Ngày xưa các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay
than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ
thương hại trước sự ngu ngơ, khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân
các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì
đến quyền của mình.
Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu
như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người
lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như
tránh hủi.
Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng
với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ
được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành
động cách mạng”.
Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn
nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng,
giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh
phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối
tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa,
học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào
bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng
chính trị.
Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính
trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi,
bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới
thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà
nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa.
Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái
niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ
thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu
biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn.
Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung
sướng như thế nào.
Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến
các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của
họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu
mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc
mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất
nước.
Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc
lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào
bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như
tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng
chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo
đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa
trang hoặc lò thiêu.
Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn
chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu
của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng
Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim
Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi
bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói
chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình.
Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế
nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.
Dương Hoài Linh’s FB
--------------
Chính sự tàn bạo của chế độ cộng sản trong một thời gian dài,trong một không gian rộng đã tạo ra một sự sợ hãi "đích thực".Sự tàn bạo của đãng là ở chổ,khi trừng trị thì phải "tru di tam tộc".Trong đơn thư tố cáo 3 Dũng của lão Phan Diễn,luật sư Phan Trung Hoài đã bị lão đòi "xem xét,xử lí" vì ông ấy là...thầy của luật sư Lê Công Định.
Trả lờiXóaAung San Suu Kyi : "Tài sản quý giá nhất của quốc gia là sự không sợ hãi của tuổi trẻ"
Khi tất cả cùng đứng lên,không sợ hãi,thì đãng sẽ tự tiêu vong.
Ông Phan Diễn này về hưu rồi mới bầy đặt .Tham gia góp ý ,tố cáo Đ/C đồng đội trong Đảng . Đúng là một trò hề không hơn không kém, trò té nước theo mưa học đòi bọn RẬN chủ he he .
XóaTheo dõi đaij hội 12 hay quá
XóaChúng đang tranh nhau cái ghế,cao của quyền lực
Quyền lực sinh ra tiền,tiền để kéo bè kết cánh
Bán nước ,cướp đất của dan cúi đầu gập lưng với tàu
Vênh mặt với dân
Len chúng mang cả vũ khí đi diệt nhau rồi
Dân ta tránh xa kẻo tai bay vạ gió nhé
Xem trận này qua hay đấy,các đồng chí cùng hội cùng hè cả,chỉ vì chia chác không đều mà dàn trận chuẩn bị tông nhau
toi thay bai viet tren rat dung rat hay cam on tac gia , bai nay co tac dung nang cao nhan thuc cua lop tre
XóaTôi quen một ông , đúng như tác giả đã viết , dị ứng chính trị , hễ nói đến là ông gạt phắt " không quan tâm " , tôi giải thích rằng chính trị là tất cả , là giá cả , là lương lậu , là quyền lợi nhưng ông vẫn " không quan tâm " tôi tiếp , anh lái xe vi phạm luật bị phạt vì anh không theo dõi thời sự nên anh không biết là họ vừa ban hành những quy định mới , anh không quan tâm đến chính trị nên anh thiệt , vậy mà ông vẫn " không quan tâm " ! Không biết có bao nhiêu triệu người VN như ông ta nữa ? chỉ vì " không quan tâm " nên họ thành trâu bò cho người khác cưỡi mà không biết .
Trả lờiXóaNgạn ngữ Châu Âu : " Con người hơn con cừu ở chỗ biết mở cửa " .
Phải nói cho đúng : Đó là sự cam chịu và an phận, nó cũng là một dạng của chính trị (chưa kể một số rất lớn nghĩ mình được hưởng lợi từ chế độ này)
XóaTôi vẫn nghĩ rằng sự chán ghét thậm chí căm thù vẫn là chủ đạo, nhưng bị kìm nén bởi sự sợ hãi
Khi một cuộc cách mạng xảy ra ta mới nhìn thấy rõ được ý chí của họ là gì
Ví dụ bây giờ có mấy chục quả Tomahoks bay vào chẳng hạn
Bạn ND14:56 nói đúng , tôi công nhận , nhưng có những người họ coi đồng tiền , bát gạo , giá cả , luật lệ không thuộc về chính trị !!! Ông ta nói , tôi chỉ cần công việc để kiếm ăn là đủ . Hà , nhưng ông ta không biết , rằng mọi thứ xung quanh ông ta là con đẻ của chính trị ! Ngoài những điều bạn đã viết , theo tôi còn có cả xa lánh vì ngộ nhận . những người như vậy thì khi có cuộc cách mạng , họ chỉ là đi sau , chứ không phải những người cầm cờ hoặc nòng cốt tạo nên cuộc cách mạng .
Xóanói không cần biết đến chính trị thì người đó chỉ là một con bò.
