Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Quẩn quanh câu chữ, có gì khác đâu?


Tuần rồi hội thảo của các học giả của Hội đồng Lý luận trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã chỉ ra: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có lẽ trong các khái niệm kinh tế trên thế giới, không có khái niệm kinh tế nào phức tạp bằng khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà các học giả Việt Nam miệt mài nghiên cứu ròng rã trong suốt 30 năm qua.
Kết quả nghiên cứu nhiều đến mức không chỉ người bình thường mà ngay cả người trong cuộc cũng khó có thể nói được ngắn gọn kinh tế thị trường định hướng XHCN là như thế nào.
Năm vừa qua có lẽ ít người quên nhận xét của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhân dịp ông được mời đến nói chuyện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông nói: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà tìm”. Về thời gian chính thức để Việt Nam tiến lên CNXH, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định: “Không biết đến hết thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Các thắc mắc nêu trên và cũng có lẽ là của hầu hết các chuyên gia kinh tế và người dân vừa có lời giải nhân dịp đầu năm mới, định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN qua tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN” nói trên.
Thuyết phục tới đâu?
Chỉ trong trích đoạn rất ngắn vài chục chữ như trên đã có tới ba lần thuật ngữ XHCN được lặp lại như thể tính chất XHCN phải luôn hiện diện hầu hết trong bất kỳ thể chế hay công cụ nào của kinh tế thị trường. So với các lý luận kinh tế thị trường trước đây, lý luận mới lần này dường như đậm đặc tính chất XHCN nhiều hơn khi nói về kinh tế thị trường.
Nếu lấy định hướng XHCN như là có sự can thiệp của Nhà nước vào trong các hoạt động kinh tế thì các học giả phải có thật nhiều nghiên cứu thực chứng bằng định lượng để chứng minh cho luận điểm của mình. 
Nhận thức mới lần này cũng không quên khẳng định kinh tế nhà nước vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo.
Để có được nhận thức mới như trên, hội thảo đã nêu ra những thành tựu về mọi mặt trong 30 năm đổi mới như là hệ quả của việc lấy kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước làm phương tiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Nhận định này liệu có sức thuyết phục tới đâu? Những thành tựu, nhất là thành quả kinh tế-xã hội trong 30 năm qua là điều đáng ghi nhận, nhưng nếu gộp chung lại tất cả đều là do kinh tế thị trường định hướng XHCN mang lại thì rất ít thông tin chứa đựng trong đó. Mà càng thiếu thông tin thì càng thiếu sức thuyết phục.
Có thể hình dung mạch lập luận của hầu hết các học giả Việt Nam thời gian qua là tổng kết toàn diện thành tựu mọi mặt trong 30 năm như là kết quả. Còn nguyên nhân của thành quả này là do kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mang lại.
Nếu lấy định hướng XHCN như là có sự can thiệp của Nhà nước vào trong các hoạt động kinh tế thì các học giả phải có thật nhiều nghiên cứu thực chứng bằng định lượng để chứng minh cho luận điểm của mình. Chẳng hạn, phải chứng minh cụ thể bằng con số xem thay đổi bao nhiêu phần trăm GDP, thâm hụt ngân sách, nợ công, lạm phát, chênh lệch giàu nghèo, tham nhũng… trong 30 năm qua đáng lý sẽ như thế nào nếu như có và không có các doanh nghiệp nhà nước chủ đạo hay nếu có hay không có sự can thiệp của các bộ chủ quản.
Làm được điều này không khó nếu như các nghiên cứu này có sự tham gia rộng khắp và khách quan của các chuyên gia trong nước và quốc tế thay vì chỉ bó hẹp trong khuôn khổ một vài tổ chức trong nước nào đó. Chẳng hạn nếu các nghiên cứu chứng minh được GDP đáng lý còn có thể cao hơn nữa hay giá cả thị trường và nền kinh tế đáng lý không bị méo mó như hiện tại nếu không có sự tham gia không hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước, nhất là của các tập đoàn kinh tế.
Cần những quyết sách cụ thể
Mặc dù không có phương pháp nào tối ưu để có thể thuyết phục tất cả mọi người cùng nhìn về một hướng nhưng nếu chúng ta thật tâm muốn tranh luận lành mạnh để tìm ra sự thật thì nên tranh luận đa chiều theo hướng cung cấp thật nhiều thông tin như trên để Đảng, Nhà nước đưa ra những quyết sách hợp lòng dân nhất. Lúc bấy giờ chắc mọi người ít ai quan tâm đến nhận thức mới hay cũ về kinh tế thị trường định hướng XHCN ra sao mà chỉ quan tâm đến những quyết sách cụ thể trong cuộc sống hàng ngày và những thay đổi tốt hơn trong cuộc sống của người dân. Quyết sách thì phải luôn được điều chỉnh, sửa sai nếu thực tế cuộc sống không chấp nhận. Đó mới là yếu tố quan trọng.
Cuối cùng điều gây chú ý nhất trong nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN lần này ở hội thảo nêu trên, đó là nền kinh tế thị trường “hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”... Một điều đã được khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp nước ta liệu có nên đưa vào trong một vấn đề mang tính khái niệm học thuật thế nào là nền kinh tế thị trường? Không khéo chúng ta đang loay hoay tranh luận chưa xong các thắc mắc cũ thì lại chuyển sang rắc rối mới từ nền kinh tế thị trường định hướng (XHCN), giờ đây chuyển sang nền kinh tế thị trường định vị Đảng lãnh đạo.
Có lẽ các học giả nước ta phải tiếp tục chứng minh xem liệu việc câu mới thêm vào định nghĩa lần này ưu việt như thế nào và sẽ làm cho người dân, doanh nghiệp tin tưởng hơn để bỏ nhiều vốn đầu tư hay không so với trước đó. Còn nhìn tổng quát, việc thêm vào cụm từ “nền kinh tế thị trường phải do Đảng lãnh đạo” liệu có làm cho môi trường đầu tư có công bằng hơn cho mọi người và khu vực kinh tế tư nhân hay không cũng cần phải làm rõ, vì khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài làm kinh tế thị trường đâu có tổ chức Đảng trong đó mà lãnh đạo. (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
/Đầu đề của BVB/
--------------

