. Nó phát triển được không phải vì đúng, vì  tốt mà vì nó tạm thời có sức sống, tạm thời còn che đậy được các độc hại, phô ra được những điều tuyên truyền tốt đẹp về tương lai, tạm thời lừa dối được, lôi kéo được một số người ủng hộ. Ở Châu Âu, Châu Mỹ sự phản đối ĐTGC vào cuối thế kỷ 19, đầu TK 20 là khá rõ ràng. Ở châu Á, năm 1922, Tôn Trung Sơn cho rằng, xem ĐTGC như động lực phát triển xã hội là một sai lầm lớn của Mác. Có thể Mác đã nhầm khi kết luận “ Mâu thuẩn chủ yếu của xã hội là mâu thuẩn giai cấp”, từ đó mới đề ra ĐTGC. Tôi nghĩ hơi khác, rằng : “Mâu thuẩn chủ yếu của xã hội là giữa tầng lớp thống trị và quần chúng bị trị”. Cuộc đấu tranh quan trọng nhất của nhân loại là “ chống áp bức”. Chiến tranh là một dạng hung bạo của áp bức.
CNML có  nói đến chống áp bức và bóc lột, Trong Tuyên ngôn CS có viết : “những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng”. Tuy vậy trong lúc tiến hành ĐTGC lại đề quá cao việc chống bóc lột, trong lúc đó chống áp bức quan trọng hơn .  Chính vì không thấy rõ việc này nên chính quyền cộng sản đã thay sự áp bức này bằng sự áp bức khác .
Những người lãnh đạo ĐCS nói rằng ĐTGC nhằm mang chính quyền về cho giai cấp vô sản, nhưng thực tế không phải vậy. ĐCS nhờ giỏi tuyên truyền mà thu nhận được một số người có trình độ hiểu biết. Những người này có 2 loại : trung thực và cơ hội. Sau khi ĐCS giành được chính quyền, những độc hại của CNML dần dần lộ ra. Mọi người đều thấy, nhưng bọn cơ hội lợi dụng để mưu đồ lợi ích cho bản thân và phe nhóm, còn người trung thực tìm cách chống lại. Vì trung thực nên ít biết dùng thủ đoạn, vì thế chính quyền dần dần rơi vào tay bọn cơ hội. Bọn này thiếu trí tuệ nhưng có nhiều mưu mẹo, có nhiều thủ đoạn gian dối trong đấu tranh. Chúng tìm cách triệt hạ hoặc hạn chế những người không cùng quan điểm mà chủ yếu là những trí thức tinh hoa và trung thực, chúng  tìm cách loại bỏ những người không cùng phe cánh, có xung đột quyền lợi. Chính quyền như vậy mà bảo rằng là của vô sản thì quá hài hước.
Như vậy ĐTGC ở VN cuối cùng mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ bọn cơ hội còn giai cấp công nhân vẫn tiếp tục bị áp bức và bóc lột, nông dân vẫn là những người bị thiệt thòi. Đất nước, nhân dân oằn mình gánh chịu thiên tai và nhân tai. Phần lơn nhân tai là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của ĐTGC.
NĐC
------------/

