Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Vì sao cử tri Đà Nẵng lại gọi Vũ “nhôm” là “Mafia”?

Phan Văn Anh Vũ, biệt danh Vũ "nhôm"
Phan Văn Anh Vũ, thường được gọi với cái tên Vũ Nhôm
Tại thời gian Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Cẩm Lệ chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV. Một cử tri đã đặt ra câu hỏi: ““Vũ “Nhôm” là ai mà người ta đặt ra biệt danh mafia của Đà Nẵng? Tại sao để Vũ “Nhôm” tác động nhiều đến Đà Nẵng như thế? Vũ “Nhôm” không chỉ thao túng kinh tế mà còn thao túng cả chính quyền Đà Nẵng? Nếu đúng như vậy thì xử lý như thế nào?”.
Vũ “nhôm” và những điều khuất tất ở Đà Nẵng
Có lẽ câu hỏi “Vũ Nhôm là ai?”, mà cử tri Đà Nẵng đặt ra trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng vẫn còn bị bỏ ngỏ. Có lẽ người dân Đà Nẵng thừa hiểu Vũ “nhôm” là ai, là người như thế nào, thâu tóm một phần quyền lực chính trị ra làm sao… Nhưng để làm rõ hơn vấn đề này, hãy cùng làm rõ vì sao nhân vật này có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy.
Phan Văn Anh Vũ, thường được gọi với cái tên Vũ Nhôm, là một người rất kín tiếng trước truyền thông nên gần như mọi thông tin về Vũ đều ít người biết, thậm chí người dân Đà Nẵng cũng chỉ biết cái tên Vũ “nhôm” chứ không hề biết tên khai sinh của con người này.
Vũ là chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, có trụ sở tại TP HCM và là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam có trụ sở tại Đà Nẵng. Mọi người chỉ biết đến Vũ “nhôm” trong khoảng thời gian từ đầu năm 2017 trở lại đây. Có thể sự việc này bắt nguồn từ việc doanh nghiệp tặng xe “bất thường” cho TP Đà Nẵng, khiến Thủ tướng phải vào cuộc và có văn bản giao Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp kiểm tra làm rõ.
Rồi cho đến hàng loạt sự việc “rùm beng” xảy ra tại Đà Nẵng như Biệt thự ở bán đảo Sơn Trà, ai tiếp tay cho doanh nghiệp xé rừng?, sai phạm của chủ tịch UBND Đà Nẵng – Huỳnh Đức Thơ và Bí thư thành ủy Đà Nẵng – Nguyễn Xuân Anh… thì cái tên Vũ “nhôm” mới dần được hé lộ phía sau bộ máy quản lý nhà nước Đà Nẵng.
Cái tên Vũ “nhôm” có tầm ảnh hưởng như thế nào vào hệ thống quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị của TP Đà Nẵng như thế nào, thì hãy cùng xem những dự án đất “vàng” của thành phố mà Vũ nắm giữ. Bộ Công an đã đề nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng hợp tác cung cấp tài liệu để điều tra 9 dự án và 31 nhà, đất công ở Đà Nẵng.
Vũ cùng một số người thân trong gia đình mình nắm giữ gần rất nhiều vị trí bất động sản mà “nhiều doanh nghiệp mơ ước”. Từ công viên Vân Đồn; trường mầm non ABC; một phần khu đô thị quốc tế Đa Phước; một số biệt thự, nhà cao tầng tại khu du lịch ven biển đường Trường Sa;… đến 31 nhà, đất công của thành phố, mà trong số đó có căn nhà số 45, 47 đường Nguyễn Thái Học của Bí thư thành ủy Đà Nẵng.
Điểm chung ở hầu hết các dự án, khu đất, nhà công mà cơ quan điều tra đều có tên của các doanh nghiệp Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty cổ phần 79, Công ty I.V.C, Công ty Minh Hưng Phát… Mà các công ty này lại phần lớn liên quan đến cái tên Phan Văn Anh Vũ – tức Vũ “nhôm”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Vũ lại có thể thao túng được các dự án đất và nhà đó mà không phải là doanh nghiệp khác? Một điểm chung nữa là tại sao các dự án này đa phần không thông qua hình thức đấu giá, mà lại được chuyển sang doanh nghiệp một cách rất đơn giản khiến có thể dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản như vậy?
Việc thất thoát đó diễn ra như thế nào hãy thử kiểm chứng ở việc công ty TNHH Daewon Cantavil ký thỏa thuận đầu tư, giao quyền sử dụng cho Công ty Cổ phần 79 khu đất 29ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước nằm trong Khu đô thị Vầng Trăng Khuyết Đà Nẵng với giá thấp hơn giá thành phố quy định. Từ đó đã gây ra việc làm lợi cho Công ty Cổ phần 79 hơn 579 tỷ đồng.

