Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

> TRÊN-DƯỚI VÀ KỶ CƯƠNG PHÉP NƯỚC



* Bùi Văn Bồng
Trên bảo dưới không nghe.
Dưới góp ý, trên không thèm nghe.
Dưới phê bình bị trên trù úm.
Trên chỉ đạo đường này, dưới làm theo nẻo khác.
Trên bảo không được làm, dưới cứ làm.
Dưới làm sai, trên nhắc nhở, càng làm sai hơn.
Trên dưới đồng lòng...làm sai, không thể coi đó là 'đoàn kết nhất trí cao' trong một đảng cầm quyền chân chính, mà thêm hại dân, gia tăng tiềm ẩn những nguy cơ sụp đổ chế độ, mất nước.
Dưới làm sai, trên không biết. Trên biết, nhưng lờ đi cho dưới làm sai, vv…
Đó là hội chứng đáng lo ngại thể hiện mối quan hệ trên-dưới không đồng lòng, kỷ luật đảng không nghiêm, vai tròn Đảng lãnh đạo bị mờ nhạt, kỷ cương phép nước lỏng lẻo.
Qua những hệ lụy không tốt đẹp gì, bị mất lòng dân, mất niềm tin như các vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đều chỉ đạo không được sử dụng lực lượng công an, quân đội vào việc cưỡng chế, thu hồi đất. Trung ương đã chỉ đạo các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì nhà đầu tư, chủ dự án phải thương lượng với dân, bồi hoàn thỏa đáng…Nghĩa là phải thực hiện đung spháp luật, minh bạch, công bằng, dân chủ. Cấp rên nhắc nhở nhiều, họp hành cũng liên tục, nhưng sai vẫn hoàn sai. Sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư nói là “cánh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, nhưng xem ra hiệu quả chuyển biến rất chậm. Như vụ cưỡng chế thu hồi đất mới đây ở xã Kim Sơn, Đông Triều (Quảng Ninh), chứng tỏ các vụ Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản chẳng có  ai chịu rút kinh nghiệm. Thấy các cuộc triển khai tự phê bình, phê bình không chuyển biến được gì, không cảnh báo, cảnh tỉnh, không răn đe được ai. Lộng quyền, lộng hành, mất dân chủ vẫn xảy ra ầm ĩ. Đó cùng coi như loạn sứ quân thời nay.
Sử sách còn ghi: Đinh Tiên Hoàng (924-979) là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ  quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1.000 năm dân tộc bị họa lâm vào cảnh Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, do Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế…
Nay, nước ta có 63 tỉnh, thành phố, với gần 700 quận, huyện. Rồi còn các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty…Dưới còn có trên 11.000 xã, phường. Nhưng trong những năm gần đây, ở các tỉnh, thành, quận, huyện và cả cấp xã đã xuất hiện có sự tùy tiện tỏ ra “toàn quyền”, quan liêu, lộng hành, hống hách với dân, làm sai các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Chính phủ.
Như thế, thời nhà Đinh có 12 sứ quân mà dẹp loạn đã khó, nay ta lại có hàng trăm “sứ quân kiểu mới” hay sao? Có những thực trạng, những vụ việc mà  các cấp lãnh đạo bên trên có biết, nhưng chậm chỉ đạo khắc phục, nghe báo cáo một chiều, để cho cấp dưới lộng quyền cưỡng bức mạnh tay vớii nhân dân, gây phản ứng cho xã hội. Nhưng có những vụ việc cấp ủy, chính quyền hầu như được “dựa hơi” lãnh đạo cấp trên, bộ, ngành Trung ương nên họ hành động, ra những quyết định sai trái, tỏ ra không ngán ai, sinh ra dư luận làm mất uy tín Đảng, Nhà nước. Như thế chỉ nặng về tập trung, kiểu chế độ tập quyền, độc đoán, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ.