36 nhận xét:

  1. Xin lỗi nhé, đã gọi là Kinh tế thị trường thì không thể thêm "đuôi" gì vào sau cả! Ai định hướng? hướng đi đâu? XHCN ở phương nào mà tới? còn định hướng thì còn phá sản toàn diện, còn miếng đất màu mỡ mà tham nhũng!!!
    uyen_hanoi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông TBT Trọng nói rồi, 100 năm nữa cũng chưa chắc có XHCN, vậy mà bọn CSVN lỏe bịp dân làm kinh tế thị trường để định hướng cho cái mà 100 năm sau không biết có không. Thật là Hội đồng LÚ LẪN TRUNG ƯƠNG.
      Chúng chỉ giỏi lỏe bịp chứ thực chất, chúng bám vào XHCN để ăn tiền thuế của dân nuôi tụi CS lưu manh này.
      Ở các nước, đảng nào đảng đó phải tự vận động để có kinh phí chứ không lấy kinh phí nhà nước.
      Thế cho nên chúng cứ khăng khăng điều 4 để ăn tiền của dân một cách theo hiếp pháp và pháp lộn!

      Xóa
    2. CSVN đang khư khư xây cái mà không rõ, không biết thì xây làm gì? Là viễn vông? Để đi tới mục tiêu CNXH mỗi kỳ Đại hội Đảng đều đưa các các chương trình, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp gắn hạn 05 năm, trung hạn 10-20 năm. đi đến nơi mơ hồ, mù mịt sẽ là coi thường thực tiễn, là dập khuôn giáo điều, là dùng nhận thức chủ quan để xa rời thực tiễn.

      Các nước Tư bản chủ nghĩa với những mục tiêu, thiết chế xã hội được tuyên bố nhằm tiến đến một xã hội dân chủ, đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập cũng từng là điều mà nhân dân lao động cổ vũ, hướng tới, sau những cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, chính phủ các nước đã phải thay đổi, điều chỉnh bằng cách cho ra đời các học thuyết, chương trình cải cách nhằm khắc phục những hạn chế trước đó.
      Nếu không có khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, thay đổi, chuyển hóa cơ chế vận động xã hội thì có lẽ CNTB đến nay đã không còn tồn tại và cũng chính nhờ sự chuyển hóa mạnh mẽ ấy mà trong lòng xã hội tư bản đang hình thành những giá trị mới mang tính nhân đạo. Cũng không ai có thể dám chắc chắn 30-50-100 năm nữa chế độ TBCN vốn tuân theo trật tự cũ liệu có sống còn hoặc đi về đâu? Cho nên nói việc xây dựng CNXH là xây cái mơ hồ không biết đi về đâu thì quả thật là một sự ngây ngô về chính trị và xã hội