CHẤT ĐẤT SÉT CỦA ĐÁ TẢNG MACXIT
Bài 4- GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Những người tôn sùng CNML cho rằng “ Giá trị thặng dư” ( GTTD) là một phát hiện vĩ đại của Mác, là hòn đá tảng vững chắc trong học thuyết Kinh tế chính trị của CNML. Theo đó tư bản (TB) đã bóc lột công nhân (CN) bằng GTTD. Tóm lược về GTTD bằng công thức sau : M = GT – ( C + V )… ( 1 ) Trong đó M là giá trị thặng dư; GT là giá thành của  hàng hóa; C là tư bản bất biến, gồm khấu hao công nghệ và chi phí cho nguyên vật liệu, năng lượng;  V là tiền công trả cho CN để mua sức lao động. Mác cho rằng toàn bộ M là do lao động của CN tạo ra, bị TB chiếm
Thời trẻ, được học như trên, tôi thấy là đúng, nhưng rồi nhờ tiếp xúc được với các quan điểm khác nhau, nhờ chiêm nghiệm thực tế và đặc biệt nhờ việc dám tự suy nghĩ để phản biện mà phát hiện ra vấn đề sau : Trong toàn bộ bài được học, trong tất cả những tài liệu gốc của CNML đã đọc, tôi không thấy chỗ nào  đề cập đến lao động của TB trong quá trình sản xuất. Khi nói về TB chỉ thấy các hành động bóc lột, cách làm tăng GTTD bằng kéo dài thời gian lao động của CN, rút ngắn thời gian lao động cần thiết, giảm giá trị của tư bản bất biến C. Không thấy chỗ nào TB trả công cho mình..
Khi công nhận công thức tính M ở trên là đúng thì toàn bộ M không phải chỉ do CN làm ra, nó gồm nhiều phần hợp lại. M = m1 +m2 +m3+…+mi.Trong đó m1 là công của nhà tư bản đóng góp vào quá trình sản xuất mà phần lớn là lao động trí óc, là lao động quản trị;  m2 trả cho các công việc gián tiếp; m3 là phần do công nhân làm ra, bị tư bản chiếm đoạt, bị bóc lột . Như vậy không chỉ có công nhân làm ra M để bị bóc lột mà nhà tư bản, các nhà khoa học, nhà tổ chức và quản lý  đều tham gia vào đó.
Gần đây tôi đọc được  tài liệu của một vài tác giả đương đại về GTTD,  với giải thich :  M = m1 + m2 + …+m10+ m11+…( 2 ). Trong đó các m  như là : thuế, lạm phát, GTTD của lao động quá khứ, công và ý tưởng xây dựng công ty, chi phí mạo hiểm, công quản lý, công các lao động đặc biệt, trả tiền ăn học, trả công tạo việc làm, bóc lột CN. Kể ra lắm thứ như vậy, phải chăng tác giả tự nghĩ ra, để bù đắp sự thiếu sót của Mác ( tôi không tán thành một số thứ trong đó).
Một cách hiểu khác, khi cho rằng  M trong công thức ( 1 ) là GTTD mà TB bóc lột CN thì C và V cần được tăng lên bằng cách kể thêm một số  mục trong công thức ( 2 ). Còn nếu khẳng định công thức ( 1 ) với mọi thuyết minh của Mác là hoàn toàn đúng thì rất khó để giải thích sự giàu có của những người kiểu như Bil Gate hoặc Nguyễn Thị Hòe.
Thực ra ở đây Mác đã có nhầm lẫn lớn. Mác nhầm vì bị hạn chế trong suy nghĩ, bị thiên lệch trong đánh giá. Mác quá yêu thương giai cấp CN và thành kiến với TB.  Hình như Mác chưa từng làm kinh doanh, chưa hiểu hết công việc của nhà TB. Mác chỉ quan sát hiện tượng rồi  suy luận  Hiện tượng người lao động làm thuê bị bóc lột là tương đối rõ. Bản chất của bóc lột gắn với bị áp bức. Những người Macxit cho rằng Mác đã vạch trần bản chất của bóc lột là GTTD. Đó chỉ là lời phụ họa một chiều vì quá tôn sùng, không dám nghi ngờ Mác.
Những người Macxit cho rằng giàu có là nhờ bóc lột, họ ra sức chống bóc lột , rất sợ mang tiếng bóc lột người khác, đến nỗi có thời kỳ dài các đảng viên ĐCSVN bị cấm thuê mướn nhân công.
Trong bài 3 ( Đấu tranh giai cấp ) tôi cho rằng chống bóc lột là cần, nhưng chống áp bức cần hơn, quan trọng hơn. Mà áp bức gắn với quyền lực, với sức mạnh. Mác nhìn thấy bất công của xã hội (rất nhiều người thấy chứ riêng gì Mác), nhưng vì bị thiên lệch như đã nêu nên suy luận nhầm. Mác cho rằng nguyên nhân chủ yếu của bất công nằm ở việc chiếm hữu tư liệu sản xuất, nằm ở mâu thuẩn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nhìn  đúng sự thật của xã hội Việt Nam bây giờ  mới thấy rõ không phải như thế.
Riêng khái niệm chiếm hữu tư liệu sản xuất. Tôi chưa có điều kiện để tìm xem gốc gác của khái niệm chiếm hữu ở đây như thế nào. Trong tiếng Việt,, khái niệm “ chiếm” một cái gì thì cái ấy đã có,  Như vậy những thứ quan trong thuộc tư liệu sản xuất như nhà máy, công nghệ  thì TB không chiếm của ai cả mà phải tạo ra, phải trao đổi để có, họ không dùng sức mạnh để chiếm như kiểu chiếm thuộc địa.
Học thuyết GTTD do Mác tạo ra, được những người Macxit tôn sùng hàng trăm năm nay, tỏ ra đã bị nhầm. Xin đừng đem những thứ như thế để nhồi sọ những người nhẹ dạ cả tin / bị lệ thuộc vào thế lực cộng sản.
NĐC (Tác giả gửi BVB)
-------------

7 nhận xét:

  1. Cảm ơn bác Cống đã có bài viết tâm huyết, công phu đem chia sẻ cho mọi người. Bài viết đã khai sáng cho những người quan tâm đến hiện tượng bất công , lệch lạc, suy thoái đang diễn ra của Nhà nước và XH Việt Nam đương thời.