Xóacái gì mà chẳng do chính trị nó chi phối, nó quyết định.
chẳng thế mà cs thường có câu "chính trị là thống soái"
Vài ba năm trở lại đây, tại các cuộc giao du, gặp gỡ bạn bè, người than, cuộc họp mặt truyền thống, đàm đạo vỉa hè, bên bàn trà, ly rượu… khi giao tiếp với các quan chức, cán bộ , công chức nhân viên nhà nước, người dân dễ nhận thấy có một sinh hoạt rất đời thường nhưng khác lạ so với trước đây là: có một THỰC TRẠNG LÀ CÁC VỊ QUAN CHỨC, CÁN BỘ LUÔN LẢNG TRÁNH VIỆC ĐÀM ĐẠO NÓI CHUYỆN VÀ BÌNH PHẨM CHÍNH TRỊ, VỀ ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH, ngoài việc hỏi thăm sức khỏe theo kiểu chiếu lệ, công việc làm ăn, học hành con cháu, thì các vị này chỉ nói chuyện trời ơi đất hỡi đâu đâu, trong khi rõ ràng là họ đang làm chính trị, đang thực hiện các công việc lien quan đến nỗi bức xúc rất nóng hổi của người dân. Việc đàm đạo bình phẩm nói chuyện thời sự chính trị ngoài vỉa hè, quanh bàn trà, ly cà phê là việc thường hay diễn ra trước đây mỗi khi có một chuyện bức xúc trong dư luận xã hội, thì nay các vị này cố tình lờ đi như không biết gì, không hiểu vì lo sợ bị mọi người công kích hay đã được giới cầm quyền “quán triệt” không nghe, không thấy, không biết để NGẬM MIỆNG ĂN TIỀN, CÂU GIỜ ĐÁNH NỐT CANH BẠC CUỐI còn lại?
XóaĐừng "hi dọng" hão về X. Tôi thấy sự dũng cảm khải huyền đáng để chúng ta đi theo từ những người như Đại tá đây.
Trả lờiXóaban noi dung toi thay doc tai tap the khhong nguy hiem bang doc tai ca nhan cu xem cai guong o lybi -yrac- cong hoa dan chu trieu tien thi thay ro sadamhutsen ban chet bo truong ngay tai cuoc hop noi cac kimyongun tu khi len dung dau dat nuoc trieu tien den nay co may nam ma no da xu ban rat nhieu nguuoi ke ca bo truong va quan chuc cap caochu dung noi ji den dan thuong toi hy vong la viet nam minh kobi doc tailanh dao dat nuoc nhu o trieu tien hoac lybi
XóaCứ ní nuận thì chính trị cao siêu khó hiểu nên dễ sợ,chứ thực tiễn,nhìn thưc tế một chút thì cái đuôi con bò nó cũng làm được chính trị đấy:khi nó vẫy đuôi sang bên phải thì đàn ruồi bên mông phải bay lên,khai nó vẫy đuôi sang bên trái thì đàn ruồi bên mông trái bay lên.Cái đuôi con bò làm "chinh trị" lam để lũ ruôi không hut máu của nó,đơn giản thế thôi.
Trả lờiXóaNày cấm nhé nói chuyện chính trị tù mọt gông
Trả lờiXóa( câu căn dặn và đe của cong an phải khong )
Cấm cái đ. ,,,,b. ,,,b. ,,,
Người VN sợ làm chính trị - điều đó chính xác như vậy / tại sao ? vì 3/4 thế kỷ bị cộng sản o ép,khống chế,tù đày và thậm chí tàn sát chém giết nên họ kinh hải và tránh xa chính trị => lâu ngày thành thói quen ăn sâu vào não tạng họ- thành bệnh mãn tính,không có thuốc đặc trị !
Trả lờiXóaBài viết phát hiện một hiện tượng đáng suy ngầm về hiện trạng con người trong XH chúng ta hiện nay. Tôi thấy có thể chia làm mấy dạng người như sau sau:
Trả lờiXóa1.Những người thiếu hiểu biết,ít tiếp cận với thông tin lại nghèo túng nên dễ bị tuyên truyền lừa phỉnh, không hiểu và không tham gia vào chính trị. Họ chỉ lo làm việc kiếm sống từng bữa ăn hàng ngày. Hầu hêt họ thuộc tầng lớp nông dân nghèo, người lao động thu nhấp thấp ở thành thị. Những người này chiếm số đông trong XH ta
2. Một tầng lớp từ trung lưu trở lên lo duy trì mức sống hiện tại và vươn lên bằng hoạt động kinh doanh thì cũng không quan tâm tới thời sự chính trị. Họ sống theo nguyên tắc "mawckeno", chế độ nào cũng được, ai lên ai xuống không cần biết miến là để yên cho họ làm ăn. Những người này rất sợ thay đổi ,biến động xã hội.
3. Một số khá đông những người về hưu rất lo "mất sổ hưu" nên dễ dao động giữa bảo thủ và đổi mới, chỉ mong đời sống được bảo dảm nên cũng khá thờ ơ và sợ chính quyền, thường né tránh những v/đ "nhạy cảm " ..
Với tình trạng này, nếu người dân chưa thực sự tham gia vào công cuộc đấu tranh vì dổi mới thì đất nước ta chưa thể khá lên được, vẫn cứ lẹt đẹt dài dài vì bị đám "quan chức nội xâm" lũng đoạn, hãm hại bằng đủ mọi thủ đoạn. Thương thay..