      Xóa
    3. Mặc dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng nói: “…Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nhưng Việt Nam vẫn đang bươn chải với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

      Xóa
    4. Cho tới giờ tôi chưa nghe ông lãnh đạo nào, hay chuyên gia nào định nghĩa định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thời kỳ 1985 ra chính sách đổi mới Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến bây giờ cũng chẳng ai biết được cái định hướng xã hội chủ nghĩa nó là cái gì. Vừa rồi Thủ tướng 3X có nói sơ sơ định hướng xã hội chủ nghĩa là phục vụ cho những công ích xã hội. Nhưng như thế cũng không đủ vì nền kinh tế đâu phải chỉ là để phục vụ công ích xã hội lơ mơ như vậy.

      Xóa
    5. Lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một áp đặt khác thường do đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, một sự cứu chữa nửa vời trước sự phá sản của nền kinh tế tập trung theo mô hình cộng sản Liên Xô cũ

      Xóa
    6. Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa, nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm. Bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội cho tụi CSVN!!! và lúc đó dân VN mới bừng tỉnh còn tụi CSVN thì chuẩn bị ôm tiến tháo chạy ra nước ngoài

      Xóa
    7. Bọn Hội đồng lý luận này không Ngu đâu, chúng biết thừa là chẳng có CNXH nào cả, nhưng không dám nói thẳng ra, vì nói thằng ra thì chúng sẽ mất hết quyền lực. Chúng giả vờ Ngu để ăn tiến thuế của dân một cách hợp pháp đó mà.
      Dân VN hiền quá, phải như dân Đông Âu hay Liên Xô trước kia thì chính quyền CS này bị dân lật đổ lâu rồi.
      Thật tiêc cho một nước VN giàu đẹp, dân tộc dũng cảm, thông minh mà lại bị một bọn ngu dốt, tham lam, ác độc lãnh đạo làm cho đất nước lụn bại rồi.
      Nói thật, nếu không có cách mạng tháng 8, thì VN trước sau cũng được Pháp trao trả độc lập và bây giờ thì phải hơn Đại Hàn dân quốc từ lâu rồi.

      Xóa
    8. Cac bac that tha ko biet chu .vi Dinh huong XHCN de bon lanh dao dua ban tay tham nhung vo vet chu thuc ra dinh huong XHCN .eo gi

      Xóa
  2. Xem ra, các nhà Ní Nuận của ta Núc Lày cũng bí. Quẩn quanh chọn câu, chẻ chữ, đảo lên, đặt xuống, đúng là "Lý luận đèn cù", trở đi trở lại cũng Rứa cả, có chi mới mô!
    "Định hướng XHCN" - rõ là định vị cho đảng lãnh đạo rồi, lặp lại mần chi:
    Đã 'định hướng' lại 'định vị'
    Đến khi tắc tị thì "định' cái chi?
    Định cho quan lớn béo phì
    Định cho dân chúng sầu bi đói nghèo?
    - Hay sao?

    Trả lờiXóa
  3. Thủ tướng nhấn mạnh: “Tất cả phải đi vào kinh tế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường. Và đã thị trường thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng”.

    Còn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại, bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… Thủ tướng lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ, còn người nghèo, đối tượng chính sách phải được chăm lo.

    Tất cả những điều này các nước tư bản chủ nghĩa đều làm, qua chính sách an sinh xã hội, người thất nghiệp còn được trợ cấp thất nghiệp, còn ở VN thì không
    Vậy thì theo quách kinh tế thị trường như các nước tư bản, khỏi phải định hướng gì cả.
    Các ông này muốn giữ lại Xã hội chủ nghĩa để lấy thuế của dân nuôi các ông, nuôi đảng CSVN đó mà.