    Trả lờiXóa
  2. Sự thật là K. Mark học kế toán, nhưng khi xin việc chẳng ma nào nhận vì chữ quá xấu.
    Trời ơi, ước gì chữ ông ta đẹp 1 chút thì không bị thất nghiệp, ở không rồi nghĩ bậy bạ, đẻ ra CNCS là 1 tai họa cực lớn cho loài người!

    Trả lờiXóa
  3. Để tương đối khách quan, tôi tạm bỏ qua quan điểm chính trị, cảm tính chủ quan,... tức là xin tạm "không biết" người viết là ai, tôi dùng từ tác giả. - Phần tôi, là 1 bạn đọc thôi, có lẽ cũng nên vậy, hãy tạm nhìn tôi ở góc độ đơn thuần là 1 ý kiến trao đổi ngắn với tác giả bài viết này..
    * Tác giả dùng hình tượng chân "đất sét" có ý so sánh đối lập với hòn "đá tảng". Với ý một giả thuyết, 1 lập luận,.. muốn vững chắc , thường phải dựa trên cơ sở lý luận chắc chắn và ...ngược lại. Và tác giả có ý phân tích, lập luận để bác bỏ "...1 số người suy tôn..." thành chân lý...
    - Từ trước đến nay, nhất là sau khi LX và khối XHCN Đông Âu sụp đổ, người ta ước tính có đến hàng chục ngàn những bài nghiên cứu, thậm chí là những công trình nghiên cứu công phu, của các chuyên gia trên thế giới, cả 2 phía bảo vệ hay bác bỏ Marx. Thường những bài viết nghiêm túc loại này, người ta nêu ra những phân tích, những lập luận,.. dành cho người đọc tự đánh giá , rồi mới đưa ra những đánh giá của bản thân.
    Và tất cả đều chưa có kết luận, có sự khẳng định sau cùng.
    - Bài viết này có lẽ gồm 2 phần, ngay phần đầu, phần 'Bản chất con người' tác giả viết dài, nhưng ý quan trọng nhất là cho rằng , đại ý : "...bản chất cơ bản của con người là Tính tư hữu, con người luôn coi trọng, đề cao “Cái của tôi” - 'cái tôi'...".
    - Không phải bây giờ mà trong lịch sử tư tưởng loài người đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, "bản tính người" của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm, thần bí. Quan niệm của tác giả bài viết thuộc loại này. Và hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan loại này là đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người.
    * Với 'Luận cương về Feuerbach' , tại đây : http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/chu-nghia-marx/luan-cuong-ve-feuerbach_78.html,.
    Marx đã phê phán và qua đó xác lập những quan niệm mới về bản chất con người.
    ( Có lẽ, nếu muốn khẳng định được ý kiến về cái "nền tảng chân đất sét" của mình, tác giả bài viết này nên phản bác được quan niệm trên của Marx bằng những lập luận khoa học.)
    + Nhận xét vắn tắt : bản chất con người, ngoài tính cá nhân,tư hữu còn có tính xã hội, cộng đồng. Nếu chỉ có tính cá nhân, tư hữu,.. có lẽ 1 con người đơn lẻ hay 1 cộng đồng con người, không thể tồn tại trong xã hội loài người hay trong tự nhiên , để phát triển, tiến hóa cho đến nay .
    - Ở trên cũng chỉ mới nói đến "sự hạn chế" theo quan niệm ở trên của tác giả. Chứ chưa phải là sự bác bỏ, đơn giản vì cho đến nay chưa có cơ sở khoa học để bác bỏ.
    - Để bảo vệ hay bác bỏ Marx, trong lý luận thậm chí người ta đã, tạm gọi là "thu nhỏ" xuống đến tranh luận về khái niệm bản chất và có thể còn "nhỏ" hơn nữa xuống đến các phân tử, nguyên tử hay các hạt,...và có lẽ là còn xuống mãi, "nhỏ" mãi...
    Cho đến nay với tiến bộ của khoa học, loài người đã giải thích được rất nhiều các hiện tương tự nhiên, nhưng không phải là tất cả. Đó là giới hạn của khoa học (nói chung) cho đến thời điểm hiện nay. Thuyết tương đối cũng cho ra cách hiểu này.
    * Phần 1 'về bản chất con người' của bài viết, cũng có thể gọi là nền tảng của lập luận của tác giả, đã có sự tạm gọi là không ổn như tôi đã dẫn ở trên, nên các phần sau dựa trên cái "không ổn" đó thì có "ổn" được không ?
    - Có vẻ tác giả dựa đã dựa trên 1 lập luận "không ổn" để khẳng định về cái "chân đất sét" nào đó chăng ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã là đất sét khi gặp nước là rã và ngày nay chủ thuyết cs cũng vậy.Cs Việt,cs Tàu,cs Triều còn tốn tại là do chính quyền dựa trên nòng súng và bọn dlv ngu dốt.
      Nước Mỹ và nhiều nước Tây Âu,đảng cs vãn được tự do hoạt động nhưng đã làm được gì?Dân trí cao,cs sẽ không lừa được ai? và cái kết thê thảm của cs sẽ đến.

