Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

> XUYÊN TẠC, CHE GIẤU LỊCH SỬ LÀ CÓ TỘI LỚN !

Tượng đài Thánh Gióng ở Sóc Sơn - Hà Nội
                                                         * Bùi Văn Bồng
Trong bài: “Thăng Long: Vùng đất huyền sử”, Giáo sư Nguyễn Văn Thành (Thụy Sĩ) đã viết:
“… 2. Thánh Gióng được gọi lên đường đánh tan giặc Ân. Theo sử sách, giặc từ phía bắc tràn vào xâm chiến nước non mang tên là giặc Hán, giặc Nguyên, giặc Minh và giặc Thanh. Không một loại giặc nào mang tên là giặc Ân, tuy dù có một nhà vua của Trung Quốc mang tên là Ân, vào khoảng năm 200 sau công nguyên. Vậy giặc Ân được Thánh Gióng đánh tan tành là loại giặc nào?
“Đến tận vùng núi Sóc Sơn, nơi có Đền thờ của Ngài, chứng kiến những vết chân ngựa to tướng và bây giờ là những hồ nước chung quanh đền thờ. Tôi mới nhận thức được rằng: Giặc Ân đã khởi phát từ trung tâm của Đồng bằng sông Hồng.
“Thánh Gióng đã dẹp tan giặc Ân ở nơi ấy và bay lên trời từ nơi ấy, chứ không phải ở tận biên thuỳ và từ biên thuỳ xa xôi.
“Chừng ấy dữ kiện cho tôi thấy rõ: Giặc Ân đã khởi phát ở giữa lòng quê hương, trong thâm cung cõi lòng của con Hồng cháu Lạc. Giặc Ân, trong lối nhìn ấy, là giặc Tình, giặc Nghĩa, giặc quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cũng như giữa anh chị em đồng bào. Theo cách nói của ca dao, đó là loại giặc giữa “gà một nhà bôi mặt đá nhau”.
“Nguồn gốc phát sinh loại giặc Ân này là tinh thần Nhị nguyên đang len lõi nằm vùng, ăn đời ở kiếp, trong chính tâm hồn của mỗi người. Tình anh chị em đồng bào bị chà đạp, vì những lời khẳng định vô căn cứ như:
- Tao tốt, mày xấu,
- Tao hơn, mày thua,
- Tao yêu nước, mày bán nước,
- Tao đúng, mày sai,
- Tao có chân lý, mày phi lý, mày sai lạc.
“Vì loài giặc nay đang tung hoành ngang dọc, cho nên người đánh người, người chà đạp, bóc lột, ức hiếp người. Cha mẹ đánh đập con cái. Cho nên, chính chúng ta đã và đang sản xuất những đoàn lũ người trẻ bỏ nhà đi lang thang, cao bồi du đãng, hút xách, nghiện ngập, xì ke, ma tuý, xi đa, cờ bạc, hối lộ, tham tàn, mua bằng cấp, bán chức tước địa vị.
“Nhằm đánh tan loại giặc Ân này, Thánh Gióng đã được bà con xa gần nâng đỡ, đóng góp, bằng cách cung cấp “ngựa sắt, roi sắt, mủ sắt…”, nghĩa là ý chí quyết tâm và lòng can đảm vô bến bờ.
“Không học lại một lối nhìn, không nghe lại với vành tai xôn xao, không học yêu thương với quả tim của Quan Thế Âm, không mang một tấm lòng cao cả và bao la của trời và đất, làm sao chúng ta có khả năng xây dựng những quan hệ chia sẻ và đồng hành với mỗi người anh chị em đồng bào trên khắp những nẻo đường của đất nước?” (*). 
              Ngay từ đầu bài viết, đã thấy ông giáo sư Thành hào hứng: "Thánh Giống được gọi lên đường..."! Vậy là GS. Thành cho rằng khoảng hơn 3.000 năm trước (đời HV thứ 6) mà đã có chế độ "nghĩa vụ quân sự" rồi hay sao? Cái từ "gọi lên đường" chỉ có sau khi nhà nước quy định công dân có nghĩa vụ phải tham gia quân đội. Rồi ông Thành thở một hơi dài dằng dặc kéo rê hàng loạt chặng đường lịch sử: "Không một loại giặc nào mang tên là giặc Ân, tuy dù có một nhà vua của Trung Quốc mang tên là Ân, vào khoảng năm 200 sau công nguyên. Vậy giặc Ân được Thánh Gióng đánh tan tành là loại giặc nào?... 
              Ngờ đâu, ngay sau đó tác giả lại cà lơ cà chớn: "Tôi mới nhận thức được rằng: Giặc Ân đã khởi phát từ trung tâm của Đồng bằng sông Hồng" (?!).
               Tôi đọc một đoạn trên đây trong bài viết mang tính nghiên cứu về lịch sử của giáo sư Nguyễn Văn Thành mà thấy giật mình: “Lạ quá, một vị học hàm giáo sư mà đưa ra những lời bình phẩm về lịch sử dân tộc thiếu căn cứ, tùy tiện, có đầy sự áp đặt như vậy"!
        Lịch sử đã ghi giặc Ân chính là giặc nhà Thương bên Trung Quốc. Ông GS. Thành nghĩ thế quái nào mà đưa ra một bài viết lộn tùng phèo, trớt huơ trớt hướt như vậy?
          Theo Lịch sử Việt Nam, thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), tức Đèo Ngang (Hà Tĩnh hiện nay), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là nước Ba Thục (nay thuộc Tứ Xuyên - Trung Quốc). Vậy là so với biên giới hiện nay, Trung Quốc đã chiếm mất phần đất rộng lớn gốc xa xưa của nước Việt ở phía Bắc (đến sông Dương Tử). 
             Sử cũ ghi lại: Nhà Thương (Thương  triều), còn gọi nhà Ân (Ân Đại và Ân Thương) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766  trước Công Nguyên - TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo “Trúc thư kỳ niên” thì khoảng thời gian này là 1556 tới 1946 TCN. Các kết quả của “Hạ -Thương-Chu đoạn đại công trình” coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.
Sử bên Tàu cũng ghi rõ: Nhà Thương tiếp nối sau triều đại nhà Hạ và trước nhà Chu. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ (Trụ Vương). Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác: Để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục.
Sử Trung Hoa bắt đầu được ghi chép thành văn từ thời nhà Thương, và những điều chép đó đúng với kết quả các công trình khai quật. Tới 1964, người ta đã in và công bố 41.000 hình khắc gọi là “giáp cốt văn) và 3000 chữ khắc thời đó.
Văn minh đời Thương đã đạt mức cao của thời đại đồ đồng. Các bộ sử đời sau ghi lại: Vua Thành Thang sau khi diệt vua Kiệt nhà Hạ, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam (bên Trung Quốc ngày nay. Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ 7 lần, lần cuối cùng tới Ân Khư (khư nghĩa là đồi) ở phía Đông, gần An Dương,  đổi quốc hiệu từ Thương sang Ân.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên: Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua (theo các giáp cốt). Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau.
Lễ hội Đền Gióng