    Trả lờiXóa
  4. Hội đồng Lý luận Trung ương, đơn thuần chỉ ngồi mà "Lý luận" thôi, không co s"Thực tiễn". Mà loài người đã đúc kết: "Lý luận xám xịt, cây đời mãi mãi xanh tươi".
    Chỉ tổ tốn lương, tốn nhiều chi phí hoạt động, "Ngâm cứu Khoa học", hội thảo, đi nước ngoài ...tham quan du hí, Phí tiền dân!
    Bọn tham nhũng cần gì soi vào mớ lý luận ấy, thể chế, cơ chế còn có thể ăn được, còn dễ ăn thì cứ ăn. Câu chữ lý luận chẳng là con mẹ gì với lũ lãnh đạo khoác áo CS mà chạy đua sống vơ vét giàu sang phú quý!

    Trả lờiXóa
  5. Cái "hướng" mà đã đi 85 năm qua, chưa biết đích ở đâu, chưa thấy hình hài nó là gì. Mà, như ý TBT NPT nói :"Có đi theo hướng đó 100 năm nữa, chưa chắc đã tới đích"!!
    Thế thì cứ Nghiên cứu lý luận, hội thảo, chữ nâng lên câu đặt xuống, rồi còn đưa vào NQ 12 sắp tới nữa...Hỏi có tích sự gì?

    Trả lờiXóa
  6. Chúng biết cả đấy nhưng cứ nói để dân đen thì cứ như đàn cừu bảo sao theo đó, còn chúng thì không đâu. Tư bản đỏ trá hình CNXH thôi!

    Trả lờiXóa
  7. Khương Hữu Biềnlúc 20:52 9 tháng 3, 2015

    Các vị GS.Ts bỏ ra suốt đời đi học Chuyên đề Triết hoc, CNCS, CNXH, nay nghỉ hưu cũng nhờ những chức sắc, bằng cấp ấy. Dễ gì họ rời bỏ Ní Nuận. Nhưng càng bám theo, càng nghiên cứu thì càng tắc tị. Thực trạng Liên Xô, Đông Âu và các nước XHCN lèo tèo bây giờ đâu còn như CNCS, CNXH mà các vị đã dày công "ngâm cứu". Thế mà vẫn cố bám víu. Cái bảo thủ, trì trệ, giáo điều sao mà cứ bám dai nhách, làm hại xã hội quá?!
    Muốn "thoát Trung", trước hết phải vứt những mớ lý luận siêu thực, vô bổ, nhàm chán ấy đi!

    Trả lờiXóa
  8. Gần đèn thì sáng
    Gần tuyên giáo thì ngu!

    Trả lờiXóa
  9. Châu Âu và Mỹ là đỉnh cao của tư bản chủ nghĩa,các bạn nghĩ xem có giải quyết được mâu thuẫn gay gắt tại nước họ không ?
    Nước Nhật là mẫu của kinh tế thì trường và xã hội đấy,
    Nói lại,kinh tế xã hội hiên nay ở các nước tư bản cũng lên voi xuống chó....nhiều viện kinh tế họ ngiên cứu và đưa ra thực hiện rồi cũng ao cả.
    Việt Nam chúng ta chả là gì đâu,nhưng cũng phải tìm con đường nào tốt nhất,thiếu chiến lược và đường lối thì chết chứ,còn trong quá trình sẽ cho ta thấy thiếu và sai thì sữa .
    Khi sản xuất không có thặng dư thì lấy gì mà XHCN,khi các doanh nghiệp chưa làm đã phá lấy gì có thuế,nợ ngân hàng lại xã hội phải gánh.
    Nhà nước là nhà nước,chôm chỉa là cá nhân lộ thì tống giam chả sướng đâu,tham thì ở tù vì làm gì mà cống cho đủ nơi,
    Nói cho vui thôi,nước chảy theo dòng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công S chuyên kiểu ăn nói hồ đồ, nói bừa, nói lấy được, không có dẫn chứng. Nói kiểu này nên về rừng ''sà lu'' tuyên truyền cho người rừng nó nghe...

      Xóa
  10. XHCN là thế nào - CNXH Là thế nào ? Em nào hiểu giơ tay ... Thày cho điểm 10 ...

    Trả lờiXóa
  11. Có một đề thi lớp trung cấp lý luận với nội dung như sau( kinh tế thị trường định hướng XHCN ) là như thế nào , bạn hãy phân tích ? . Thí sinh trả lời : ( kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền KT đẻ ra nhóm lợi ích , bọn tham nhũng , biến tiền thuế của dân , tài nguyên quốc gia thành các cung vua , phủ chúa cho lũ cán bộ sáng cắp ô đi , chiều cắp ô về , nạn mua quan , bán chức . Những kẻ đi cướp , nhưng cướp có văn hóa ) .

