Chuyên đề “chăm sóc sức khỏe nhân dân” của Hội nghị Trung ương 6 phải được hiểu ra sao?. Photo Credit: tuoitre |
Chuyên đề “chăm sóc sức khỏe nhân dân” được đưa vào nghị trình Hội nghị trung ương 6 đang diễn ra đã gây ra một sự ngỡ ngàng lẫn nghi ngờ lớn trong dư luận xã hội.
Nhiều người cho rằng trong bối cảnh cả dân lẫn đảng viên bị “suy thoái niềm tin vào đảng”, ông Nguyễn Phú Trọng phải tính đến việc đưa ra một chuyên đề về y tế để “làm màu”.
Việc “làm màu” càng trở nên lộ liễu và bất nhẫn khi xảy ra trong bối cảnh năm 2017 là năm phi mã giá các dịch vụ y tế.
Đừng nhìn vào bản báo cáo của Bộ Y Tế – địa chỉ của một nữ bộ trưởng quá tai tiếng bởi chân dung cá nhân gắn liền với hình ảnh phong bì, nhưng vẫn “kiên định Xã Hội Chủ Nghĩa” bám chặt ghế – mà hãy nghe lời tách bạch của những chuyên gia phản biện: hoàn toàn chẳng khó để nhận ra khi chuyển viện phí sang tính theo cơ chế thị trường, chi phí khám, chữa bệnh đã tăng từ 2-5 lần. Chẳng hạn chi phí chạy thận nhân tạo sẽ tăng từ 460.000 đồng một lần hiện nay lên ít nhất 0,9 – 1 triệu đồng một lần. Còn giá khám bệnh sẽ tăng gấp 5 lần, từ 20.000 đồng lên đến 100.000 đồng. Giá chụp CT có thể cũng sẽ tăng từ 500.000 đồng lên 1 triệu đồng.
Nhưng thực ra, tất cả những việc tăng giá y tế như trên chỉ là việc hợp thức hóa cho chuyện đã rồi. Đã từ nhiều năm qua, nhiều cơ sở y tế và bệnh viện đã tăng giá vô tội vạ, còn các đoàn thanh kiểm tra của sở ngành y tế chỉ như cưỡi ngựa xem hoa và bị đồn đoán không thiếu gì chuyện quà cáp, phong bao.
Theo một “nghị quyết” của Bộ Y tế vào năm 2015, từ quý I/2017, viện phí sẽ tính thêm tiền lương nhân viên y tế và áp dụng với 27 địa phương còn lại trên cả nước. Với việc đưa lương vào viện phí, hàng ngàn dịch vụ kỹ thuật sẽ tăng giá khoảng 30%-50%.
Giá cả chữa bệnh lại đạp lên đầu lương tâm để vượt dốc. Những năm qua, chiến dịch tăng giá phi mã viện phí đã thường nâng mặt bằng giá dịch vụ y tế bình quân lên gấp rưỡi đến hai lần qua mỗi năm, quá đủ để làm bệnh nhân khốn đốn và thỉnh thoảng lại có người lao mình từ tầng mười bệnh viện xuống đất.
“Giờ bị bịnh mà không có tiền thì chỉ có nằm chờ chết” đã trở thành một thành ngữ phổ biến đến mức sinh tử mặc lòng trong xã hội Việt Nam, vào lúc mà các lý thuyết gia Cộng Sản vẫn tranh cãi như thể lần cuối với nhau về việc “như thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Không thiếu gì cái chết của bệnh nhân bị đẩy ra nằm ở hành lang khu cấp cứu quá lâu khi người nhà không đủ tiền để “tạm ứng” cho bệnh viện. Ngày càng hiện ra nhiều hơn những mạng người ra đi để càng tô thắm cho một chế độ “của dân, do dân và vì dân.”
Một trong số nạn nhân bất hạnh ấy, ông Phùng Sanh – như tựa đề một bài báo “Người đàn ông chờ chết vì không có tiền mổ tim” – đã phải bán hết ruộng vườn để lo cho vợ bị suy thận. Nhưng khi người vợ vừa qua đời, ông Sanh lại nhập viện vì bệnh tim kéo dài hơn sáu năm. Số tiền hơn 90 triệu đồng dự kiến phẫu thuật là không tưởng với người đàn ông 57 tuổi này.
“Có lẽ tôi phải về quê chứ không còn cách nào khác. Các con nghèo quá, đất ruộng đã bán hết, nợ ngân hàng còn mấy chục triệu chưa trả xong. Giờ có bán căn nhà nhỏ thì cũng không đủ trang trải mà lại không có chỗ dung thân. Đành buông xuôi sống được ngày nào hay ngày ấy,” ông Sanh nghẹn ngào.