       Truyền thuyết Thánh Gióng thực chất là “điển hình hóa, thần thoại hóa” ghi lại chiến công đánh ta giặc Ân của tổ tiên ta từ thời xa xưa từ thời Hùng Vương thứ 6. Về những dẫn liệu lịch sử trên đây. Các tài liệu từ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam, Sử ký Tư Mã Thiên… đều ghi nhận như vậy.
Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương, hay Xung Thiên Thần Vương là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam(tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội), thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác từ phương Bắc (giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà nội ngày nay.
Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với Thánh Hùng Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân. Ông sinh ra và mất trên đất Hiệp Hòa (Bắc Giang) và được thờ ở Đền LA khoảng 3.700 năm nay. Trong "Trường thiên đối liên" (mỗi vế đối có 71 chữ Hán) còn lưu lại ở Đền LA có câu nêu công đức của hai Thánh Gióng và Thánh Công:
... Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí
Đương ư sóc phong liệt tướng
Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân,
dịch nghĩa:
... Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc
Cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn
              Thành truyền thuyết: phía Nam sông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài (tức là phía Nam sông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, phía Bắc sông Cầu có người tài là Hùng Linh Công).
Truyện Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước. Đại Nam quốc sử diễn ca (Lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ…
… Nghe vua cầu tướng ra quân
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương
Lấy Trung làm Hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu với triều định
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan…”.
Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại nhiều nơi trong đó có hai nơi là: Hội Gióng ở đền Sóc Sơn tại núi Sóc huyện Sóc Sơn vào 6/1 âm lịch hàng năm; và hội đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện (Gia Lâm) vào ngày mồng 9/4 âm lịch đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Phong giao xứ Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".
               Vậy, trước những nội dung xuyên tạc lịch sử trên đây, ông GS. Nguyễn Văn Thành cần suy nghĩ nghiêm túc, có trách nhiệm và nhất là phải có lòng tự trọng khi viết, công bố những vấn đề về lịch sử. Đừng cẩu thả, ẩu đại mà làm ô danh học hàm giáo sư! Mới đây, người ta phát hiện một 'sáng kiến vĩ đại' của ngành giáo dục gây xôn xao dư luận là: Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK (bài tập đọc Hai Bà Trưng _ Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”; làm cho học sinh phải hỏi: "Ông ơi, Hai Bà Trưng đánh giặc nào?". Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu? Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?...
           Xuyên tạc lịch sử và che giấu lịch sử vì bất cứ động cơ gì, đều là có tội lớn với dân, với nước!
BVB
---------------------------------------------------------------
+ (*)http://www.chungnhanduckito.net/tacgia/gs.thanh/thanglong....htm
>http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=80&ia=955

