Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Kinh tế thị trường không cần ai 'chủ đạo'


Đã là kinh tế thị trường thì không cần tới bất cứ thành phần nào là chủ đạo, kể cả là 'nhà nước', đó là quan điểm của một chuyên gia kinh tế từ Việt Nam.
Mặt khác, kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam nên chăng cần được xác định là theo định hướng 'phát triển hiện đại' hơn là 'theo định hướng xã hội chủ nghĩa' như lâu nay vẫn được quy định, vẫn theo ý kiến này.
Trao đổi với BBC hôm 06/01/2016, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói: "Tôi nghĩ rằng khi phát triển kinh tế thị trường thì không nên đặt khu vực nào là chủ đạo cả, kể cả khu vực kinh tế nhà nước. Còn nhà nước có trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo đất nước, quản lý nền kinh tế, định hướng phát triển cho nền kinh tế thì điều đó là đương nhiên. Nước nào thì nhà nước hay chính phủ cũng có vai trò ấy cả, chứ không phải chỉ trong một nền kinh tế theo cách định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam”.
Kinh tế theo định hướng nào?
Về định hướng của 'kinh tế thị trường' ở Việt Nam hiện nay, bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm: "Bản thân tôi cũng tán thành hướng là nên định hướng cho kinh tế Việt Nam là 'kinh tế thị trường định hướng phát triển theo hướng hiện đại' hoặc là 'kinh tế thị trường định hướng phát triển... Định hướng xã hội chủ nghĩa thì như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có lần giải thích trong thông điệp đầu năm 2014 của ông ấy là phải hiểu chủ yếu là trên việc phân bổ các nguồn lực và phân phối lợi ích cho xã hội. Thì như vậy kinh tế thị trường trước hết phải có kinh tế thị trường đã, thế còn về định hướng đó thì định hướng làm sao cho nó theo tiêu chí công bằng và bao dung cho tất cả mọi người đều hưởng lợi."
Lưu ý về môi trường hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam hiện nay và đường lối phát triển kinh tế của Đảng cộng sản ứng dụng cho Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nói: "Tôi nghĩ là hiện nay rất cần xem xét đến bối cảnh mới của hội nhập quốc tế mà Việt Nam đang tham gia, phải tính toán đầy đủ những nhân tố bên ngoài và những cam kết của Việt Nam với cộng đồng các nước mà Việt Nam có FTA (hiệp định thương mại tự do).
"Để làm sao cho định hướng của Việt Nam phải đúng với tất cả cam kết đó, tôi nghĩ những cam kết ví dụ như với TPP, hoặc FTA với EU có những cam kết rất cao, kể cả về thể chế kinh tế, cũng như những thay đổi cần thiết, thì có thể văn kiện Đại hội lần này, do chuẩn bị trước khi Việt Nam kết thúc tất cả những đàm phán đó chưa phản ánh được đầy đủ.
"Nhưng tôi mong rằng ra Đại hội thì tất cả các đại biểu xem xét đến những điều đó và đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong văn kiện."
Tân quan, cựu chính sách?
Cũng hôm thứ Tư, một nhà quan sát thời sự Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, chia sẻ bình luận và kỳ vọng về kỳ Đại hội sắp diễn ra vào hạ tuần tháng này. Về mối quan hệ giữa nhân sự và đường lối của Đảng và nhà nước, ông nói: "Bởi vì người Việt nói là 'cờ đến tay ai người ấy phất', tôi mong những người trẻ hãy dũng cảm lên và hãy vì đất nước. Hãy phất một lá cờ làm sao đấy cho đất nước tiến bộ, đất nước giải phóng qua tất cả những khó khăn, giải phóng qua công nợ, giải phóng qua những (vấn đề) dân trí và đặc biệt phải đi song hành với một thế giới mới."
Nhân dịp này, nhà thơ, nhạc sỹ cũng nêu kỳ vọng về cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đang được đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo chuẩn bị mà theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2016.
Ông Nguyễn Trọng Tạo nói: "Người ta có thể bàn thế này, hoặc là bàn thế kia, cái đấy là quyền của người ta, nhưng tôi - một nhà văn của đất nước này, thì tôi phải nhìn theo chiều sâu của một xã hội. Nhưng có một cái lạ là lúc nào tôi cũng có một tin tưởng là những người mới lên họ sẽ vì đất nước hơn," - ông nói với BBC hôm 06/1/2016. (BBC)
-------------

