* TRƯƠNG NHÂN TUẤN
Vùng ADIZ của TQ, giả định của tác giả. |
Việt Nam có thể bị mất toàn bộ các đảo, các cấu trúc
địa lý thuộc quần đảo Trường Sa cho Trung quốc, nếu vẫn còn giữ nguyên chính
sách “ba không” như hiện nay.
Trên quan điểm địa chiến lược, TQ chỉ có thể trở thành
“đại quốc” khi các nước chung quanh “yếu”. Nếu các nước này đã là các nước
“giàu” thì cũng phải làm thế nào cho họ ít nhiều lệ thuộc vào TQ. Đã từ lâu TQ
là động cơ cho phát triển của cả khu vực (và thế giới). GDP của TQ lên hàng thứ
nhì và ngân sách quốc phòng cũng hàng thứ nhì trên thế giới (150 tỉ đô là số
công bố. Số thật sự có thể lên gấp đôi). TQ đã là một “nước lớn”. Các nước
“giàu” trong khối ASEAN, hay Đại Hàn, Nhật đã “tương thuộc” một cách sâu sắc về
kinh tế với TQ.
VN là một ngoại lệ. Nước này từ đầu thập niên 90 đã
ngoan ngoãn nằm trong “quĩ đạo” của TQ. VN tuyên bố là không “liên minh” với
nước nào. Điều này rất hợp ý Bắc Kinh. TQ sẽ liên tục “giúp” mọi thứ để cho VN
trở thành một nước “yếu” và nghèo đói kinh niên.
Một cái nhìn (địa chiến lược) khác, Mỹ lại không muốn
thấy một “đại cường” TQ, đối trọng với Mỹ trong khu vực. Mỹ không thể tái dựng
lại “chiến tranh lạnh” nhằm cô lập TQ mà chỉ có thể thiết lập một hàng rào các
nước đồng minh để bao vây TQ. Các nước nằm trong “hàng rào” của Mỹ đều là các
nước giàu (hay tương đối giàu hơn VN) và mạnh. VN có vị trí rất “đắc địa”, vì
là thanh kiếm dưới yết hầu của TQ. Dĩ nhiên được Mỹ coi trọng.
Việt Nam
có hai lựa chọn:
Một là không liên minh với ai hết (theo như ý nguyện
của Bắc Kinh) như hiện nay. Kết quả là nghèo kinh niên, (lãnh thổ mất lần hồi)
vì đó là mục đích chiến lược của TQ.
Hai là “liên minh” với Mỹ để trở thành một nước giàu
và mạnh (ít ra như Đại Hàn). Vì một VN nghèo đói sẽ không ngăn cản được TQ mà
còn là một gánh nặng cho Mỹ.
Và chỉ có liên minh với Mỹ VN mới có thể bảo vệ được
toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của quốc gia mình.
Một số yếu tố trình bày sau đây, cho thấy nếu VN không
thay đổi, mất nước sẽ là một trình tự êm ái.
1/ Từ vụ
kiện của Phi:
Ngày 23 tháng giêng năm 2013, Bộ Ngoại giao Phi trao
công hàm cho Bắc Kinh, đồng thời thông báo trước dư luận trong ngoài nước, việc
Phi đã nộp hồ sơ đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước
Quốc Tế về Biển 1982. Hồ sơ kiện của Phi gồm 4.000 trang tài liệu, được Tòa
Trọng tài Thường trực (La Hague, Hòa Lan) thụ lý. Tháng 6-2014, Tòa thông báo
cho Trung Quốc, nước này có 6 tháng để nộp bản phản biện, thời hạn chót là ngày
15-12-2014. Như đã biết, từ ngày 19 tháng 2 năm 2013, bộ Ngoại giao TQ đã tuyên
bố từ chối tham gia vụ kiện, và dĩ nhiên, không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa.
Một bản Tuyên bố ngày 7-12-2014 đã được phía TQ công bố. Theo đó lập luận của
TQ về các lý do không tham gia vụ kiện được trình bày khá rõ rệt.
Những lập luận đáng ghi nhận của TQ là : 1/ Tòa không
có thẩm quyền vì cốt lõi của vụ kiện liên quan đến “chủ quyền lãnh thổ” mà điều
này không thuộc phạm trù của Công ước Quốc tế về Biển 1982. 2/ Vụ kiện liên
quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này TQ đã bảo lưu năm 2006
(loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).
