Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Trung Quốc nhảy vào ‘Sân sau của Mỹ’


Trung Quốc đang chuyển vào sân sau của Hoa Kỳ - nhưng chưa rõ đây có phải là điều xấu đối với ai hay không. Bắc Kinh đang chỉ thị đầu tư nhiều hơn vào châu Mỹ Latin, làm gia tăng lo ngại về phạm vi ảnh hưởng ở Mỹ và sự lo lắng của một số doanh nghiệp địa phương. Nhưng theo các chuyên gia, ngoại trừ vấn đề suy thoái môi trường thường do các lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc gây ra, tình huống này có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Sự tham gia của Trung Quốc vào châu Mỹ Latin có thể được xem như phần mở rộng của chính sách Đầu tư ra nước ngoài 1999, theo đó nước này cần đầu tư ra nước ngoài để đảm bảo tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thêm thị trường mới cho xuất khẩu và quốc tế hóa các công ty Trung Quốc. Bất chấp chính sách mở khi Trung Quốc thể hiện rõ ràng mối quan tâm của mình đối với châu Mỹ Latin trong tư liệu sách trắng năm 2011, nhiều người vẫn khá ngạc nhiên khi Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều vào khu vực này.
“Tất cả chúng ta đều cho rằng đây chỉ là một nỗ lực huyễn hoặc… Mối quan hệ này đã thay đổi với tốc độ đáng kinh ngạc kể từ khi sách trắng được phát hành. Hiện đã đến mức Trung Quốc trở thành một đối tác quan trọng của châu Mỹ Latin cả về kinh tế lẫn chính trị,” theo Margaret Myers, giám đốc chương trình Đối thoại Liên Mỹ Trung Quốc và châu Mỹ Latin.
Nhận định đầu tư gia tăng của Trung Quốc vào châu Mỹ Latin là “ấn tượng”, bà Myers cho biết các nhà phân tích chính đã từng xem xét khả năng Trung Quốc rời khỏi châu Mỹ Latin, nhưng hiện họ nhận thấy nước này khá vững vàng tại đây.
Trên thực tế, theo Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đang tiến gần đến khả năng thay thế Liên Minh châu Âu, trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Mỹ Latin.
Đầu tư của Trung Quốc vào khu vực cũng tăng vọt: năm 2005, Trung Quốc chỉ đầu tư 231 triệu USD, nhưng đến năm 2010, đầu tư đã tăng đến 37 tỷ USD, theo số liệu từ Inter-America Dialogue. Trong suốt năm 2013, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho châu Mỹ Latin vay 78.3 tỷ USD.
Nhiều dự án lớn tập trung vào giao thông vận tải, trong đó có một dự án đường sắt 10 tỷ USD do Trung Quốc hỗ trợ, kết nối bờ Thái Bình Dương của Peru và bờ Đại Tây Dương của Brazil, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nguyên vật liệu như đồng, vàng, bạc và quặng sắt.
Trung Quốc cũng đã cho Argentina vay 2.1 tỷ USD cho hệ thống vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt và bỏ thầu một dự án phát triển đường sắt cao tốc trị giá 3.7 tỷ USD cho Mexico.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên từ châu Mỹ Latin đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc. Chỉ riêng ở Peru, các công ty Trung Quốc gần đây đã đầu tư 1.2 tỷ USD vào một mỏ quặng sắt và 3.5 tỷ USD vào một mỏ đồng. Các công ty được Bắc Kinh ủng hộ cũng tham gia vào khai thác và phát triển lithium ở Bolivia.
Tổng thống Venezuela, Nicolas Madura, bên phải, đi cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Khi đến một buổi tiếp đón tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ngày 7/1/2015 ở Bắc Kinh.
Những tuyến đường thay thế Kênh Panama - ở Colombia và Nicaragua – đã được kết nối đến Trung Quốc – cho thấy mối quan tâm của Bắc Kinh trong việc duy trì an ninh vận tải. Ngoài ra Trung Quốc từ lâu cũng đã đầu tư vào Cuba.
Mối quan tâm mở rộng chính sách Đầu tư ra nước ngoài hướng đến châu Mỹ Latin khá hợp lý khi tính đến nguồn tài nguyên và sự hấp dẫn của người tiêu dùng trong các thị trường mới nổi. Nhưng theo bà Myers, nhiều công ty Trung Quốc cho biết họ hoạt động độc lập với những chỉ đạo từ Bắc Kinh, trong đó có Guodia Corp., hãng có nhiều hoạt động trong ngành năng lượng Barzil.
Trong khi một số người cho rằng các công ty Trung Quốc luôn hành động theo các chỉ đạo của Bắc Kinh, bà Myers cho rằng ấn tượng đó là không đúng và chỉ ra hầu hết dầu khai thác từ châu Mỹ Latin đều được bán trên thị trường quốc tế, vì bị phản đối bán trở lại Trung Quốc.