11 nhận xét:

  1. Hiện nay VN vẫn khăng khăng một lòng ủng hộ thiên tài của MacLenin quyết tâm xây dựng thiên đường chủ nghĩa xã hội , do đó kinh tế cũng phải đi theo chiều hướng đó , cho dù có thay đổi chút ít để hoà hợp với chuyện bang giao các nước tư bản để kiếm tiền bù lổ cho cán cân mậu dịch với TQ mỗi năm hơn 30 tỉ , thì kinh tế VN cũng là mô hình của 1 nước CS , không thể nào hoàn toàn tự do như các nước tư bản dãy chết được .
    Cho dù có ông Bộ Trưởng về kinh tế giỏi siêu đẳng đi nữa cũng bị bó tay trong chế độ CS .
    Theo mô hình hiện tại , kinh tế VN đương nhiên đang đi vào vực thẳm sụp đổ , y hệt như bệnh ung thư ở giai đoạn cuối .
    Chi quá nhiều , vừa nuôi chính phủ quá nhiều công chức , vừa nuôi Đảng cũng nhiều bằng số công chức , rồi các hội đoàn của đảng …mà lại bị tham nhủng trầm trọng thì tiền thuế thu vào được bao nhiêu , không đủ để vận hành đất nước .
    Lúc trước còn khai thác dầu chút ít , bây giờ giá dầu xuống quá , hết thu vào được , những tài nguyên hầm mỏ thì đã khai thác cạn kiệt để trã nợ vũ khí chiến tranh “ Chống Mỹ xâm lăng “ cho TQ kéo dài mấy chục năm nay , hết rồi .
    Vì thế cho nên cứ phải vay nợ thêm để chi phí . Nợ cứ tăng chứ không giảm.

    Năm mới đây , sau khi chia ghế xong , có thể 1 ông Tướng Côn An nào đó , với kinh nghiệm cã đời làm Côn An , có thể sẽ làm Bộ Trưởng kinh tế . Vậy thì kinh tế VN sẽ ra sao .
    Mà chắc cũng chẳng sao cã vì có Tàu chống lưng . Chỉ cần ký thêm vài chử ký thì VN cũng vẫn sống phây phây .
    Phải nói là Mỹ rất là quân tử , cho nên vẫn giao thương , giúp đở VN nhẹ nhàng , mặc dù bị gạt về nhân quyền , Mỹ đòi hỏi gay gắt thả LS Đài nhưng VN vẫn phớt lờ . Chứ gặp kẽ tiểu nhân , kẽ thù truyền kiếp mà nó bóp 1 cái là VN chết ngắc liền . Chỉ cần Mỹ cấm vận VN , các nước tư bản không giao thương buôn bán , Cấm Việt Kiều gởi tiền về . Thì VN lấy tiền đâu ra để nộp bù lổ cho TQ mỗi năm hơn 30 tỉ .

    Bởi vậy , năm mới , toàn dân mong chế độ thay đổi . Tuy dường như không thể nào có sự thay đổi được khi Đảng vẫn kiên định làm chư hầu cho TQ .
    Nhưng dù có tài thánh gì đi nữa , kinh tế VN cũng sẽ bị đi đến khủng hoảng , vì nợ đã ngập đầu , chi quá nhiều hơn thu . Chắc chắn xã hội sẽ không được bình yên để đi hết con đường xây dựng XHCN đến cuối thế kỹ này được .