11 nhận xét:

  1. Người Việt yêu nướclúc 19:26 7 tháng 12, 2012

    Đây là một sự thật đau lòng cho nền Giáo dục nước nhà , chỉ mang học hànm học vị mà cái đầu rỗng , với những con người này làm sao đất nước phát triển , dân tộc cường thịnh ?
    Đau lòng không thể chết Việt nam ơi !!!

    Trả lờiXóa
  2. Viết sử nhưng không biết gì về sử, đó là tội. Ông Nguyễn Văn Thành chắc chắn chưa đọc qua bộ truyện Phong Thần của Tàu chớ đừng nói chi tới chuyện nghiên cứu lịch sử Tàu nên mơi 'nói ngu' không có giặc Ân nào (?). Cuối đời nhà Ân là vua Trụ do ham mê tửu sắc và để ra câu chuyện Khương Tử Nha phạt Trụ dựng lên nhà Chu.
    Đè nghị, tước bỏ học hàm, học vị của 'giáo sư, tiến sĩ giấy Nguyễn Văn Thành'...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Bồng đã có một trả lời xác đáng cho vị "dáo xư" kia.
      Có mộ thực tế khác cũng đau lòng không kém là các dấu chân ngưa sắt của Thánh Gióng đã bị lấp đi trồng lúa ngô rồi. Tôi đã trực tiếp gởi thư cho Tổng cuc Du lịch và UBND tỉnh Vĩnh Phú (thời khoán 10) đề nghị khôi phục lại những dấu tích đó khi chưa muộn- nhưng họ vẫn lặng lẽ làm ngơ.
      Rất mong bác Bồng va mọi người tiếp ý,
      Trân trọng!

      Xóa
  3. Tưởng ông thành bôi bác Lại Nguyên Ân.

    Trả lờiXóa
  4. Ông Thành không phải là không biết sử Ta mà ông viết theo đơn đặt hàng của đồng chí X... và Cục tình báo Hoa Nam ấy mà. Ông ấy giải thích việc Vn nhỏ bs, nghèo khổ do Nội bộ chứ không phải bọn Bành trướng phương bắc.Thật tầm bậy. Ôi trí thức Thời nay !!!

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không biết ông Thành này có bằng "giáo sư dịch vụ" do chạy mua lúc nào? Nhưng đọc văn phong thì có lẽ chưa tốt nghiệp THPT (cấp 3) do điểm văn-sử-đia bị quá thấp.

    Trả lờiXóa
  6. Trịnh Đình Hiệnlúc 08:00 8 tháng 12, 2012

    Ông Giáo sư 'bằng thật-học giả' này lấy chuyện sử chống giặc Tàu ra để cà chớn nói kháy chính trị và nịnh Tàu, nối giáo cho giặc, bị bác Bồng đánh cho vài roi là dúng tội quá rồi.Mang tiếng hàm giáo sư, sao mà nhục! Ha...ha...đáng quá!

    Trả lờiXóa
  7. Cháu thấy Ông-chú Hiện nói rất chuẩn, có lẽ bằng GS này ông Thành mua cùng một mớ hàng "Đào tạo chất lượng cao" với ông Gs Hoàng Quang Thuận "thơ thiền", cái lối nổ tùy hứng, nói và diễn đạt na ná nhau quá!

    Trả lờiXóa
  8. "thuốc đồng hóa" từ phương Bắc đang được.... đổ vào... thế hệ trẻ về sau chắc sẽ được học những bài học về tình anh-em, "người bạn vàng" với Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  9. Giáo sư Nguyễn Văn Thành (Thụy Sĩ)chứ có phải (Việt Nam)đâu! Chắc ông ta là người gốc Tàu mang giả tên Việt!!!

    Trả lờiXóa
  10. rat buon cho nhung vi hoc gia viet nam cung ham nay ham no song chi an bam tren lung nguoi dan dong thue ma chang de ra duoc loi ich gi

    Trả lờiXóa