Thái độ của TQ, không tham gia vụ kiện và không nhìn
nhận thẩm quyền của tòa, không cản trở được quá trình thụ lý của Tòa Thường
Trực. Nếu không có gì trở ngại, nội vụ sẽ xử vào tháng 7 năm 2015.
Trong tiểu đoạn trước người viết có nói rằng sẽ có 40%
xác suất Tòa tuyên bố “không có thẩm quyền”. Vì sao sẽ giải thích bên dưới.
Điều này nếu xảy ra, vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Biển
Đông sẽ sớm được thành lập (theo bản đồ dưới đây). Dĩ nhiên, tất cả các đảo,
cấu trúc địa lý trong vùng biển (được bao che bởi vùng ADIZ) phải thuộc chủ
quyền của Trung Quốc. TQ không thể lập vùng nhận diện phòng không nếu có một
vùng lãnh thổ (nào đó) ở phía dưới còn thuộc về một nước khác.
Tức là, trước khi tuyên bố vùng nhận diện phòng không,
công việc của TQ là “thâu hồi” các đảo, các cấu trúc địa lý bên dưới khu vực
này. Phía thiệt hại nhiều nhất không phải Phi Luật Tân mà là VN. Toàn bộ lãnh
thổ của VN trong Biển Đông sẽ bị mất.
<ahref=”https://www.flickr.com/photos/22851651@N03/16562437918”
title=”Hoang Sa – Truong Sa 1 by truongnhantuan, on Flickr”><img src=”https://farm9.staticflickr.com/…/16562437918_54799b9608_o.j…”
width=”2278″ height=”3150″ alt=”Hoang Sa – Truong Sa 1″></a>
2/ Nội dung
hồ sơ kiện của Phi.
Phi yêu cầu Tòa tuyên bố, gồm 10 điều :
1-
Các quyền của TQ và Phi ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS. (Các quyền được
xác định theo phần II đối với lãnh hải và vùng tiếp giáp, theo phần V đối với
vùng ZEE và theo phần VI đối với thềm lục địa).
2-
Yêu sách đường 9 đoạn của TQ là vô giá trị.
3-
Các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển,
thuộc đáy biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục
địa của quốc gia theo phần VI UNCLOS.
4-
Các bãi Vành Khăn, Mc Kennan, Xu Bi và Gaven là các cấu tạo chìm khi thủy triều
lên, không phải là đảo theo qui định của điều 121 UNCLOS, cũng không nằm trên
thềm lục địa TQ, việc TQ chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng
trên các bãi cạn này có trái phép hay không ?
5-
Bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.
6-
Bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ
vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là « đá » theo điều 121
khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. TQ đã
đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu
tạo này.
7-
TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển
cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma.
8-
Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa, theo các
phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo của Phi.
9-
TQ đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và
phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này và cũng đã vi phạm
pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật
trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.
10-
TQ đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác
định theo UNCLOS.
Các điểm, theo tôi, Tòa không có thẩm quyền để tuyên
bố là :
Điểm 3 và điểm 4 : về tình trạng pháp lý các cấu tạo
địa lý lúc chìm lúc nổi (mà TQ hiện chiếm đóng và xây dựng). Công ước Quốc tế
về Biển 1982 không đề cập đến việc các cấu trúc địa lý này có thể chiếm hữu hay
không ? Phán lệ (hay án lệ) của CIJ trong vụ kiện giữa Qatar và
Bahreïn. Tòa nói về việc này như sau: “Luật pháp quốc tế im lặng về tình trạng
pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi, các bãi này có thể xem như là một “lãnh
thổ” hay không ? luật pháp hiện hành cũng không thể xác định là các bãi đó có
thể xem như là một lãnh thổ tương đương với “đảo” hay không”.
Tuy nhiên, trong vụ tranh chấp giữa Tân Gia Ba và Mã
Lai về chủ quyền của các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và
South Ledge qua phán lệ của Tòa án Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008. Trường hợp
tương tự, South Ledge là một đảo đá lúc chìm lúc nổi, chỉ thấy khi thủy triều
thấp. Tòa có nhắc lại tình trạng mơ hồ về tình trạng pháp lý của các cấu trúc
địa lý này trong vụ án Qatar
và Bahreïn. Dầu vậy Tòa phán rằng South Ledge nằm ở vùng lãnh hải nước nào thì
sẽ thuộc chủ quyền của nước đó.