    Trả lờiXóa
  2. Kinh tế thị trường là do thị trường điều tiết theo luật cung cầu.Nhờ nó xả hội ngày càng phát triển,phồn vinh.Cs chơi theo kinh tế kế hoạch(có cả mềm lẫn cứng),nghèo đói và đất nước tan hoang>Những ai ở MNVN có tầm trên 50 tuổi thì đều biết MNVN đã có nền KTTT mang lại cơ hội cho nhà đầu tư và phúc lợi cho đồng bào.Theo lý thuyết phản tiến hoá của Mác-lê,ăn bobo rã họng,sắp xuống hố cả lũ,bèn quay lại theo cái cũ của VNCH mà gọi nó là đổi mới,là trí tuệ ưu việt của lãnh đạo đảng.Từ năm 1917,cách mạng vô sản thành công ở Nga,chỉ còn đúng 1 năm nữa tròn 1 thế kỷ,xin lỗi học thuyết mac-lê,nước cs nào khá hơn các nước tư bản giẫy chết chỉ giùm cho tôi? Nước nào dính tới cs là tụt hậu ít là mươi năm,nhiều thì hơn cả trăm năm.Mấy ông cs ơi,hãy biết thân phận về nhà duổi gà,vợ cho ăn ngày 3 bữa thảnh thơi.Mãi ngoan cố,tham quyền cố vị,đày đoạ dân tới tận cùng-Hãy nhớ:con giun xéo lắm cũng oằn.Con người khi hết mức chịu đụng,các ông chỉ có con đường duy nhất: đi đến giá treo cổ.

    Trả lờiXóa

  3. Đúng là trứng khôn hơn vịt, dốt nát mà thích làm chỉ huy , tự nhận mình là người lãnh đạo toàn diện ! Đất nước này trăm năm nữa sẽ đi về đâu ...???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần gì tới 100 năm nữa , chỉ tới 2020 là đã biết đá biết vàng rồi .
      Còn 100 năm sau thì chỉ có vào những thư viện lớn , hay vào viện bảo tàng , viện khảo cổ , bỏ công tìm tòi thì may ra mới thấy bản đồ VN lúc xưa .

      Xóa
  4. bao nhiêu tiền , nhân lực, đất đai ưu tiên dồn vào cái lỗ không đáy, không chịu trách nhiệm thì sự sụp đổ cũng là điều dễ hiểu, mọi cải cách không dũng cảm và chịu đau đớn thì chỉ là ca cải lương thôi

    Trả lờiXóa
  5. Nói chung dân vệ còn khổ dài dài
    đcsvn, ngừơi tổ chức lãnh đạo dân tộc vệ đi hết thắng lợi này sang thắng lợi k.h..ác......

    Trả lờiXóa
  6. kinh tế thị trường XHCN ,tại sao không ?
    dân Mỹ và châu Âu đã giàu đâu,nhà nước còn trợ cấp,trợ giá hàng hoá cho nhu cầu thiết yếu kia mà.London còn có cả triệu người đến cửa hàng thực phẩm thừa về dùng qua bữa...
    Mỹ còn cả hàng triệu gia đình không nhà....Đưa cả nửa triệu quân ra nước ngoài đóng quân để có tiền.Thất nghiệp tràn lan.
    Việt Nam tuy lãnh đạo còn quá kém,thiếu tiền mua nhà mua xe nên tạm bán chức mua quan tràn lan hơn hai mươi năm qua,cũng là một loại hàng bán chui theo giá thị trường đó mà.
    Tất thảy đều thị trường rồi,không có tiền ráng chịu.
    Nay mướn qua Mỹ hổng qua,còn chê bai chi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. công sơn không dám xưng danh CS nữa à? Sợ người ta chửi ĐMCS!?

      Xóa
  7. Thì cái "tội" là chia nền kinh tế ra "nhiều" thành phần, mà lại định nghĩa "thành phần kinh tế" theo chế độ sở hữu (KTNN, KTTT, KTTN) và bảo rằng thành phần này là "chủ đạo", thành phần kia là "quan trọng",... mới sinh ra nông nỗi này!
    Nếu mà chia cách khác đi, ví dụ bảo CNQP, CNTT, CN chế biến NS,... hay một vài loại hình hoặc lĩnh vực nào đó là chủ đạo rồi tạo chính sách đặc thù cho nó phát triển thì ai cãi làm gì!
    Đúng là một mớ ní nộn vớ vẩn, làm rách việc.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng ra, Kinh tế thị trường cần sự "chủ đạo" của khối tư nhân. Nhưng rất cần sự chỉ đạo từ các chuyên gia kinh tế giỏi của chính phủ.

    Trả lờiXóa
  9. mot nên kinh te ma moi goi thau cu thit ba, bon phan muoi.sau do la lang phi đâp đi lam lai.ko ngheo moi la la.

    Trả lờiXóa