      Xóa
    2. Thằng Lê Trọng Thắng này còn ngoan cố lỳ lợm lắm đây, đã bao lần lên diễn đàn này hô hào "định hướng" giữ "ổn định" cái chế độ lừa đảo phi nhân này-nghe tên của nó là tôi không cần đọc đã ghét.

      Xóa
    3. Lê Trọng Thắng chú mày ơi,
      Chú mày có thể thuộc nhiều tác phẩm lý luận của đảng, nhưng chú mày chưa hiểu tường tận về bản chất của đảng cộng sản đâu ạ :

      Xem ngay Trong phần mở đầu của Tuyên ngôn đảng Cộng sản (1848) chương I, , người ta thấy ngay việc đảng cs công khai dùng bạo lực để giành cướp quyền, bất chấp công lý và đạo lý, bất chấp lẽ phải- bản tuyên nghôn cs viết:
      “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn, những kẻ áp bức và những người bị áp bức luôn đối kháng với nhau đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc ngấm ngầm lúc công khai, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng một cuộc diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với nhau” (Tuyên ngôn Cộng sản, nxb Sự Thật, 1983, trang 42, 43).

      Ở đoạn kết Tuyên ngôn viết:
      “Những người cộng sản không tự hạ mình mà đi giấu giếm những ý kiến và dự định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có".
      Không dùng chính nghĩa, dùng công lý để giành quyền bằng thi tài cạnh tranh để dân tự do bầu chọn bằng lá phiếu, mà chỉ dùng "súng đẻ ra chính quyền" thì rõ ràng đó là một lũ cướp lưu manh có tên: đảng cộng sản.

      C.Mác-cha đẻ về học thuyết cs từng nói: "Mục đích mà đòi hỏi đạt tới nó bằng phương tiện bất công, thì mục đích đó không bao giờ là mục đích chính đáng"

      Muốn hiểu được bản chất của một tổ chức chính trị là cách mạng tiến bộ hay lưu manh phản động, thì hãy xem họ ra đời nhằm mục đích gì, nhưng quan trọng hơn là họ muốn và đã giành quyền lãnh đạo (lên nắm quyền) bằng cách nào?
      Một đảng chính trị chỉ có thể là đảng cách mạng- nếu họ lên cầm quyền thông qua việc bầu chọn qua lá phiếu của người dân bằng con đường cạnh tranh thi tài tranh cử với các đảng phái chính trị khác. Chứ không thể dùng bạo lực bắn giết để lật đổ chế độ cũ để lên nắm quyền cai trị"muôn năm", dù bằng cách mê hoặc để lôi kéo người dân dưới khẩu hiệu "chống xâm lược";"giải phóng dân tộc"... - thì cũng là những ngụy từ để che đậy ý đồ lấy "súng" để "đẻ ra chính quyền" là cách làm của lũ lưu manh cướp giật như Mao Trạch Đông đã chỉ đạo những người cs- vì biết rằng, với những người cs, nếu không dùng phương pháp bất công đó, thì không bao giờ các đảng cs có thể giành được quyền cai trị xã hội.
      Do đó, sự cầm quyền của đảng csVn là việc làm bất chính, bất công. mà đã bất chính bất công thì chỉ có thể vì mục đích xấu xa lưu manh lừa đảo để thực hiện mục đích đặc quyền đặc lợi riêng cho những người cầm quyền trong đảng"bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" mà thôi.
      Điều này lý giải, tại sao họ giữ điều 4 hiến pháp, tại sao tham nhũng ngày một trầm trọng và không sao đẩy lùi được, bất công xã hội ngày một nặng nề; càng ngày càng phải lún sâu vào con đường làm tay sai cho csTQ và bán nước?
      (CCB QĐ2-1975)

      Xóa
  4. Hehe...Chính và tà, ánh sàng và bóng tối, thể hiện rõ nhất ở đây.
    Toàn nặc danh, núp trong bóng tối , đến 1 cái tên để phân biệt , 1 cái email bất kỳ, cũng không dám có.
    Làm sao để biết chắc các nặc danh này là những "con người" thật ? Thưa quý vị.

    Trả lờiXóa