* ĐƯỜNG BÁCH KIỀU
Hôm qua tôi đăng một bài viết phê bình New
York Times trên trang facebook cá nhân. Có một luật sư từng dấn thân đấu tranh
nhân quyền trong nước đã thể hiện quan điểm bất đồng. Ông ấy cho rằng: “Tại Mỹ, truyền thông là quyền lực thứ tư,
là vua không đội vương miện. Việc giám sát tổng thống và trợ tá thân cận là
nguyên tắc phù hợp hiến pháp, không nên chỉ trích”. Quan điểm của ông ấy có
tính đại diện nhất định cho một nhóm người, vì thế cần triển khai thảo luận về
vấn đề này.
Chúng ta bắt đầu từ một trường hợp.
Halloween năm ngoái, có người trong lúc đi xem trận đá bóng tại sân thể thao
Trường ĐH Wisconsin đã đội một cái mặt nạ
Obama có mũi rất dài, hàm ý Obama ưa đơm đặt chuyện. Hệ quả là truyền thông
dòng chính của Mỹ đồng loạt lên án người này kì thị người đa đen. Sau đó Trường
ĐH Wisconsin ra lệnh cấm mang bất cứ loại mặt nạ nào vào sân thể thao của
trường, cho dù mang mặt nạ hoặc vẽ hình lên mặt là việc người Mỹ thường làm khi
đi xem thể thao, đã trở thành một nét văn hóa Mỹ. Huấn luyện viên đội bóng còn
bị lên án, phải vội đứng ra xin lỗi rằng bản thân có trách nhiệm vì quản lí
không tốt. Đây hoàn toàn là nói bừa. Trong câu chuyện này, vai trò của Obama là
tổng thống chứ không phải người da đen. Rõ ràng khán giả này châm biếm một vị
tổng thống chứ không phải một người da đen. Và trong trường hợp này, theo phát
ngôn bất lương của truyền thông, bất cứ người da đen nào làm sai việc đều không
nên bị chế giễu và lên án, nếu không đó là kì thị chủng tộc. Suy diễn tiếp, bất
cứ người Mỹ Latin, người Á, người dân tộc thiểu số nào, nếu làm sai việc cũng
không nên chế giễu và chỉ trích, bằng không là kì thị chủng tộc. Nếu quả thật
như thế thì đất nước này có thể vận hành được không? Sở dĩ nước Mỹ không giống
như tỉ dụ của tôi là vì chúng ta không phải Obama, không phải tổng thống, cho
nên chế giễu Obama là tổng thống người da đen là không thể, còn chế giễu người
dân thường khác là người da đen, người Mỹ Latin, Á hoặc những dân tộc thiểu số
khác thì có thể. Bạn nghĩ như thế là bảo vệ người da đen hay bảo vệ tổng thống?
Tổng thống Obama chẳng lẽ có thể được miễn trừ bị truyền thông và công chúng
giám sát, lên án vì là người da đen? Nếu lập luận này được chấp nhận, giả sử bà
Hillary làm tổng thống thì chẳng lẽ cũng được miễn trừ bị truyền thông và công
chúng giám sát, phê bình vì là phụ nữ?
Tương tự, tại sao truyền thông lại áp dụng
tiêu chuẩn khác nhau đối với Tổng thống Obama và Tổng thống Trump? Như vậy có
gọi là giám sát quyền lực công không? Có thể gọi là “vua không đội vương miện”
được không? Chính họ đã khinh nhờn danh hiệu cao quý này.
Trong 8 năm qua, các cơ quan truyền thông
này đưa phu nhân Michelle của Obama lên tận mây xanh, dường như chưa bao giờ
chê bai bà ấy. Tạp chí People nổi tiếng còn đánh giá bà ấy là người phụ nữ đẹp
nhất thế giới. Bà ấy có thật sự đẹp như thế không? Bất kể bà ấy mang trang phục
như thế nào, cũng luôn được tung hô rầm rộ rằng cách ăn mặc của bà ấy đã tao
nhã lại duyên dáng. Trong khi phu nhân Melania của Trump xuất thân là một siêu
mẫu lại thường xuyên bị các cơ quan truyền thông này chê bai, giễu cợt về cách
ăn mặc. Một lần bà Melania mang bộ trang phục có nơ bướm thì New York Times
đăng bài nhận định bà ấy kháng nghị Trump vì những ngôn từ khiếm nhã đối với
phụ nữ. Họ còn tìm ra một điển cố về nơ bướm, đại khái là có liên quan phong
trào nữ quyền. Một lần khác bà Melania mang một cái váy dài mà trông từ phía
trước gần giống như cái khăn quàng cổ, New York Times lại gán ghép khiên cưỡng
rằng đây là cái nơ bướm khổng lồ, đồng thời nhận định chắc nịch bà ấy thể hiện
bất mãn đối với Trump qua cách biểu hiện khó hiểu. Đây đúng là nói năng bừa
bãi, cẩu thả!
