Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Thiếu chế tài xử lý trong trường hợp giám định kéo dài

* THU HẰNG
Sáng 6/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" (Gọi tắt là Đề án 258) chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cho biết: Trong năm 2014, các cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng và ban hành được một số lượng đáng kể văn bản hướng dẫn Luật Giám định tư pháp (GĐTP). 
 Tổ chức GĐTP công lập được quan tâm củng cố, kiện toàn một bước quan trọng, năm 2014 cả nước đã có thêm 04 trung tâm pháp y tại 4 tỉnh, thành phố được thành lập nâng tổng số tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y ở một số địa phương lên 54 trung tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định đã được đầu tư mua sắm, đáp ứng yêu cầu hoạt động giám định. 
Đội ngũ giám định viên tư pháp phát triển về số lượng, đảm bảo về phấm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có tinh thân trách nhiệm với công việc với tổng số giám định viên tư pháp trong toàn quốc lên khoảng 4.800 người. Đáng chú ý, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người giám định được quan tâm...
Tuy nhiên, việc kiện toàn tổ chức GĐTP công lập nói chung còn chậm, việc thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở một số địa phương còn chậm, tình trạng nợ tiền bồi dưỡng đối với người GĐTP vẫn tồn tại ở một số địa phương.
Tại phiên họp, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận về các tồn tại, hạn chế và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 nhằm nâng cao hiệu quả công tác GĐTP trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thuý Hiền cho biết: Việc ban hành văn bản hướng dẫn Luật giám định tư pháp tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu, vẫn còn một số nội dung về GĐTP cần được hướng dẫn nhưng đến nay vẫn chưa được các bộ, ngành thực hiện.
Đại diện VKSND tối cao nêu một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Đề án 258, và Luật Giám định tư pháp trong ngành KSND như: Một số vụ án có nhiều kết luận giám định khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về cùng một đối tượng giám định, xảy ra nhiều ở giám định tỷ lệ thương tật.Trong khi đó, còn thiếu chế tài xử lý trong trường hợp tổ chức giám định, giám định viên kéo dài hoặc không ra kết luận giám định. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp kéo dài giám định, không ra kết luận giám định đúng thời hạn. Trên cơ sở đó, kiến nghị cần có quy định rõ hơn, có chế tài đối với những cơ quan, tổ chức giám định kéo dài, không chính xác, đưa ra kết luận chưa rõ ràng...
Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương Lê Thị Thu Ba đề nghị, cần có chế độ, cấp ngạch cho giám định viên, chế độ cho chuyên gia để không lãng phí đội ngũ có kinh nghiệm. Nhấn mạnh xã hội hóa hoạt động GĐTP là cần thiết nhưng Phó trưởng ban Lê Thị Thu Ba cho rằng cần phải có cơ chế mới thành công được, hiện mới có TP. Hồ Chí Minh thành lập được một Trung tâm và số vụ việc thực hiện không nhiều. “Tổ chức GĐTP nhà nước là “bà đỡ” ban đầu nhưng dần dần giao tự chủ và không phân biệt nhà nước hay tư nhân”, bà Ba nói.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" đánh giá việc thực hiện Đề án, Luật Giám định tư pháp thời gian qua đã đạt được một số kết quả rất tích cực. Nhấn mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đúng Kế hoạch của Chính phủ là yêu cầu bắt buộc, là trách nhiệm của các bộ, ngành, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Phó Thủ tướng nêu rõ trong năm 2015 cần xác định Đề án, Luật Giám định tư pháp phải được việc thực hiện với tinh thần Hiến pháp mới và tinh thần cải cách trong một số luật đã và sẽ được Quốc hội ban hành trong thời gian tới với nhiều điểm đổi mới căn bản.
Phó Thủ tướng đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo ở cấp Trung ương, UBND cấp tỉnh cần nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình để tự mình hoặc chỉ đạo tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếusau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức nhận thức rõ về vị trí, vai trò của công tác GĐTP trong hoạt động tố tụng cũng như trách nhiệm của cá nhân, đơn vị đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; tăng cường tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý và nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên, người tiến hành tố tụng thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành và địa phương mình.
Các bộ, ngành cần thực hiện nghiêm túc việc soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản để triển khai thực hiện Đề án, Luật Giám định tư pháp, hoàn thành trong Quý II năm 2015.
Các thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án, Luật Giám định tư pháp tại một số bộ, ngành, địa phương, trong đó tập trung kiểm tra việc rà soát, lập công bốngười GĐTP, tổ chức GĐTP đảm bảo thông tin chính xác thuận tiện, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng cũng như nhu cầu của đời sống xã hội trong tình hình mới và việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người thực hiện GĐTP.
T.H
--------------

3 nhận xét:

  1. Nhắc đến Nguyễn xuân Phúc ( đương kim PTT chính phủ ) người dân chúng tôi chỉ biết " nhếch mép cười khẩy " ! Thật tội nợ , trông tay PTT này lại liên tưởng đến nhân vật " hòa đại nhân " trong phim TỂ TƯỚNG LƯNG GÙ của ông bạn vàng Trung Quốc ! Nhân vật PTT này giữ khá nhiều trọng trách , nhưng cá nhân tôi chỉ là một công dân bình thường ( nhưng hay theo dõi thời sự trong nước ) nhưng thấy hình như NXP là kẻ " nói nhiều hơn làm " nếu không nói là : hơi điêu ngoa ! Riêng về khoản ATGT " số người chết và bị thương hàng năm " , dân tình chửi Nguyễn xuân Phúc không tiếc lời vì đó là kẻ chỉ biết " nói phét , khoác lác " , luôn là cái giọng trên VTV : năm nay chết ít hơn năm trước ... 3 người nhưng số người bị thương nặng ( có nguy cơ chết ) tăng 200 người ! Và rồi nhân vật này còn lãnh trọng trách " chỉ đạo kinh tế miền Tây Nam bộ ..." , không hiểu sao dân Nam Bộ nói với nhau thế này " mong sao thằng này biến đi nhanh cho dân tui nhờ ! Đúng là dân gian nói chẳng sai : mỏng môi hay hớt , tớt môi hay hờn ! Hoặc như " trông mặt thì đặt hình dong , con lợn có béo thì lòng mới ngon " , không biết có nghiệm với đương kim PTT Nguyễn xuân Phúc không nhỉ ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nay, "trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng bị bơm"!

      Xóa
  2. "CHÍNH PHỦ" phải do dân bầu ra, chứ không phải đi cướp! Phải không?

    Trả lờiXóa