Cấp ủy Đảng, chính quyền, nơi người dân đặt niềm tin vào chế độ, nhưng lại không thực hiện đúng nghị quyết Đảng, làm sai chủ trương, sai chính sách, sai pháp  luật, gây mất dân chủ, làm xói mòn và đi đến mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước  thì loạn quá rồi còn gì!
Hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng triển khai thực hiện quá chậm, thiếu đồng bộ, kém hiệu lực, thiếu tổng lực và không nghiêm minh.
Sự độc đoán, chuyên quyền, vi phạm nghiêm trọng và bất chấp kỷ cương pháp luật ngày càng nhiều, quyền dân chủ không được tôn trọng, chưa nói đến các mỹ từ, nào là “của dân, do dân, vì dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, rồi nào là “phát huy, nâng cao quyền dân chủ”, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở…. Ngay như trong Báo cáo Chính trị Đại hội XI của Đảng cũng chỉ rõ: Nhân dân bị chặt đi quyền dân chủ, không còn được thực thi và phát huy vai trò giám sát, hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Đối thoại Đảng với dân, chính quyền với dân không thực hiện thường xuyên, còn mang tính hình thức và không hiệu quả. Những lợi ích hợp pháp của dân không được coi trọng…Nhưng, nói cho ‘hay’ vậy thôi, làm mới là quan trọng.
 Trù úm, trả thù, chèn ép,  vui dập lẽ phải, coi thường công lý vẫn xảy ra. Có những trường hợp đau lòng như ông Đỗ Kim Đễ, cựu chiến binh, cựu Đảng ủy viên, cựu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã, hiện đang giữ chức Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, do nhiều năm kiên quyết và kiên trì chống tham nhũng mà bị khai trừ Đảng.
Trong thực tế, mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương đã chỉ đạo, nhưng cấp địa phương vẫn giải quyết chưa kịp thời, hiệu quả thấp và chậm những vấn đề mới phát sinh; chưa tạo được sự đổi mới về chất lượng hoạt động của Quốc hội và các cơ quan dân cử; sự điều hành của Chính phủ có những mặt vẫn bỏ qua sự kiện, vụ việc và những vấn đề phát sinh, những “điểm nóng”. Chính quyền các cấp và các đoàn thể nhân dân, nhất là cán bộ đảng viên, người đứng đầu chưa thực sự gắn nhiệm vụ, chức trách với những hoạt động thực thi dân chủ.
        Đã nhiều khóa, nhiều nhiệm kỳ qua, có cái lạ là việc gì cũng chờ Thủ tướng giải quyết. Nhưng Thủ tướng giải quyết rồi, giao cụ thể cho địa phương, thì địa phương lại tìm cách “hoãn binh”, tìm lý do kêu khó, kéo trì chậm hoặc không làm theo, có khi làm ngược lại (như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng). Bộ máy Đảng, chính quyền và các bộ, ngành được xây dựng và trao quyền đầy đủ, tại sao không làm mà cái gì cũng phải đợi quyết định và sự trực tiếp giải quyết của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng?