Nếu phán quyết của Tòa CIJ ở trên trở thành một “phán
lệ”, được áp dụng trong trường hợp các cấu trúc địa lý tương tự ở Trường Sa,
thì chủ quyền các cấu trúc (lúc chìm lúc nổi) sẽ phụ thuộc vào các đảo chính.
Tức là nước nào có chủ quyền ở đảo chính thì các cấu trúc phụ thuộc cũng sẽ
thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Ở
điểm này Tòa sẽ không có thẩm quyền phán xét. Đơn giản vì nó liên quan đến vấn
đề “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này nằm ngoài thẩm quyền của UNCLOS.
Điểm 5, đá McKennan thuộc nhóm đảo Sinh Tồn, phụ thuộc
vào đảo Sinh Tồn. Trong khu vực đảo này TQ đã chiếm hai bãi (đá) Gạc Ma và Tư
Nghĩa. Đá Vành Khăn sẽ phụ thuộc vào đá (nổi thường trực) hay đảo nào kế cận
trong vòng 12 hải lý. Phía TQ tuyên bố có chủ quyền các đảo TS, theo Tuyên Bố
đơn phương năm 1958 về hải phận 12 hải lý.
Ở điểm này Tòa cũng không có thẩm quyền, vì thuộc vấn
đề “chủ quyền lãnh thổ”.
Điểm 6 nói về hiệu lực của “đảo” hay “đá” theo điều
121 UCLOS. Ở đây tranh luận là về lý thuyết luật học nhưng rất dễ sa vào lãnh
vực “phân chia ranh giới biển” mà điều này Tòa cũng không có thẩm quyền do bảo
lưu của TQ năm 2006.
Tức là, khi tôi nói có xác suất 40% Tòa không có thẩm
quyền là dựa trên các cơ sở dữ kiện này.
3/ Việt Nam cần có thái
độ nào ?
Nghe báo chí loan tải, VN đã gởi hồ sơ lên Tòa, trong
vụ kiện của Phi, không phải để tham gia vụ kiện mà nhằm bảo vệ (bảo lưu) quyền
lợi của VN trong khu vực. Điều này tôi cũng đã cảnh báo từ sau khi Phi tuyên bố
đi kiện. Lý do các chủ thể mà Phi đề cập tới hầu hết đều thuộc chủ quyền của VN.
Sự việc TQ ráo riết xây dựng trên các cấu trúc địa lý
(chiếm được của VN), trong vòng một thời gian ngắn, đã biến các cấu trúc địa lý
này thành những đảo nhân tạo. Như vậy chủ ý của TQ là phải hoàn tất việc xây
dựng trước ngày Tòa tuyên bố (dự tính tháng 7 năm 2015).
Trung Quốc đã
đặt thế giới trước một việc đã rồi.
Bước kế tiếp (có thể là hai bước song song) là TQ sẽ
tuyên bố vùng “nhận diện phòng không” đồng thời tuyên bố phong tỏa vùng biển
chung quanh các đảo Trường Sa. Vấn đề “tự do hàng hải” sẽ không ảnh hưởng vì TQ
không có mục đích làm gián đoạn việc này. Các đảo (có người sinh sống) sẽ phải
kéo cờ đầu hàng trong một thời gian ngắn vì thiếu nước và lương thực.
Bằng mọi cách TQ sẽ chiếm các đảo trong khu vực ADIZ
mà họ đã vạch ra. Vì nếu còn một đảo nào đó thuộc chủ quyền nước khác, vùng
ADIZ này sẽ không hiệu lực.
Việc xây dựng các đảo của TQ chắc chắn đã làm VN “chới
với” nhưng lãnh đạo (và phần lớn học giả) VN vẫn dường như chưa nhìn thấy viễn
ảnh nan giải phía trước. Lãnh đạo CSVN vẫn yên bình tổ chức hội nghị “sắp xếp
nhân sự”, khẳng định “kinh tế thịc trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong
khi học giả thì viết luận văn tuyên truyền chính sách “đu dây” với “lời nguyền
địa lý”.
Có “lời nguyền địa lý” nào độc địa bằng địa lý nước
Nhật ?
Về tình trạng văn hóa và địa lý, Nam Hàn có khác gì VN
với TQ ?
Không
có lời nguyền nào cả. Chỉ có vấn đề là khôn hay dại. Có chui đầu vào niền “kim
cô” hay không mà thôi.
