Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Đài Loan trong tầm nhìn một quốc gia độc lập

* HUỲNH THỤC VY
Ngày 16 tháng 1 vừa qua, cử tri đảo quốc Đài Loan đã trao nhiệm quyền Tổng Thống cho bà Thái Anh Văn, Chủ tịch đảng Dân chủ Tiến bộ (Dân Tiến) sau thắng lợi áp đảo của bà này trước ứng cử viên Chu Lập Luân của Quốc Dân đảng.
Đảng Dân Tiến chủ trương xây dựng Đài Loan thành một quốc gia độc lập tách biệt với Trung Hoa lục địa, trái ngược với khuynh hướng thân thiện với Hoa Lục của Quốc Dân Đảng (bởi nguồn gốc Hoa Lục và di sản Tưởng Giới Thạch của đảng này).
Bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống trong bối cảnh các chính sách kinh tế của Tổng thống Quốc Dân đảng Mã Anh Cửu không tỏ ra có hiệu quả. Chính quyền Mã Anh Cửu trong 8 năm qua đã liên tục thắt chặt các quan hệ kinh tế với Hoa Lục (dẫn đến hệ lụy là ngày càng phụ thuộc Trung quốc về kinh tế), trong khi đó, vẫn chưa đưa kinh tế Đài Loan thoát khỏi khủng hoảng và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đảo quốc này. Sự bất mãn liên quan đến kinh tế của người dân Đài Loan là nguyên nhân thất bại dễ thấy của Quốc Dân đảng.
Nhưng có vẻ vấn đề không chỉ ở kinh tế. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ hàng ngàn người Đài Loan đã đổ xuống đường bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông tháng 10/2014. Và hàng trăm người biểu tình Đài Loan bao vây tòa nhà Quốc hội và phủ Tổng thống để phản đối cái bắt tay giữa nhà độc tài họ Tập của Hoa lục với Tổng thống dân chủ họ Mã tại Singapore tháng 11 năm 2015. Điều này cho thấy dù chính quyền của họ làm gì, người dân Đài Loan vẫn có ý thức sâu sắc về nền dân chủ của mình, một nền dân chủ không phải từ trên trời rơi xuống.
Thực trạng Hồng Kông và phong trào đòi dân chủ ở đặc khu này là một tấm gương lớn cho người dân Đài Loan, có khả năng phá bỏ mọi kỳ vọng vô lý và mơ hồ về Trung Quốc. Phần lớn người dân Đài Loan, đặc biệt là giới trẻ - những người không có sự gắn kết lịch sử với Hoa Lục - không còn hồ nghi gì nữa: nền dân chủ của họ sẽ chết ngạt dưới bàn tay độc tài của chính quyền cộng sản ở Lục địa nếu viễn cảnh thống nhất xảy ra. Nỗi ám ảnh Hồng Kông và sự thảm bại của mô hình mị dân: “một quốc gia hai thể chế” của chính quyền Bắc Kinh đã giúp người dân Đài Loan kiên quyết hơn trong nỗ lực bảo vệ nền dân chủ đang mang lại thịnh vượng và tự do cho mình và các thế hệ con cháu.
Những người trẻ Đài Loan không còn nhận thấy nhu cầu phải có một căn cước quốc gia gắn liền với nguồn gốc Hoa Lục nữa. Hoa Lục là Hoa Lục độc tài, Đài Loan là Đài Loan dân chủ, người dân Đài Loan có di sản riêng và một tương lai chung không liên quan gì với Trung Quốc nữa. Họ muốn xác định một căn cước riêng của quốc gia mình: Dân chủ. Chính hệ thống dân chủ và các giá trị tự do là một vực sâu không thể khỏa lấp cho hai xứ sở hai bên bờ eo biển này. Ý thức quốc gia ngày càng rõ rệt của người dân xứ này đã ủng hộ cho chủ trương độc lập của Đảng Dân Tiến. Và sự thắng cử của bà Thái Anh Văn không phải là một diễn tiến bất ngờ.
Trong thế giới ngày hôm nay, nguồn gốc sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ không còn là những sợi dây đủ chắc để mang lại một sự thống nhất quốc gia. Sự thống nhất quốc gia thành một khối gì đó vĩ đại cũng chỉ còn là nỗi ám ảnh của riêng các tập đoàn cai trị, chứ không phải của người dân nữa. Sự vinh quang của một đế chế chính trị không liên quan gì đến tự do cá nhân, đến an sinh và hạnh phúc của người dân nữa.
Vì thế, cái có thể gắn kết người ta với nhau thành một cộng đồng, đó là giá trị chung được tin tưởng và gìn giữ, là một tương lai chung cần nỗ lực tập thể để xây đắp, bất chấp những khác biệt khác (từng bị cho là quan trọng theo não trạng của một thế giới xưa cũ).
Có điều gì đó rất lớn mà Việt Nam cần học hỏi từ Đài Loan! Hãy thôi lăn tăn về chuyện chủng tộc và các mâu thuẫn lịch sử... Hãy nỗ lực tìm ra một con đường chung mà hơn 90 triệu người có thể đi cùng nhau hướng đến một tương lai chung. Và con đường đó không là điều gì khác, mà chính là một hệ thống dân chủ có khả năng đảm bảo các quyền tự do dân sự, công lý và sự thịnh vượng dài hạn. Đó mới chính là ý thức quốc gia trong thời đại này, chứ không phải là những dằn vặt cũ kỹ theo lối dân tộc chủ nghĩa.
Buôn Hồ 22/1/2016
H.T.V./BVN
-------------