    Trả lờiXóa
  12. toàn bọn lừa bịp,tin chết liền

    Trả lờiXóa
  13. Tự xướng !
    Tiêu đề quá chuẩn! Hội đồng Lý luân Trung ương"Quẩn quanh câu chữ, có gì khác đâu?". Mình lại thấy Hội đồng Lý luận Trung ương là tổ chức tự xướng của những kẻ tham quyền chức nhưng ít tài, kém đức (văn hóa lùn) muốn khoe mẽ lãnh đạo giỏi, đứng trên gần 4 triệu đảng viên và 90 triệu con dân. Thật hợm đời. Các vị trí giả ngẫm xem!
    Sinh ra Hội đồng Lý luận Trung ương để một nhóm người ăn theo, nói leo lãnh đạo, tự cho mình có quyền suy nghĩ thay đảng viên và bao cấp tư tưởng trong đảng. Cách tư duy này phi thực tế Việt Nam và thế giới. Bởi lẽ "lý luận là màu xám, cây đời mãi mãi xanh tươi" (Gớt).
    Và như thế, tự dưng dân tôi lại mất thêm tiền nộp thuế cho mấy ông trí thức đảng ngôi "ní nẽ" đường lối, mô hình CNXH không bao giờ có. Thật lãng phí tiền của của nhân dân!
    Thành viên Hội đồng Lý luân Trung ương thực tình mà xét, toàn những vị có hàm cấp do ăn theo nói leo các vị BCT mà có. Thử kiểm tra lại xem, chắc đúng!
    Khi xưa, Mặt trận Việt Minh làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945 làm gì có Hội đồng Lý luận Trung ương; còn ngày nay, có Hội đồng Lý luận Trung ương nhưng các mô hình kinh tế đến nay gần bằng không (nông thôn tàn tạ, nhà máy, xi nghiệp biến mất, TCT 90 và 91 biến tướng, Tập đoàn Kinh tế bốc hơi...). Vậy, đúng là Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ"Quẩn quanh câu chữ, có gì khác đâu?", Các vị nhìn cho kỹ nghe!
    Mỗi khóa BCH Trung ương có một Hội đồng Lý luận, thực chất chỉ là kéo dại "lợi ích nhóm" của cánh hẩu trong Trung ương với nhau. Thực chất, Hội đồng Lý luận Trung ương có thu nạp được những diễn biến trong thực thế công tác tổ chức, kiểm tra và tưởng của đảng viên đâu. Thỉ dụ, (a) hiện tượng đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, từ bỏ đảng và (b) nhân dân trong nam ngoài bắc đi khiếu kiện đông người chưa được Hội đồng Lý luận nghiên cứu; (c) đảng viên có chức và có quyền ở các tỉnh thành chiếm đất xây nhà to, mua đất đai, chiếm đất của dân xây nhà thờ họ thì theo luật pháp nào ?...Hội đồng Lý luận Trung ương không có đề tài và dự án nghiên cứu.!.Trong khi đó, Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ quẩn quanh sửa câu chữ, sào sáo lại văn kiện Đại hội trước để trình Đại hội sau. Đúng thế, các bác cứ kiểm tra lại coi!
    Vấn đề quan trọng là tổ chức đảng ta đã bị sa đà và đi quá xa nguyên lý ban đầu xây dựng một tổ chức chính trị. Đó là về lý luân"(a) Sự phát triển của môn khoa học gắn liền với việc xây dựng hệ thống các khái niệm. Nếu nói đảng công sản là một môn khoa học thì những khai niệm ban đầu không rõ ràng, nên việc tổ chức và hoạt động đã sai từ đầu và sai có hệ thống từ đầu. Vì, (b) Nếu các khái niệm ban đầu được định nghĩa chính xác thì môn khoa học đó tồn tại và phát triển. Ngược lại (c) Các khai niệm ban đầu có định nghĩa không chính xác thì môn khoa học đó vẫn có thể tồn tại nhưng không phát triển được.
    Nhìn lại tổ chức và hoạt động của đảng cộng sảng Việt Nam đúng là đang rơi vào trường hợp thứ ba (c). Các cụ GS, PGS, TS về đảng cứ ngẫm xem.
    Chúng ta sẵn sàng trao đổi và cùng lý giải nhé.
    Xin kính mời!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Hoàng Gia nói thế này thì Công Sơn ''Rừng Sà Lu'' chạy văng dép chứ còn lý sự cùn cái gì nữa...