Theo thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện. Vai trò và chức năng điều hành của Chính phủ cũng rất quan trọng đối với địa phương, bộ, ngành. Có một số vụ việc, các quan địa phương hầu như được dựa dẫm,”chống lưng”, hay được động tác “bật đèn xanh” của cấp cao hơn, cho nên từ Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND, cả Ban Thường vụ lại rất nghênh ngang đến mức “làm liều, làm tới, coi dân như cỏ rác”. Vì vậy, dễ gì tự nhiên có nạn “sứ quân” mà còn là nạn kiêu binh, hống hách...cường hào đối với người nông dân do có vấn đề  chia đất, ăn phần...của lãnh đạo nhiều cấp từ dưới lên trên.
Đây là sự thực trạng biểu hiện trên-dưới liên kết, câu móc, thành nhóm lợi ích, thành dính chùm, kéo dây để hợp lực công quyền bảo vệ lợi ích cá nhân, khư khư ôm chặt của cai rvà chức vụ. Chỉ có lô gích này mới giải thích được sự kiện Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản và nhiều nơi khác, dẫn tới người dân bị cướp đất đến mức trắng tay, bị đàn áp oan khốc. Họ còn đưa CA tham gia vào cưỡng chế cũng nằm trong mục đích này, hay nói khác đi lực lượng "vì dân phục vụ" nay đã biến thành lực lượng đàn áp   cưỡng chế bằng bạo lực góp tay với người đi cướp đất của bà con nông dân và trở thành nạn kiêu binh, đánh đập, bắt người tàn bạo đến mức hung ác trắng trợn. Chính sách đàn áp như thế là nguyên nhân gây mất ổn định trong xã hội, đánh mất bản chất, ý nghĩa của một chính quyền cách mạng "do dân vì dân và của dân". Đó là sự “tự diễn biến” ngay trong nội bộ Đảng, chính quyền của ta, không nên đổ cho “thế lực thù địch” nào khác.
Trong “6 điều Bác Hồ dạy công an” có ghi rõ: “Đối với tự mình phải cần-kiệm-liêm-chính. Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép”. Vậy kiểm điểm lại, công an của ta nay thực hiện 6 điều dạy của Bác Hồ đến đâu? Được bao nhiêu? Công an là “thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân”, nhưng khi dính vào những vụ như thế thì đã thực sự dùng “thanh bảo kiếm” đó để bảo vệ uy tín Đảng lãnh đạo, bảo vệ nhân dân như thế nào? Sao không nghe lời Đảng như nghị quyết, sao lại quên lời Bác dạy, sao không bảo vệ nhân dân? Thật là đau lòng khi thấy công an vì “giúp” chính quyền và đại gia lấy đất của dân mà đã hành xử người dân thảm thương như vậy.  
Thế nên, cần phải nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng, thực chất xã hội, cần phải xem lại có hay không trong thể chế xã hội VN đã xuất hiện loạn nhiều “sứ quân kiểu mới”? Nếu có, đã đến mức nguy hại gì? Hậu họa sẽ dẫn tới thế nào? 
Thực trạng nguy hại này cần được nhận diện cho rõ, làm sao để thực hiện đứng như phương hướng Đại hội XI đã đề ra cho nhiệm kỳ 2011-2016: “Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân…Chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức. Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết”.
Nghị quyết chuẩn bị công phu, kỹ càng, đọc lên sang sảng như vậy hết khóa này, sang khóa khác, quán triệt đến tận chi bộ và từng đảng viên, nghe đọc vanh vách. Thế nhưng, nhìn lại thì những câu hay ý tốt ấy đi vào thực tế cuộc sống được bao nhiêu? Có lẽ, như bao nhiệm kỳ đại hội đã qua, điệp khúc "hô hào hăng hái, thị hiện trễ nãi" vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Và rồi những câu chữ này sẽ còn được các "chuyên gia nghị quyết" tỉa tót, tu từ học cho hay hơn để lại bê nguyên xi những nội dung nghe khoái lỗ tai vào Đại hội Đảng XII sắp tới?
       B.V.B