Giải pháp tốt nhất (để phá nước cờ thế của TQ) hiện
nay của VN là liên minh với Mỹ và tức thời lập hồ sơ đi kiện TQ.
Vì tình thế mới phải có kế sách mới.
Vụ Phi đi kiện TQ không thuyết phục được Tòa. Bởi vì
các đảo mà Phi hiện chiếm đóng phần lớn là trái phép. Chỉ có VN mới có tư cách
(hơn Phi) để kiện TQ ở Trường Sa. Điều này tôi cũng đã cảnh báo từ hơn thập
niên nay.
TNT /Ba Sàm.
-------------
Nước cờ Vây phi tượng quá hà của Tàu Khựa trên Biển Đông
Trả lờiXóa****************************
Chiêu cờ Vây thử lừa che mắt Thánh
Bãi đá chìm thành nổi giữa biển xanh
Sáu bãi đá ngầm đang thành Đảo
Trường Sa Khựa xây Vạn lý Trường thành
Nước cờ Phi tượng quá hà thật độc
Che khuất đảo nhân tạo bằng Giàn khoan
Hóa tốt thành xe dùng chiêu lừa đánh gió
Biến Gạc Ma thành Tầu sân bay không chìm
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Yên tâm đi! Chúng ta có đảng quang vinh lãnh đạo cơ mà? Trên thế giới này có nước nào có đảng anh hùng và sáng suốt dìu dắt giống nòi như ở Việt Nam mình đâu? Bọn Tàu khựa mà láo toét quá, điên tiết lên đảng mình cho công an ra Trường Sa bắt từng thằng Tàu mang về giam ở đất liền, như cách mà đảng vẫn làm với dân mình đó...
Trả lờiXóaYên tâm đi! Chúng ta có nguồn gốc quang vinh là đẻ từ bọc 100 trứng cơ mà? Trên thế giới này không có nước nào được như vậy à nhe...
XóaBài viết rất đúng và đầy đủ .tất cả mọi người ai cũng nhìn thấy mọi âm mưu thâm Độc của trung quốc. Chỉ có lũ Csvn ngu dốt. Tham lam,hèn hạ, bán Nước cho tàu nên không dám lên tiếng. Trường sa bị rơi vào tay trung quốc chỉ còn là thời gian thôi, sau đó là lãnh thổ VN . cách duy nhất là liên minh với MY và kiện trung quốc lên tòa án quốc tế thôi.
Trả lờiXóaCái quan trọng là có mất Đảng không?
Trả lờiXóaThực ra là mất rồi... Giờ là cái gì đó kỳ quái lắm!
XóaDang da ren luyen cho dan kho nhuc quen roi, lai con lac quan thu nhi the gioi nua kia. Den luc To quoc can den long yeu nuoc va su doan ket thi THAN OI, CON DAU NUA !
Trả lờiXóaTrương là ai mà viết xuất sắc nhỉ. Dẫu biết như thế nhưng đọc vẫn rùng mình, sởn da ốc
Trả lờiXóaCoi như mất cả VN từ sau Thành Đô 1990, chứ đâu riêng Trường Sa, 'đổi chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông, lệ thuộc từ 26 năm qua rồi' . Đau cho nước cho dân, nhục cho dân tộc Việt!
Trả lờiXóaTheo như mạn đàm lịch sử,theo lời cụ Cao Xuân Vỹ và Lâm Lễ Trinh thì cho đến nay không ai hơn Cụ HỒ và cụ Diệm.,
Trả lờiXóaVậy thì đường lối độc lập của 2 CỤ là đúng,hay trả lời báo chí trước khi chết,cụ Thiệu cũng dăn dò đám buôn bán vàng mã ở Mỹ là bỏ nghề đi,mà quay về độc lập tự chủ,vì VN Cộng sản nay là quốc gia chế độ mà quốc tế công nhận,có nghĩa là VNCH nay chỉ là bóng ma ám ảnh quê hương,nên dẹp tiệm vàng mã cho dân tộc nhờ.
ADIZ và các trạm thu thuế trên bắc biển Đông là mơ ước của Trung quốc,điều đó có thể thành sự thật,máy bay tàu thủy đi qua thì cuối đầu nộp tiền.Nhưng đánh chiếm Trường Sa thì chưa nước nào có thể,Trung quốc đánh Trường Sa sẽ mất luôn toàn bộ Hoàng Sa.Do vậy họ chưa dám chứ chả tử tế gì.