      Xóa
    2. Cái cơ bắp!
      Cám ơn bác Nặc danh (23:57 Ngày 09 tháng 03 năm 2015) có nhời hay. Tuy nhiên, người già (Cụ) đa phần Trí Cao, nhưng Sức Khỏe đi xuống. Còn bọn "Lý Sự Cùn" nhưng chúng có "Cơ Bắp" theo lối ''Rừng Sà Lu'' nên chúng nó không "chạy văng dép đâu nghe!
      Nhiều Cụ bị bọn Lý Sự Cùn dùng luật "Rừng Sà Nu" cứ ngày nào cũng "ní nuận", "ní nẽ" cãi cùn, các Cụ cũng ngán. Thế là, tặc lưỡi, bỏ cuộc!
      Khổ dây đố. "Lý Sự Cùn" nhưng "Cái Cơ Bắp" nó mạnh. Các Cụ cũng ngán!
      Có đúng không, Cụ Nặc Danh (Nhân Dân) ?

      Xóa
  14. Thua anh BuiVanBong,
    Hom nay vua co Bai Viet cua ong Ha-Sy-Phu :Thang gia-tri van-hoa lon nguoc.
    Bai` Viet nay xung-dang de bo-sung cho noi-dung Anh vua dua tren,
    Neu Anh Bong dua vao trangnha de cac ban doc thi rat bo-ich !
    (Bai cua HSP vua dang tren Basam)
    Cam-on Anh.

    Trả lờiXóa
  15. Các Ngài đừng xem thường, mặc dù 2 ông : Bùi Quang Vinh Ông nói: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà tìm”. Về thời gian chính thức để Việt Nam tiến lên CNXH, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định: “Không biết đến hết thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Nhưng trước mắt chúng ta đã thấy ông Tổng Mạnh, Tổng Phiêu..... đã đạt đến Thiên đường XHCN rồi đấy, còn dân chúng .... mặc kệ chúng mầy ! ! !

    Trả lờiXóa
  16. Theo quan điểm và ý kiến của tôi cùng chia sẻ cho vui nha?
    Cái khái niệm về kinh tế thị trường. Từ kinh tế thị trường thì đất nước nào hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới đều có và được giải thích rất nhiều nghĩa theo văn hóa truyền thống, thể chế chính trị của từng nước ......... Nhìn lại nước mình nó mới phát triển mạnh mẽ vào một, hai thập kỷ gần đây và sẩy ra rất nhiều tranh cãi. Nhưng thực chất vẫn là khai thác các lợi thế cạnh tranh về khả năng sản xuất, đất hợp cây gì, quản lý cái gì, trình độ tới đâu, bản chất con người đất nước họ như thế nào, điều kiện tự nhiên địa vi- thổ nhưỡng, quan điểm chính trị, cơ chế, ...................cùng nhau tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Trên quan điểm thằng nào khôn thì được chén, thằng nào ngu tự chết- tự chôn đến lúc nào hết chịu nổi thì chiến tranh hay khủng khoảng kinh tế gì đó. Bản chất của kinh tế thị trường nói lịch sự là cạnh tranh nhưng thực chất nó là biết cách tranh cướp nhau mà ăn cho lịch sự và đúng luật. Nói như vậy là lịch sự rất ra trò nhưng bẩn thỉu cũng không biết hết được đại khái nó như vậy.
    Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cái cụm từ này hình như nó vọng tưởng đang ở đâu thì phải. Hay mấy ông ăn rồi ngồi không mắc bệnh giáo điều, được đào tạo trong hệ thống trường đảng học thuộc lòng giáo điều. Cái bệnh giáo điều này nó còn dậy cách mưu hại nhau rất ác độc đấy không nói công khai đó thôi. Còn bệnh ăn lương rồi họ bảo sao ta cứ nói vậy khéo không bị chúng nó cho là chống phá nhà nước lại chết. Rồi ngày tháng qua đi cũng phải tẩy não chúng bớt đi để đi vào thực tại với dân hơn.

    Trả lờiXóa
  17. Xã Hội Chuột Nhắc, chuột mà không có đuôi thì kỳ lắm.