10 nhận xét:

  1. Ôi , mình ở xứ Cộng Sản mà cứ nhìn ngó qua nước tư bản rồi so sánh , ước ao là trái ngoáy rồi . Cũng như gà mà cứ so với con công thì so làm sao ,mình qua xứ họ làm Osin , họ là chủ của dân Việt mình thì so cái gì .
    Muốn so thì so cùng đẳng cấp như so với Lào hay Bắc Hàn , còn đừng lở quên so với Campuchia là bậy nhé , Campuchia đã được LHQ giúp đở đã đa đảng từ lâu , họ chế ra xe hơi chứ không phải loay hoay với con ốc vít như mình mà còn chưa xong .Họ không phải chạy xuôi chạy ngược buôn bán để góp tiền làm giàu TQ mỗi năm 50 tỉ như VN .
    Trình độ dân trí của Đài Loan rất cao , không thua Nhật và Nam Hàn . Gặp người Đài Loan mà hỏi họ là Chinese thì bị họ sửa lưng liền .Họ tự hào là nhóm người Trung Hoa thừa kế đầy đủ di sản văn hoá của bao ngàn năm của dân tộc Trung Hoa , họ cho rằng đám CS ở Lục địa ,có nền văn hoá TQ xưa , đã bị chà đạp, bóp meó vì CNCS, đó là đám vô lại , đầu đường xó chợ , phát xuất từ đám côn đồ , bần cố nông theo CNCS . Người Đài Loan họ khinh bỉ và dị ứng với người Tàu lục địa lắm .

    Ngày xưa người miền Nam có 1 tầm vóc , vị thế và dân trí cũng tương đương với Đài Loan , Nam Hàn , cũng từng tự hào thừa kế di sản văn hoá của dân tộc Việt ngàn năm , với lá cờ dân tộc có từ hơn hai trăm năm trước , khác với lá cờ CS Phước Kiến tự dưng từ trên trời rớt xuống như sau này .
    Ví như VN không bị sáp nhập TQ như hẹn ước Thành Đô , khi ấy đảng sẽ huy động toàn nhân dân tiến nhanh , tiến mạnh , tiến như vủ bảo thì khoãng 100 năm sau thành quả may mắn lắm sẽ bằng miền Nam lúc 40 năm trước , khi đó bệnh nhân vào nhà thương không phải trả tiền , học sinh học từ tiểu học đến Đại Học không phải trả tiền , Các cô gái đĩ điếm từ các nước kế bên đến VN kiếm sống , chứ không phải ngược lại như bây giờ , sức mạnh kinh tế quân sự đủ để tự hào chống lại ngoại xâm không khoan nhượng .
    Ở 1 mức độ văn hoá như thế , không thể nào kiếm được cấp lãnh đạo nào mà tuyên bố láo bậy qúa mức để dân cã nước phải chưởi bới ầm cã lên .