Nghĩ cho cùng đâm ra lại hay,một nước Mỹ oai hùng và một VNCH anh dũng vô song lại cống lấy được Hoàng Sa cho chú Đặng tiểu Bình của mèo trắng đen,nay mang theo mình cái giá trị văn minh khó mà vứt được,cái nhân quyền đeo đẳng theo năm tháng.Điều đáng nói hơn là bỏ mặt xác thếu tá Ngụy Văn Thà,Nguyễn Thành Trí và các binh lính tàu HQ 10,gia đình thì không có nhà ở,con gái Nguyễn Thành Trí nay vẫn còn căm,chê nước MỸ.
Vậy thì nước TA và Dân tộc ta chọn độc lập tự chủ nghĩ lại là quá đúng.Khi xưa,Bác HỒ dạy dứt khoác không đồng minh với AI ,vì đồng minh là chết toàn diện,vì họ toàn là đế quốc cả mà,Cụ DIỆM quỳ lạy trước ĐỨC MẸ tại nhà thờ CHA TAM,với lời thắm thiết " xin ĐỨC MẸ từ bi con xin chết cho dân tộc con,nhưng ĐỨC MẸ cứu lấy dân tộc con khỏi bàn tay lông lá ",
Lịch sử dạy ta quá rõ,thôi bàn đồng minh với AI.Nó mạnh thì nó xây vạn lí trường thành trên biển,rồi đến ngày nó lụi tàn ta lại thu hồi như Nga thu hồi Cream vậy thôi,chả tốn viên kẹo giọt máu nào. Bác DẠY là chờ và tạo thời cơ chứ không ngồi chờ nhé.
Thừa cơ anh em đánh nhau lúc chí tử giành cái ghế,nó ào ra chiếm đến thằng tép riu cũng chiếm,thì cũng có ngày chúng giết nhau giành cái thùng dầu,bắn nhau rơi lụp bụp,ta lại ra thu hồi giang sơn vóc gấm của ông cha.
Thay cho tiếng súng,tiếng gầm tên lửa không bao giờ dứt tại thế giới này.
Công Sơn tâm sự vài lời.
Thằng Công Sơn nảy mặt L không kém độ chai lỳ của gã trọng lú.
XóaNói với loại khốn nạn này thì thật phí lời, không biết thằng huynh nó cho ăn bả gì mà thằng này cứ lải nhải như giẻ váy, tôi mà biết danh tính thằng này và địa chỉ cụ thể thì tôi sẽ hỏi tội nó theo phương thức mà bọn côn an của đảng vẫn thường làm với những nhà đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ ở VN.
Dường như tác giả là người sanh đẻ và lớn lên ở ngoại quốc nên không rành nhiều chuyện lịch sử VN , không hề biết công hàm biển nổi tiếng mà gần đây mọi người dân VN ̣đều biết, hay là từ ̣đâu và nhờ đâu đảng ta sinh ra và tồn tại mãi đến nay . Hay là chuyện thời sự , đường lối lãnh đạo tài tình của đảng ta tránh sự xích mích nhỏ nhặt với láng giềng tốt nên hoà hiếu đàm phán tranh chấp biển song phương và không liên minh với ai để tránh cho ân nhân hiểu lầm , 2 nước láng giềng tốt với nhau đã thoã thuận bên trong xong cã lâu rồi thì làm gì có chuyện khó khăn mà t/g còn ái ngại còn hay mất . T/g có quởn thì đi tham gia xây dựng các cột mốc biển cho vui , hiện nay đảng đang xây dựng các cột mốc rất là hoành tráng trên các đảo gần bờ đó, báo chí đăng om sòm nhắc cho dân biết , chắc t/g không biết tới .
Trả lờiXóaVâng,cứ nằm thẳng cẳng mà ngủ vì nhân dân
Xóata chẳng có quyền TỰ QUYẾT,nên nay mai có
làm nô lê cho giặc Tàu cũng đành chịu trận !
Rất có khả năng MẤT LẮM CHỨ ! nếu tình hình hiện tại kéo dài thêm một thời gian nữa !
Trả lờiXóaNHờ ông Phùng quang Thanh trả lời !
Trả lờiXóaPhải kiện Trung Quốc gấp!
Trả lờiXóa