Phải chăng đó là là “tăng giá dịch vụ y tế để tạo sự bình đẳng” như giới quan chức y tế và chính phủ Việt Nam vẫn huấn thị?
“Bình đẳng xã hội chủ nghĩa” là như vậy.
Khó có thể nói khác hơn, giới quản lý và thực thi chính sách xã hội đã biến chủ trương “xã hội hóa” từ vài chục năm qua thành phản cảm, và hơn nữa là đang tâm phản động.
Trong khi đó, Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến – nhân vật có biệt danh “Kim Tiêm” mà từ năm 2014 đến nay, đặc biệt với vụ dính líu trách nhiệm để cho Công ty Pharma nhập thuốc ung thư giả mà đã gây oán thán lẫn phẫn nộ ghê gớm từ dư luận xã hội, lại chưa bị hề hấn gì. Cũng không thấy đảng CSVN tỏ ra một động tác xử lý nào nhân vật quái ác này để ít ra cũng xoa dịu sự phẫn nộ của người dân.
Năm nay, 2017, kinh tế đình đốn và một chân đã sa vào khủng hoảng, ngân sách không còn biết tìm ra nguồn thu nào khác ngoài việc bổ thuế lên đầu dân, bất chấp bao nhiêu cảnh nạn môi trường, đất đai, chợ búa, mất mùa, bị ép giá chưa bao giờ dồn lên đầu dân chúng thê lương như hiện thời.
Cái chết hữu thể của những bệnh nhân không tiền đang biến dư luận xã hội và nỗi phẫn uất dân chúng thành nơi chôn cất cuối cùng cho một chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì”. Cái chết của người nghèo cũng chưa bao giờ bị chế độ mặc định chắc chắn như giờ đây!
Chuyên đề “chăm sóc sức khỏe nhân dân” của đảng CSVN phải được hiểu ra sao?
Thiền Lâm/(Cali Today)
--------------
Khi mà cả quần chúng lẫn đảng viên bị “suy thoái niềm tin vào đảng”, ông Nguyễn Phú Trọng phải tính đến việc đưa ra một chuyên đề về y tế để “làm màu”.
Trả lờiXóaViệc “làm màu” càng trở nên lộ liễu và bất nhẫn khi xảy ra trong bối cảnh năm 2017 là năm phi mã giá các dịch vụ y tế. Ngày càng làm tăng sự phẫn nộ của người dân.
Chuyên đề “chăm sóc sức khỏe nhân dân” của đảng CSVN phải được hiểu thế này:
Trả lờiXóa+Các loại thuế , phí từ y tế , GD cho đến cả GTGT: chỉ có tăng không giảm!
+Lợi dụng sự cả tin thiếu hiểu biết pháp luật của dân: lừa dân để kiếm tiền!
Tin được chết liền!
Tác giả "tán dương" thành tích "chăm sóc sức khỏe nhân dân" ở nước ta trong vấn đề "chi phí chữa bệnh", nhưng còn một "vế" rất quan trọng và nhức nhối vô cùng là nhân dân cả nước đang bị đầu độc hàng ngày, hàng giờ, từ nông thôn tới thành thị, bởi không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, thực phẩm ô nhiễm, tất cả mọi thứ đều bị ô nhiễm...
Trả lờiXóaCũng như "chống tham nhũng", nhà nước càng hô hào "quyết liệt" bao nhiêu thì tình hình càng tệ hại bấy nhiêu.
Tại sao vậy nhỉ?
Ông Lú ơi.....nhiều việc nên chọn một cái làm cho bằng được...chứ đừng nêu ra xong bỏ đó....
Trả lờiXóaMột tình trạng rất phổ biến là học nghị quyết 6 thì không biết nghĩ quyết 4 hay 5 nói về cái gì...nên chỉ tốn giấy mực và hại cơm của dân thôi....
Mọi người biết rồi ạ!
Trả lờiXóađảng sẽ "chăm sóc sức khỏe nhân dân" bằng cách tăng viện phí.
Ai tầm tuổi 60,ở miền Nam VN đều biết: đi học trường công từ Tiểu học đến xong Trung học đều miễn phí và khi bị bệnh vào bệnh viện công hoàn toàn không mất tiền. Thử hỏi chế độ nào ích nước-lợi dân hơn?
Trả lờiXóatăng thuế phí đủ loại, tăng giá đủ loại là "chăm sóc sức khỏe nhân dân" à trọng lú?
Trả lờiXóa