    Trả lờiXóa
  2. Mừng cho nhân dân Đài Loan và mừng cho chúng ta.
    Kể từ năm 1949, khi Tưởng Giới Thạch bị Công sản Trung Quốc cướp công đã đánh thắng Phát xít Nhật, phải chạy sang Đài Loan, Tưởng giới Thạch luôn đau đáu muốn trở về Hoa Lục, điều đó ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều người kế nhiệm ông sau này.
    Cũng chính bởi vậy, tuy đã được Mỹ hỗ trợ từ đầu, chính phủ Đài Loan vẫn tự coi mình chỉ là một tỉnh của TQ và vì thế, trong nhiều năm LHQ không công nhận Đài Loan.
    Đến hôm nay thì đã khác, Đài Loan là một Quốc gia với gần 25 triệu dân, họ hoàn toàn có vị thế trên trường Quốc tế.
    Cho dù tiếng nói và chữ viết của họ gắn chặt với TQ, nhưng tư tưởng, chế độ chính trị và Tổ chức Xã Hội đã hoàn toàn thoát Trung.
    Chúng ta mừng cho nhân dân Đài Loan và mừng cho chúng ta thêm một người bạn hàng xóm không phải là Trung Cộng tàn ác và độc tài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ai bảo " trong nhiều năm LHQ không công nhận Đài Loan"? hả 10:12? bác nhầm to theo quan điểm của đảng tuyên truyền rồi:
      giống như VNCH trước đây, Đài loan cũng từng là một nhà nước là thành viên của LHQ, được LHQ công nhận; chỉ sau 1972 Mỹ bắt tay với Trung cộng và mấy năm sau (tôi nhớ không lầm thì hình như đến 1976 thì phải) thì TQ mới được LHQ công nhận là thành viên của LHQ sau khi được sự hậu thuẫn của cả Liên xô và Mỹ và một số nước XHCN lúc bấy giờ.
      VNDCCH cũng vậy, từ 1945 đến 1977 VNDCCH chưa bao giờ được công nhận là một quốc gia đại diện cho nước VN ở LHQ, mà đại diện của VN ở LHQ là VNCH từ 1948 thì phải- vì người cầm đầu chính quyền của họ có chính danh, do dân bầu.
      chỉ sau khi VNCH sụp đổ, thì để có thể giải quyết các công việc của quốc tế có liên quan đến VN, LHQ đã đồng ý để CHXHCNVN thế chân VNCH là thành viên đại diện cho VN ở LHQ (với sự hậu thuẫn của Liên xô, các nước CHXHCN và TQ). chứ thực tế, về mặt chính danh nhà nước csVN chưa thực sự xứng đáng là thành viên của LHQ vì người đứng đầu nhà nước và chính phủ csVN không do dân bầu lên trong cạnh tranh bầu cử tự do.

      Xóa
    2. Trên thực tế, hầu hết các nước lớn đều duy trì quan hệ không chính thức với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và những lời tuyên bố công nhận của họ về quan điểm của TC đối với Đài Loan chỉ là hình thức.
      Đài Loan duy trì quan hệ ngoại giao không chính thức thông qua các Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, gọi tắt là "Văn phòng Đại diện Đài Bắc" với hầu hết các chức năng của một đại sứ quán chính thức, như cấp thị thực nhập cảnh. Tương tự, hầu hết các nước vẫn duy trì các "văn phòng thương mại và kinh tế" tương tự tại Đài Loan, như Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan, trên thực tế là Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Đài Loan.

      Xóa
  3. => Giải phóng TQ đi các người bạn Đài Loan ! bắt thằng Tập cận Bình về Đài Loan cho nó làm nghề cọ rửa cầu tiêu !