8 nhận xét:

  1. Anh Bong oi!: Tai sao nghi quyet khong noi la: Thuc hien ngay dan chu? ma noi la thuc hien tot hon? Tai sao khong noi la: thuc hien dan chu va chiu trach nhiem ve hanh vi vi pham dan chu ma lai noi: Phat huy dan chu de cao trach nhiem?
    Cai ma tren bao duoi khong nghe chinh la cac thuat ngu da dang da chieu nua nac nua mo gay ra.
    La mot chuyen vien trong co quan cong quyen toi qua hieu nhung cau bung nhung bay nhay nhu vay.

    Trả lờiXóa
  2. CCB đánh TQ xâm lượclúc 09:42 25 tháng 12, 2012

    Anh Bồng ơi! Người dân chán những câu-chữ mài sẵn trong các NQ ấy rồi, những khẩu hiệu và "mớ" lý thuyết trống rỗng, vô tích sự...Nhưng các cấp CQ, Đảng thì lại mắc bệnh "tự sướng" nặng , nên mới luôn tuyên bố :"được nhân dân đồng tình" . Cứ thử bỏ phiếu xem dân có đồng tình không?

    Trả lờiXóa
  3. Đây đùng là thời kỷ cương phép nước bị vứt bỏ, xếp xó, loạn sứ quân kiểu mới quá nặng rồi! Chủ yéu là bảo vệ cả Quyền và Lợi của Nhóm lợi ích. Cảm ơn anh BVB đã đưa ra và phân tích sâu vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  4. Chính quyền phán bảo, đồng tiền sai khiến, bắt người tùy tiện, đánh dân không tiếc tay. Thật đúng thực tế, lý giải có chọn lọc. Tuy vậy, các "chuyên gia nghị quyết" tỉa tót, tu từ học. Điệp khúc rồi, chỉ cần thay ngày tháng, nội dung cứ dzậy hoài.

    Trả lờiXóa
  5. Có người bạn trong "một bộ phận không nhỏ" nói với tôi":
    -- Trên nói, dưới không nghe, vì có căn nguyên. trên cuỗm một phát hệt cả chuồng heo, mà toàn heo nái (ngân hàng), mà vẫn ung dung tự tại, đến đâu cũng vẫn có khẩu hiệu chào mừng, vẫn oai! Còn như tớ chỉ "ăn không" có vài cân thịt, nhưng bị phê lên dìm xuống. Trên mà vậy, nói ai mà nghe". Hóa ra, đời vón vậy.

    Trả lờiXóa
  6. Dưới trên- trên dưới, lại dưới trên
    Lộn tùng phèo hết, chỉ quên dân nghèo.
    heo..heo ... ấy là heo...heo....

    Trả lờiXóa
  7. Độc lập Tự do Hạnh phúc?
    Độc lập thế nào được khi chóp bu mất đoàn kết. vì mất đoàn kết nên triệt tiêu sức mạnh lẫn nhau giặc Lạ khẽ đánh đã mất nước. Mất lòng dân thì giặc đến ai đánh mà gọi là độc lập dân tộc.
    Tự do: Trên bảo dưới không nghe vì trên tham lam ăn nhiều. Dưới bảo trên không nghe vì trên sợ mất chức mất quyền lợi lộn sòng cả nên dân đen mần chi có tự do. Dân quyền bị bạo lực hãm hiếp, làm đúng luật pháp cũng bị cho là sai, bị cho là chống đối người thi hành công vụ vậy dân quyền ở mô mà gọi là tự do?
    Hạnh phúc: Đất đai là nguồn sống, tư liệu sản xuất chính của dân Việt, vậy mà cậy quyền áp đặt cướp quyền lợi chính đáng của dân thì hạnh phúc dân làm gì có.

    Trả lờiXóa
  8. Khong hieu nhung nha soan luat co bo quyen hay khong nhung cum tu Nghia vu doi voi cac co quan cong quyen hau nhu khong co. Cac co quan cong quyen chi thay co quyen ma khong thay co nghia vu thuc hien,( vi nhu canh sat giao thong co quyen bat giu cac hanh vi vi pham giao thong, vay truoc khi thuc hien cai quyen do thi nghia vu cua CSGT la cai gi?- NHa nuoc thu phi dam bao giao thong day la quyen , con nghia vu cua ho dam bao duong bo nhu the nao thi khong noi) Neu la nghia vu thi nhan dan moi co quyen yeu cau, con trach nhiem nghe thi thay no hay day nhung thuc ra cai trach nhiem chi la cum tu chung chung chang ai chiu ca.
    Co lan mot anh ban hoi toi: Nha nuoc la gi? Toi tra loi: Nha nuoc la mot pham tru truu tuong,nhung co ngoi nha cu the o trong do co nhung con nguoi binh thuong nhat; co quyen nhung khong co nghia vu
    Khi nao trong cac luat; giao cho co quan cong quyen co quyen thi phai giao luon cai nghia vu cho ho. Dan moi co co so de doi ho thuc hien nghia vu truoc khi ho thuc hien quyen.

    Trả lờiXóa