Thậm chí nếu các công ty Trung Quốc hoạt động vì những lợi ích của Bắc Kinh, ban lãnh đạo Trung Quốc cũng tuyên bố rằng Bắc Kinh không lợi dụng các đối tác châu Mỹ Latin của mình.
“Trung Quốc đang thử ngiệm một điều chưa một cường quốc nào từng thử trước đây: xây dựng hợp tác các bên cùng có lợi trên cơ sở các quan hệ quốc tế,” theo ông Wu Baiyi, một chuyên gia tại Học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận xét về Diễn Đàn Trung Quốc – Cộng Đồng các quốc gia châu Mỹ Latin và Caribbea diễn ra gần đây.
Tại sự kiện này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa dành cho khu vực này một khoản vay 20 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, một khoản vay ưu đãi 10 tỷ USD và một khoản vay 59 tỷ USD cho nông nghiệp. Ông Tập đặt mục tiêu thương mại hai chiều 599 tỷ USD và đầu tư Trung Quốc vào châu Mỹ Latin đạt 250 tỷ USD trong 10 năm tới.
Những lời đề nghị như thế vẫn không ngăn được một số người đưa ra kết luận Trung Quốc đang âm mưu đục khoét châu Mỹ Latin và gây hại cho các doanh nghiệp địa phương, trong khi một số khác nghi ngờ khả năng ông Tập có thể hoàn thành tất cả các hứa hẹn của mình.
“Các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc muốn sử dụng các nguồn tài nguyên để mở rộng tầm ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới, nhưng năng lực đó rất hạn chế,” theo Victor Shih, một giáo sư tại Đại Học California, San Diego, chuyên về các vấn đề tài chính Trung Quốc.
Trung Quốc đã đảm bảo được cho mình một nửa phần sản xuất dầu từ Ecuador và Venezuela, nhưng Bắc Kinh cũng đang hứng chịu rủi ro khi làm như thế - thực tế, lý do Trung Quốc có thể đảm bảo được những thỏa thuận đó từ ban đầu là do họ hiện đảm nhận khá hữu hiệu vai trò “quốc gia cho vay cuối cùng” đối với hầu hết khu vực châu Mỹ Latin, bà Myers nói.
Từ năm 2007, Trung Quốc đã cho Venezuela vay hơn 500 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, nhà ở và khai khoáng, và quốc gia thành viên OPEC này trả nợ bằng các chuyến hàng chở dầu. Một nửa lượng dầu, trong đó có dầu nhiên liệu, được Venezuela chở đến Trung Quốc rõ ràng là dành để trả nợ.
Nhưng Venezuela không phải là một con nợ tốt. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2014, các chuyến dầu đến Trung Quốc trung bình chở 312,000 thùng/ngày do với 360,000 thùng/ngày cùng kỳ năm 2013, theo ClipperData, một hãng theo dõi số liệu các chuyến hàng vận chuyển dầu thô trên thế giới tại New York.
Venezuela muốn bán dầu cho những ai sẽ trả tiền mới cho họ, thay vì bán cho người đã trả tiền rồi. Bởi thế họ chuyển hướng dầu thô đi nơi khác,” ông Abudi Zein, đồng sáng lập và là giám đốc khai thác của ClipperData nói.
Đối với Hoa Kỳ, theo bà Myers, các công ty Mỹ khó có khả năng sẽ thấy nhiều bất lợi từ sự tham gia của Trung Quốc, bởi các lợi ích của họ đa dạng hơn các công ty Trung Quốc, vốn chủ yếu quan tâm đến tài nguyên và vấn đề giao thông.
Và dù những hỗ trợ từ Bắc Kinh có thể làm suy yếu vị thế của Washington tại khu vực, chính quyền Hoa Kỳ đã chuyển mối quan tâm của họ đến những khu vực khác trên thế giới và có thể bảo vệ những lợi ích của mình ở châu Mỹ Latin nếu muốn.
Thực tế, một tài liệu năm 2012 của Khoa Các Vấn Đề Quốc Tế thuộc Đại học Mỹ, đã kết luận vai trò của Trung Quốc trong khu vực “không phải mà một mối đe dọa trước mắt đối với Hoa Kỳ,” và Hoa Kỳ “nên chào đón sự tham gia của Trung Quốc vào châu Mỹ Latin và vùng Caribbean bằng cách khuyến khích họ trở thành một đối tác có trách nhiệm và hiệu quả.”
“Việc Trung Quốc tham gia đa phương vào khu vực có thể mang lại lợi ích không chỉ cho châu Mỹ Latin, vùng Caribbean và Trung Quốc mà còn cho cả Hoa Kỳ.”
Khánh Lâm (lược dịch /CNBC)
--------------

3 nhận xét:

  1. Ôi dào! Cứ cái tư tưởng đại hán , tư duy nhỏ mọn , ích kỷ tham lam thì vào đâu cũng chỉ vài hôm người ta chán thôi. Châu Phi đang đuổi kìa !

    Trả lờiXóa
  2. Thế mạnh của TC là đại công xưởng gia công cho thế giới (do người đông hơn kiến). Còn bày đặt làm thứ khác thì sẽ chết ngắc.

    Trả lờiXóa
  3. Trung cong gay anh huong den noi nao la dem nhung cai xau xa den noi do. Chi to lam cho nguoi dan noi do them cam ghet chung ma thoi

    Trả lờiXóa