Đáng giận hơn vì đã nhiều lần bà Melania
công khai lên tiếng chuyện có bất mãn hay không với Trump nhưng các cơ quan
truyền thông này luôn khăng khăng rằng bà ấy muốn chống lại Trump. Việc này làm
tôi liên tưởng đến thái độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tôn giả Đạt Lai
Lạt Ma. Tôn giả đi đến đâu cũng nói công khai rằng ông không tìm kiếm Tây Tạng
độc lập, chỉ muốn quyền tự trị cao cho Tây Tạng, thế nhưng Đảng Cộng sản Trung
Quốc lại tuyên truyền rằng ông ấy gây chia rẽ. Truyền thông như thế có xứng là
quyền lực thứ tư thực hiện vai trò giám sát quyền lực công hay không? Rõ ràng
họ đã trở thành tay chân ác ôn cho một số tập đoàn tư bản và chính đảng.
Truyền thông là lương tri của xã hội, nguyên
tắc cơ bản là khách quan, công chính và trung lập. Bất cứ cơ quan truyền thông
nào xa rời nguyên tắc này thì cũng không còn mang ý nghĩa chân chính là cơ quan
truyền thông nữa mà trở thành công cụ tuyên truyền mà thôi. Hiện nay có rất
nhiều hãng truyền thông dòng chính ở Mỹ tùy tiện bẻ cong sự thật, không còn bất
cứ sự khách quan công chính nào, hoàn toàn đánh mất nguyên tắc cơ bản của
truyền thông, trở thành công cụ tuyên truyền cho một số thế lực chính trị và
tập đoàn tài chính (trên thực tế có rất nhiều thế lực chính trị nước ngoài đã
len lỏi vào truyền thông dòng chính của Mỹ). Như thế, cái gọi là truyền thông
này không nên được tôn trọng và ủng hộ, càng không đủ tư cách để xứng với danh
hiệu “vua không mang vương miện”. Nếu
không, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Nhật báo Nhân dân
Trung Quốc và Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc cũng được xem là cơ quan
truyền thông, cũng nên được người đời tôn trọng và ủng hộ, cũng có đủ tư cách
được xem là “vua không mang vương miện”. Nhìn bề ngoài, truyền thông đại chúng
và công cụ tuyên truyền có vẻ rất giống nhau, đều là tổ chức đưa tin, nhưng
thực tế hoàn toàn khác. Một bên là trung thành với lương tri, nhằm phục vụ đông
đảo công chúng trong toàn xã hội, một bên là trung thành với lợi ích, phục vụ
cho một thiểu số kẻ thao túng truyền thông.
Bài phê phán truyền thông chính thống Mỹ
trên facebook của Đường Bách Kiều:
Một số thứ trên truyền thông dòng chính
ở Mỹ không còn đáng xem nữa, càng ngày càng giống truyền thông của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, muốn chửi Trump mà bất kể lí lẽ gì. Trong quan điểm của họ,
những chén cơm mà Trump đã ăn đều tội lỗi.
Hôm nay thấy bản tiếng Trung của New
York Times đưa tin xuyên tạc sự thật chuyện đệ nhất phu nhân Mỹ Melania kiện
Daily Mail. Vụ kiện này rõ ràng bà ấy yêu cầu đối phương phải bồi thường
150 ngàn đô-la Mỹ nhưng New York Times lại viết là “tổng thiệt hại lên đến 150
triệu USD”, mục đích khuếch đại nhằm châm biếm bà Melania. Thật quá nham hiểm!
Một số cơ quan truyền thông của Mỹ đã đi đến nông nỗi này, thật quá sức tưởng
tượng.
Từ khi Trump tranh cử đến nay, độ rơi sa
đọa của truyền thông Mỹ dòng chính còn nhanh hơn vật rơi tự do, không thể hiểu
được. Bất đồng quan điểm là chuyện thường, sống vài chục năm ở Mỹ tôi đã sớm
quen với việc này. Chúng ta đều biết câu nói: “Tôi có thể hoàn toàn không đồng
ý quan điểm của bạn nhưng tôi thề chết để bảo vệ quyền lợi được cất lên tiếng
nói của bạn”. Nhưng những cơ quan truyền thông dòng chính này lại ngày ngày đưa
tin sai sự thật, thậm chí cố ý đơm đặt chuyện thì làm sao chấp nhận được.
Vì thế, từ ngày hôm nay, tôi sẽ ngừng
xem loại thông tin này. Tôi cũng hi vọng có thêm nhiều người tẩy chay đọc tin
tức dối trá (fake news) nhằm tẩy não mọi người của CNN, New York Times, để tâm
hồn mình thanh tịnh và không bị ô nhiễm.
ĐBK - Người dịch: Nguyễn Đoàn
--------------
*
Ông Đường Bách Kiều (Tang Baiqiao) là một trong những người lãnh đạo sinh
viên trong phong trào sinh viên đòi dân chủ tại Thiên An
Môn – Trung Quốc năm 1989, cũng là người viết lời nói đầu cho
cuốn sách nổi tiếng “Chết bởi Trung Quốc” (Death By China) của Peter Navarro,
người đã được Tổng thống Mỹ
Donald Trump bổ nhiệm phụ trách Ủy ban Thương mại quốc gia.
Chính xác nên là " khác biệt giữa truyền thông tuyên truyền và truyền thông đại chúng" để tránh sự mập mờ hòng đánh lận trắng đen!
Trả lờiXóa