    Trả lờiXóa
  4. Tôi mong thầy cho đảng csVN lãnh đạo phải về vườn để những người có phẩm chất năng lực và tâm đức yêu nước thương dân như Duy Thức, Đoan Trang, Lân Thắng, Thục Vy, Hoàng Vi, Phương Uyên, Thanh Nghiên, Chị Thêu, .... lên nắm quyền và đại diện cho người dân lãnh đạo đất nước. chứ cứ như hiện nay thì đất nước dân tộc này cực kỳ nguy hiểm trên đường diệt vong.

    Trả lờiXóa
  5. Tự do của Đài Loan là điều VN đáng học tập , nhưng chính sách mới của nó cũng làm người Việt cần phải cẩn trọng .Dù sao đài Loan vẫn là người Tàu .
    Đây có thể là trò ngụy tạo của trung cộng , nhưng có thể là sự thật . Dẫu sao ngư dân Việt vẫn rất khổ , trong khi biên phòng VN vẫn kiên quyết bám bờ dến cùng .
    Xin xem :
    http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tinh-hinh-bien-dong-van-de-bien-dong/tau-dai-loan-tan-cong-tau-ca-quang-ngai-o-truong-sa-3298740/

    ĐGCĐ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện nào ra chuyện đó. Người dân bầu tổng thống thì cho dù tổng thống có chơi trò gì cũng phải nhớ dân tại đảo quốc muốn cái gì trên hết chứ không phải lục địa muốn cái gì.
      Mùa đông năm nay nóng dù rất lạnh. Nhiều sự kiện diễn ra theo đúng xu hướng toàn cầu, không thể che giấu, không thể đánh lận bằng mấy câu phát ngôn tròn trẹm hơn 80 năm trước. Những đứa trẻ ngày nay chúng hiểu quốc gia này thống nhất không phải vì miền nam là ngụy hay miền bắc mới là chính thống. Nguyên nhân lịch sử ở thời đại này có thể nhìn rõ mồn một, quốc gia này có bị chia rẽ cũng có lí do và nếu miền bắc lại muốn phụ thuộc TQ, điều này có thể trở thành hiện thực.

      Xóa
  6. Người đời có câu: Kẻ thù của kẻ thù ta, là bạn ta. Câu này có lẽ không hoàn toàn đúng trong trường hợp Đài Loan. Lý do rất đơn giản, dù là Tàu lục địa hay Tàu đảo quốc chúng đều là TÀU. Chúng đều mang trong mình dòng máu tham lam và đểu cáng. Lịch sử đã chứng minh: Cho dù khoác trên mình tấm áo choàng chính trị gì đi chăng nữa – Phong kiến, Tư bản, Cộng sản – nhưng tâm địa của chúng với chúng ta là nhất quán. Không bao giờ thay đổi theo thời gian. Sau năm 1949, khi nước CHNN Trung Hoa ra đời, chúng ta say sưa với niềm vui được sống bên cạnh Người Anh Cộng Sản, được „ môi hở răng lạnh „ để rồi 30 năm sau, năm 1979 chúng ta lại bắt buộc phải hát tiếp „ Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận „ . Việc Tàu Đài xây sân bay ở đảo Ba Bình, Tàu Lục xây đường băng ở đảo Chữ Thập là một minh chứng hùng hồn cho điều tôi khẳng định ở trên. Những thay đổi ở Đài Loan không liên quan gì tới chúng ta cả. Chúng ta hãy bàng quan mà theo dõi. Vui hay buồn xin để cho mấy mươi ngàn cô dâu Việt đang ôm các ông chồng sung mãnh ở độ tuổi „ thất thập cổ lai hy „ hay các cô gái trẻ đang say sưa „ đi khách „ nơi Đảo quốc.

    Trả lờiXóa
  7. Đài Loan tương đương Singapore. Sản phẩm của họ tuyệt vời! Nhà tôi vẫn đang sử dụng 1 cái survolteur Taiwan sx năm... 1972!

    Trả lờiXóa