    Trả lờiXóa
  18. Cố đưa ra lý luận cho có vẽ khoa học, cốt để bám bíu được ngày nào hay ngày ấy đấy thôi!

    Trả lờiXóa
  19. Hội đồng LLTW chắc toàn những ...Gà Sống Thiến Sót, nên toàn đưa ra những khái niệm mà đám "Gà Sống Thật Sự" không thể hiểu nổi, bởi vì cái khái niệm ấy mang tính quá cảm tính mà không có định lượng, thậm chí cả không có định tính.
    Thiếu gì số liệu đối chứng để mà so sánh "định hướng XHCN" hay không "định hướng XHCN". Nhưng các vị đếch ...cần biết - chứ ko phải là ...đếch biết.
    Chỉ khổ cho đất nước này cứ phải "theo mồi, đuổi bóng" vì những cái ...đếch của các vị.

    Trả lờiXóa
  20. kinh tế thị trường định hướng xã hội c hủ nghĩa cũng giống như LÁ DIÊU BÔNG của thi sĩ HOÀNG CẦM đó mà

    Trả lờiXóa
  21. Tôi khẳng định 100% lãnh đạo đương chức cấp cao ở TU (từ cấp vụ trưởng trở lên-tất nhiên đều là đảng viên rồi) trong bụng đều không tin có thứ rác rưởi (XHCN) ấy đâu, nhưng vì danh lợi riêng (nhóm cá nhân) không vì cái chung của toàn dân mà cố giữ cố bám. Đẻ ra cái hội đồng trên thì bạn đọc Hoàng Gia đã nói đầy đủ rồi, tôi chỉ góp ý với bạn đọc trang bác Bồng 1 tý:
    - Theo tôi cái tên gọi KTTT định hướng XHCN không quan trọng, cái quan trọng là bỏ KTNN giữ vai trò chủ đạo, xã hội hóa, cổ phần, tư nhân hóa tất cả các DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, chỉ giữ lại những DNNN phục vụ ở lĩnh vực công ích, quốc phòng an ninh thiết yếu, tạo điều kiện môi trường KD bỉnh đẳng, công khai minh bạch
    - Thừa nhận 3 dạng sở hữu về đất đai.(NN, tập thể, cá nhân hộ dân)
    Chỉ cần tháo gỡ 2 nút thắt đó thôi thì mọi thứ dần dần chuyển biến theo hướng tốt lên, sau 1 thời gian thì điều 4 hiến pháp, đưa nghị quyết đại hội đảng vào cuộc sống trở nên nực cười, lố bịch, ấu trĩ hết mức (mà giờ đang lố bịch ấu trĩ lâu rồi đấy)

    Trả lờiXóa
  22. BAO NHIÊU CÔNG SỨC, TIỀN CỦA BỎ RA SUỐT NHIỀU NĂM TRỜI. BAO NHIÊU HỌC GIẢ GS-TS NGÀY ĐÊM NGHIÊN CỨU MÀ LẠI BẢO LÀ :"Quẩn quanh câu chữ, có gì khác đâu?". NÓI THẾ CÓ MÀ NÓI...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...NÓI THẾ MÀ NÓI...CHỈ ĐƯỢC CÁI ĐÚNG, CHUẨN XÁC, rõ là phường 'giá áo túi cơm' / Tầm chương trích cú úp nơm văn bằng!

      Xóa
  23. Cách mạng - cải cách ruộng đất - hợp tác hoá sản xuất - chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản - giải phóng - cải tạo công thương - giai cấp tiên phong - đánh tư sản - kinh tế mới .v.v. Toàn thùng rỗng kêu to , đặc sản của chế độ mà thường dân nghe qua đều nổi gai ốc ! Nay lại sinh ra quái thai " kinh tế ... địng hướng ..." nửa ? Đã kinh tế thị trường thì do nhu cầu thị trường điều tiết chứ sao lại định hướng cho được ? Nếu đã định hướng rồi thì sao còn là thị trường ?? Cái này là nói lấy được bởi do ôm khư khư cái chủ nghĩa xã hội nên buộc phải gọi hệ thống kinh tế mở của tư bản mà nhà nước đang vận hành cùng thế giới sau khi từ bỏ Học thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa vô lý cùng cực ! ?

    Trả lờiXóa