Vũ “nhôm” có phải là Mafia thật sự?
Đà Nẵng từ khi nào chuyển thời từ thành phố đáng sống lại bị chuyển thành “thành phố đáng điều tra” đến như vậy? Từ khi nào mà Vũ lại có thể “một tay che cả bầu trời”, ngang nhiên làm mọi việc mà không cần lo sợ các sai phạm? Nếu Vũ là một Mafia thật sự thì phía sau Vũ ít nhất phải còn một thế lực nào khác lớn hơn, cứng rắn hơn mới có thể “chống lưng” và “tạo dây an toàn” cho Vũ “làm mưa làm gió” hiên ngang cả một vùng đến như vậy.
Đà Nẵng là một thành phố trung ương, đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung và cả nước. Từ lâu, Đà Nẵng đã được coi là mảnh đất “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, nên thành phố này rất phát triển và được coi là “một trong những thành phố đáng sống trên thế giới”.
Nhiều năm liền, Đà Nẵng đã được vinh danh ở vị trí cao nhất trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các chỉ số này được dựa trên các tiêu chí: “Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức;Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý”. Nhưng thực sự, nếu xét dựa trên một số yếu tố trên thì gần như chúng ta đã biết cách Vũ thâu tóm thị trường “ngầm” như thế nào.
Hoạt động thâu tóm thị trường đất và nhà của Vũ “nhôm” cũng giống như hoạt động của thế lực Mafia, các “bố già” của Nga những năm của thập niên 1990. Những kẻ lũng đoạn kinh tế quốc gia, nắm khả năng thọc sâu vào hệ thống tài chính – kinh tế đất nước với sự giúp đỡ của các nhóm lợi ích.
Bài học của nước Nga ngày hôm qua, khi hôm nay chúng ta soi rọi vào Đà Nẵng lại chẳng thấy phần nào cũ, càng không cũ với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nơi bắt đầu đã lộ diện một số các nhóm lợi ích, thế lực ngầm như hiện nay.
Những thế lực Mafia đứng sau hệ thống chính trị của Liên Xô khi đó là một phần của nguyên nhân dẫn đến sự tan ra của Liên Xô và các nước Đông Âu. Tổng thống Mikhail Gorbachev, lần đầu tiên nói đến chính sách perestroika (tái cấu trúc) và glasnost (công khai) vào năm 1985, đây là cơ hội mần nảy của một nhóm tài phiệt, mà phương Tây vẫn gọi là “Mafia đỏ”. Ý chỉ nói sự lũng đoạn của nhóm lợi ích Oligarch – ý chỉ một nhóm “đầu sỏ” đứng sau điều hành chính trị.
Sáu cái tên Mikhail Khodorkovsky, Berezovsky, Vladimir Gusinsky, Smolensky, Luzhkov và Chubais đã trở thành trùm tài phiệt – Mafia của Liên Xô, nhờ vào việc làm giàu trong bóng tối đầy mờ ám và gian trá phía sau hệ thống chính trị nước này.
Sự xuất hiện của các Mafia này dẫn đến bối cảnh giá trị hàng hóa được bán với giá vô cùng rẻ mạt, đặc biệt là các công ty nhà nước. Chẳng hạn như, hãng xe Zil nổi tiếng của nước này có 100.000 công nhân – mà được chuyển nhượng với giá vỏn vẹn 16 triệu USD. Thị trường chuyển nhượng của Mỹ khi đó có giá 100.000 USD/công nhân, trong khi lúc đó các trùm Mafia nước này tác động vào làm giá hạ thấp tới 100-500 USD/đầu người.
Bằng những minh chứng ở trên, thì việc cử tri Đà Nẵng ví Vũ “nhôm” như một ông trùm Mafia của thành phố cũng không có gì là sai. Bởi tính đến số dự án đất và nhà mà Vũ nắm giữ và có liên quan thì gần như đều chiếm các vị trí đất vàng, đất công của thành phố. Vũ “nhôm” cùng gia đình mình nắm quyền ở gần như hầu hết các lĩnh vực trường học, quán Bar, nhà ở, biệt thự, công viên, nhà công…
Một ví dụ điển hình đó là việc ông Nguyễn Xuân Anh – nguyên Bí thư Đảng ủy Đà Nẵng với những sai phạm vừa qua. Các sai phạm của ông Xuân Anh gần như đều liên quan một phần của “thế lực ngầm” đứng sau đã tiêu khiển.
Từ một người đã khẳng định câu chắc nịch: “ngoài căn nhà số 43 đường Nguyễn Thái Học, tôi không có một m2 đất nào khác. Nếu ai phát hiện tôi có lô đất nào tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ bỏ chức vụ hiện tại”. Nhưng thực tế thì ngoài căn nhà số 43, ông Xuân Anh còn được “hưởng thụ” 2 căn nhà “tuy 2 là 1”.
Bên cạnh đó, điểm nổi bật trong sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh nữa đó là 1 chiếc Toyota Avalon, đời 2016 trị giá hơn 1 tỷ đồng để chuyên đưa đón ông Nguyễn Xuân Anh đi làm và cho rằng chiếc xe này chở người Bí thư của một thành phố trực thuộc Trung ương lại gắn biển số giả.
Nguyễn Xuân Anh – một cái tên từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên Trung ương Đảng. Tất nhiên, Nguyễn Xuân Anh không thể một tay lũng đoạn cả thành phố được. Nếu có thì đó là ai?
Ai đưa Vũ “nhôm” trở thành cái tên đáng sợ ở thành phố đáng sống? Từ thành phố đáng sống mà Đà Nẵng đã trở thành tâm điểm “tối tăm” của dư luận là từ đâu? Có hay không những Mafia và có hay không mối liên kết của những tên tài phiệt với chính quyền các cấp và chính trị của thành phố?
Có lẽ câu trả lời chính xác nhất, thuyết phục nhất dư luận cần đợi kết luận của cơ quan điều tra trong thời gian tới.
 Đinh Lực
-------------

4 nhận xét: