* ĐẶNG HUỲNH LỘC
( tiếp theo) … Ngay sau bức thư của bà Huệ, phu nhân cố Tổng Bí thư, bà Nguyễn Thị Được, nguyên Khu ủy viên Khu Tây Nam bộ, Phó ban Phụ vận TW Cục miền Nam, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam cũng gửi thư lên Trung ương đề nghị minh oan vụ án. Bức thư viết: “Tôi có thường xuyên thăm đồng chí Lê Văn Bình. Có lẽ đồng chí khó vượt qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo (ung thư) đang tái phát. Không biết ngày phán quyết cuối cùng khi Đảng giải oan cho mình, đồng chí có còn được nghe thấy gì không? Tôi tin rằng các đồng chí trong Ban chấp hành TW làm sao có thể để cho một đồng chí đảng viên của Đảng không tội tình gì lại phải lãnh án hình sự 20 năm một cách oan ức...”.
Vụ án Cimexcol Minh Hải bị TAND tối cao truy tố trước tòa 21 bị cáo
theo sáu tội danh: Tham ô tài sản xã hội
chủ nghĩa; cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế
của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ, nhận hối lộ; buôn bán hàng
cấm và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Qua tám ngày xét xử,
tòa tuyên phạt trắng án ba bị cáo sau gần hai năm giam giữ, một bị cáo án chung
thân, 17 bị cáo còn lại từ một đến mười năm tù.
Trong số các bị cáo có án, ông Lê Văn Bình (Năm Hạnh),
nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Minh Hải, Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên đại biểu Quốc
hội khóa VIII, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Minh Hải (nay là hai tỉnh Cà
Mau-Bạc Liêu) có hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị phạt
một năm tù được hưởng án treo.
Nguyễn Quang Sang - Giám đốc Cimexcol Minh Hải phạm hai tội “cố ý làm
trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu
quả nghiêm trọng” và tội “tham ô tài sản XHCN”, bị phạt năm năm tù.
Dương Văn Ba - Phó Giám đốc Công ty Cimexcol được hội đồng xét xử đánh
giá là “người cầm đầu, chủ mưu, có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất
trong vụ án”, phạm ba tội “tham ô tài sản XHCN; cố ý làm trái những nguyên tắc,
chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; đưa
hối lộ”, bị tuyên phạt tù chung thân.
Trương Công Miên, cũng là phó giám đốc Công ty Cimexcol, bị truy tố về
tội tham ô tài sản XHCN, bị phạt tám năm tù...
Phản ứng sau
phiên tòa
Sau phiên tòa, nhiều cá nhân, tổ chức kiến nghị trung
ương xét xử lại vụ án. Ông Nguyễn Văn Để (Tư Vân), ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Minh Hải kiến nghị: “Bản án Cimexcol chứng minh xét xử
không đúng người, không đúng tội, không đúng pháp luật, không được lòng dân và
xét về tình tiết, nội dung phán quyết của phiên tòa sai trái đến mức nghiêm
trọng, làm cho tình tiết và bản chất của vụ án thay đổi một cách cơ bản...”.
Ngày 12-5-1989, Ban giám đốc Trường Đảng tỉnh An Giang
báo cáo trung ương dư luận về vụ án Cimexcol trong cán bộ, đảng viên: “Quan
điểm xét xử không đổi mới, lấy Nghị quyết 4, Nghị quyết 5 xử Nghị quyết 6, lấy
cơ chế cũ xử cơ chế mới, lấy tư duy cũ xử tư duy mới đi ngược lại Nghị quyết
Đại hội VI”...
Trước dư luận phản ứng phiên tòa, trong hai ngày 29 và
30-5-1989, trung ương tổ chức họp đánh giá “diễn biến trước, trong và sau phiên
tòa”. Cuộc họp kết thúc bằng Thông báo số 142 do cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
ký ngày 30-5-1989 (sau này nhiều người gọi đây là Thông báo 30). Thông báo nêu
“những việc cần làm ngay” là “Minh Hải phải có thông báo công khai đánh giá
tính chất, hậu quả của vụ án và những sai sót trong việc quản lý Dương Văn Ba
và đồng bọn”. “Những việc cần làm thêm” là các địa phương tập hợp dư luận,
hướng dẫn dư luận “đây là vụ án xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, đồng
thời “kiểm điểm các cơ quan báo đài đã viết bài, quay phim một cách sai lệch”
(trích nguyên văn). “Những việc cần làm sớm” là tiếp tục kiểm điểm lãnh đạo
tỉnh Minh Hải, đồng thời “Bộ Nội vụ báo cáo trung ương danh sách và tài liệu
những cán bộ, đảng viên có liên quan đến vụ án để tiếp tục xem xét và xử lý”.
“Những việc cần làm tiếp” là “Làm rõ việc đồng chí Trang Thanh Khả tự sát do
nguyên nhân gì? Ai trực tiếp hay gián tiếp gây ra?”...
Thực hiện thông báo 30, ngày
8-8-1989 Tỉnh uỷ Cửu Long báo cáo Trung ương kết quả thăm dò dư luận trong cán
bộ trung, cao cấp và các giám đốc, phó giám đốc Sở ngành như sau:
- Không
đồng tình xử vụ án Cimexcol 70%
- Vụ
án phản tác dụng 92%
- Bị
cáo có công hơn có tội 86%
- Qua
phiên toà thiếu lòng tin, nghi ngờ pháp luật 93%
- Đề
nghị xử lại hoặc huỷ bỏ bản án 96%...
(Cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết
thư gửi Trung ương đề nghị minh oan:
Ngày 23-4-2008, nguyên Thủ tướng
Võ Văn Kiệt đã dành cho tôi một cuộc phỏng vấn riêng về vụ án Cimexcol Minh
Hải. Nguyên Thủ tướng cho biết, ông đang viết bức thư đề nghị Ban bí thư minh
oan cho những người bị hàm oan trong vụ án Cimexcol. Bức thư có tựa đề: “Nhìn
lại việc điều tra, khởi tố, xét xử vụ án Cimexcol Minh Hải: Sự thật và số phận
của những người trong cuộc”. Đoạn đầu bức thư như sau: “Tôi: Võ Văn Kiệt, là người từng có trách nhiệm,
có quá trình theo dõi vụ án Cimexcol Minh Hải từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
và những hậu quả kéo dài cho tới tận ngày nay. Xin được trình bày những gì mình
biết, cảm nhận xung quanh vụ án này. Tôi khẳng định, toàn bộ vụ án là oan sai,
không bình thường, bản thân tôi đã nhiều lần phát biểu ý kiến của mình với tập
thể lãnh đạo trực tiếp và qua thư. Trong đó, tôi cũng đã đề xuất các phương án
giải quyết đối với trong nội bộ Đảng và cơ quan pháp luật, Nhà nước. Phần lớn
đều thừa nhận thực tế những kiến nghị đều có cơ sở, có căn cứ, nhưng ngại đặt
ra, giải quyết lại vụ án”.
3. Cái chết khơi nguồn vụ án
Ông Lê Văn Bình (bìa trái) và các bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa
xét xử Cimexcol năm 1989.
Hội đồng xét xử bỏ ngoài hồ sơ hơn bảy triệu đôla để ghép tội Cimexcol
thua lỗ...
Năm 1984, ông Trang Thanh Khả (Sáu Khả), nguyên Giám đốc Công ty Gỗ
Minh Hải (tiền thân của Công ty Cimexcol), sau khi bị Đảng ủy Sở Thương nghiệp
Minh Hải đề nghị kỷ luật cảnh cáo đảng do có hành vi tham ô đã tự sát tại Bệnh
viện Thống Nhất.
Lúc bấy giờ, Minh Hải liên kết với TP.HCM khai thác và xuất nhập khẩu
gỗ, thành lập Công ty Cimexcol và Công ty Gỗ Minh Hải được ghép vào Cimexcol.
Đến đầu năm 1985, Minh Hải kết
thúc chương trình hợp tác với TP.HCM về khai thác gỗ, Cimexcol tách ra thành
Cimexcol Minh Hải để thực hiện chương trình hợp tác với Lào và chương trình nhà
ở, trường học, bệnh viện nông thôn ở Minh Hải.
Giết
để bịt đầu mối?
Tháng 8-1987, Ban Bí thư ra Quyết
định số 13 thành lập đoàn kiểm tra số 13, do ông Trần Kiên, Bí thư Trung ương
Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, làm trưởng đoàn, kiểm tra hoạt động
tài chính của tỉnh Minh Hải và Công ty Cimexcol.
Ông Nguyễn Quốc Sử (Ba Chiến),
nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Minh Hải, thành viên đoàn kiểm tra số 13, cho
biết kết quả kiểm tra cho thấy tuy các đơn vị hoạt động tài chính của Minh Hải
có sai sót nhưng không nghiêm trọng. Riêng Công ty Cimexcol có lãi hơn hai
triệu đôla qua ba năm hoạt động. Nhưng ông Sử nói thêm đoàn kiểm tra số 13 lại
nhận định Dương Văn Ba, Phó Giám đốc Công ty Cimexcol, có dấu hiệu liên quan
trong vụ án của nhóm Hoàng Cơ Minh chống phá cách mạng. Trong đó có Dương Văn
Tư - Tư lệnh quân sự của lực lượng Hoàng Cơ Minh là em ruột Dương Văn Ba. Có
hai địa điểm tại Laksao (Lào) và Đà Nẵng, người của Dương Văn Ba thường lui tới
và đều có điện đài. Hai tàu viễn dương của Cimexcol sử dụng vận chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu cũng có điện đài. Và cái chết của Trang Thanh Khả - Giám đốc
Công ty Gỗ Minh Hải vào năm 1984 ở Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) là do Dương
Văn Ba ám hại để bịt đầu mối.
Cũng theo ông Sử, từ “nhận
định” này của đoàn kiểm tra số 13, ngày 12-8-1987, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công
an) cho bắt khẩn cấp Nguyễn Ngọc - một tay mua bán chợ trời có quan hệ mua bán
hàng hóa với Cimexcol. Ngày 4-12-1987, lại cho bắt khẩn cấp Ngô Vĩnh Hải, Tổ
trưởng kiều hối Công ty Cimexcol. Cả hai người này bị tình nghi quan hệ với bọn
phản động nước ngoài, chuyển đôla về Việt Nam cho Dương Văn Ba hoạt
động.
Sau khi bắt Hải hơn nửa tháng,
ngày 20-12-1987, Bộ Nội vụ ra quyết định khởi tố vụ án và năm ngày sau đó
(25-12-1987) cho bắt giam Dương Văn Ba. Sau đó, toàn bộ ban giám đốc và hầu hết
cán bộ, nhân viên Cimexcol bị bắt để phục vụ điều tra.
Chuyển thành vụ án kinh tế
“Sau khi khởi tố, bắt người hàng
loạt nhưng điều tra không tìm ra chứng cứ về hoạt động phản động” - ông Sử
tiếp. Điện đài ở Laksao (Lào) là của Công ty Chấn hưng miền núi, thuộc Bộ Quốc
phòng Lào. Điện đài ở Đà Nẵng là của Bộ Quốc phòng Việt Nam . Hai chiếc
tàu mà Cimexcol Minh Hải dùng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu là của Công ty
Vận tải biển Saigon Ship quản lý. Cái chết của nguyên Giám đốc Công ty Gỗ Minh
Hải Trang Thanh Khả hồi năm 1984 là do tự sát, có để lại thư tuyệt mệnh, không
phải do Dương Văn Ba ám hại. Và Dương Văn Tư lớn tuổi hơn Dương Văn Ba, đồng
thời sinh trưởng ở miền Bắc, còn Dương Văn Ba sinh trưởng ở Bạc Liêu...
Đầu tháng 1-1988, Trung ương có
quyết định thành lập đoàn thanh tra Cimexcol, gọi là đoàn thanh tra 54, bắt đầu
triển khai công tác vào ngày 24-2-1988. “Sau đúng năm tháng làm việc, ngày
24-7, Trưởng đoàn thanh tra 54 Nguyễn Thanh ký báo cáo kết quả thanh tra với
Trung ương rằng đến thời điểm 30-9-1987, Cimexcol mất cân đối 4,6 triệu đôla
(!)” - ông Sử nói. Gần một tháng sau, ngày 18-8, Phó đoàn thanh tra 54 Đoàn
Minh Thuần ký báo cáo bổ sung: “Đến thời điểm 30- 9-1987, Cimexcol còn nợ nước
ngoài 5,13 triệu đôla (!)”. “Trong khi theo báo cáo của đoàn kiểm tra số 13,
cùng thời điểm đó Cimexcol có lãi hơn hai triệu đôla” - ông Sử nói.
Người
“được chọn ra tòa”.
Khi nghe chúng tôi trình bày muốn
tìm hiểu lại vụ án Cimexcol 20 năm trước, ông Đoàn Thanh Vị (Ba Vị), nguyên ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Minh Hải, lắc đầu cười buồn: “Chết gần hết
rồi, những người còn thì mạng sống tính từng ngày, như anh Năm Hạnh đang bị ung
thư giai đoạn cuối, nằm liệt giường, liệu có minh oan kịp không?”.
“Anh Năm Hạnh” mà ông Vị nói chính là Lê
Văn Bình, nguyên Chủ tịch tỉnh, nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, người bị xử
một năm tù, cho hưởng án treo trong vụ án Cimexcol. Khi chúng tôi hỏi về vai
trò ông Năm Hạnh trong vụ án Cimexcol, ông Vị nói: “Tháng 11-1986, Năm Hạnh
được bầu làm chủ tịch, thay Ba Hùng (Phạm Văn Hoài - PV) nghỉ hưu. Ngay sau đó
đi học Liên Xô đến tháng 7- 1987 mới về. Tháng 9-1987 thì Trung ương đình chỉ
hoạt động Cimexcol để thanh tra”.
Ông Ba Vị nhớ lại: “Năm 1989, trước
khi đưa vụ án ra xét xử, lãnh đạo Trung ương xuống Minh Hải yêu cầu đưa một
người ra chịu trách nhiệm để xử bọn kia. Nếu không số kia đấu tranh thì rất
phức tạp, không xử họ được”.
Ông Ba Vị nói thêm: “Thực ra chịu
trách nhiệm quản lý, giám sát về nhân sự, tổ chức và hoạt động của Cimexcol
không phải trách nhiệm Năm Hạnh. Lúc đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Minh Hải đã phân
công bốn thường vụ Tỉnh ủy phụ trách gồm Tống Kỳ Hiệp (Tám Khanh - PV), Trưởng
ban Nội chính; Đoàn Quang Vũ (Năm Tân), Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra; Mai Thanh Ân
(Bảy Khế), Trưởng ban Tổ chức; Hoàng Hà (Ba Huân), Giám đốc Công an tỉnh. Sau
này, anh Tám Khanh nghỉ hưu, Tỉnh ủy phân công thêm Hai Thống (Trần Hữu Vịnh),
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, phụ trách chung nữa là năm người. Năm Hạnh chỉ là
người được chọn ra tòa và Năm Hạnh đã dám nhận trách nhiệm về mình!”. “Bản án
dành cho Năm Hạnh một năm tù là quá oan nghiệt!” - ông Ba Vị nói.
Ông Nguyễn Xuân Thái, nguyên Phó
Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng đoàn xử lý tài sản Cimexcol Minh Hải năm 1989-1996,
nói: “Năm 1990, sau một thời gian ngắn tiếp xúc hồ sơ đã phát hiện Cimexcol
Minh Hải chỉ mất cân đối hơn 800 nghìn đô la. Sau đó lại phát hiện đoàn thanh
tra 54 còn bỏ ngoài sổ sách của Cimexcol hơn bảy triệu đôla tài sản không đưa
vào cân đối, đủ chứng cứ xác định Cimexcol không lỗ mà còn có lãi. Nhưng theo
chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Đáng (Tư Hườn), lúc đó vừa mới lên thay ông Ba Vị
làm bí thư tỉnh uỷ, ông Tư Hườn đã đề nghị viết tay không được đánh máy một bản
báo cáo duy nhất gửi riêng cho ông. Ngay sau đó, đoàn kiểm tra xử lý tài sản
Cimexcol Minh Hải bị dừng hoạt động và số liệu Cimexcol thừa cân đối không được
cho công bố”.
Từ chỉ đạo của ông Đáng, những
người lãnh án oan trong vụ Cimexcol Minh Hải tiếp tục thụ án oan để ông Đáng
tiếp tục yên vị trên chiếc ghế bí thư tỉnh uỷ Minh Hải mà không ai dòm ngó.
4. Phiên tòa nhiều kịch tính
Lá thư của ông Năm Hạnh viết
ngày 17-4-2008, lúc đang nằm trên giường bệnh, sức khỏe suy kiệt gửi Báo Pháp
Luật TP.HCM.
Một thành viên hội đồng xét xử
kiên quyết không ký vào bản án.
Từ
ngày 14 đến 22-4-1989, vụ án Cimexcol được xét xử chính thức. Sở dĩ gọi là
chính thức vì trước đó Toà đã triệu tập một lần để xét xử. Nhưng trước khi
phiên toà khai mạc, Hội đồng xét xử quên bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của
ông Năm Hạnh, nên Toà tự ý đình lại.Tại phiên toà chính thức này, nhiều người
tham dự nói rằng hội đồng xét xử cố ghép tội nhưng thiếu chứng cứ nên phiên tòa
diễn ra nhiều kịch tính đến khó tin.
Tư túi của chính cá nhân mình (!?)
Hai mươi mốt bị cáo ra tòa gồm
ban giám đốc và một số nhân viên Công ty Cimexcol cùng chủ tịch UBND tỉnh Minh
Hải, một cán bộ hải quan cửa khẩu Cầu Treo (Nghệ Tĩnh) bị truy tố về tội nhận
hối lộ 80.000 đồng và một máy radio cassette để Cimexcol được xuất khẩu 1.000
tấn cà phê của Việt Nam bằng quota xuất khẩu của Lào! Phiên tòa có sáu luật sư
bào chữa, nguyên đơn dân sự là Công ty Cimexcol, ba bị đơn dân sự là những
người thiếu nợ Cimexcol, cùng 17 nhân chứng, gồm những người có quan hệ kinh tế
với đơn vị này như ngân hàng, doanh nghiệp. Đặc biệt, tham dự phiên tòa còn có
hầu hết lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được mời đến dự để rút kinh
nghiệm ...
ĐHL
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
---------------
Bạn của mẹ tôi củng bị đảng "chọn" cùng thời với ông Bình.Lúc đó,bà làm giám đốc công ty xuất nhập khẩu của tỉnh.Đùng một cái,có đơn tố cáo bà kí văn bản gì đó phạm luật.Đảng bắt giam bà,xử tù mấy năm.Ra tù,bà vác đơn kêu oan khắp nơi,có bao nhiêu tài sản,bà bán hết để ăn chực nằm chờ ngoài Hà Nội để kêu oan.Kể từ khi bà bị bắt giam,đảng chỉ chừa cho căn nhà để ở,vì đó là nhà của chồng,còn tài sản bị tịch thu hết,củng chẳng nhiều nhặn gì.Ông chồng buồn quá lâm bệnh chết,mấy đưa con bỏ học đi bán vé số kiếm sống.Nhiều năm la lết kêu oan,cuối cùng,kĩ thuật hình sự bộ công an củng kết luận chử kí trên văn bản làm chứng cứ không phải là chử kí của bà,có nghĩa là bà bị oan,có kẻ giả chử kí để hại bà.
Trả lờiXóaKết quả mà đảng minh oan cho bà : Đền bù số tài sản đã tịch thu của bà,nhân với hệ số giá gạo tại thời điểm đền bù là...vài chục cân.Hết.
Bà lại tiếp tục lao vào cuộc chiến đòi lại danh dự,công bằng.
Hình ảnh bà kều gào trước cổng UBND tỉnh,chặn xe các ông nội lãnh đạo,lang thang các cơ quan trong tỉnh đã quá quen thuộc.Mỗi lần như vậy,cán bộ mà bà bà đối diện là mấy anh CSCĐ.Mấy năm trở lại đây,do đã kiệt sức,bà chỉ còn đi vật vờ trên đường,cơ thể không khi nào quá 30kg
"Duy chỉ có phục tùng pháp luật mà mọi người đã đặt ra vì mình mới là tự do" ( Rousseau)
Trả lờiXóaHoá ra là tên "phản động"Dương Văn Ba đã "chui sâu
Trả lờiXóatrèo cao" vào tầng lớp lãnh đạo ta hầu thực hiện ý đồ
phá hoại vì bị nhìn kiểu "trông gà hóa cuốc" rằng thi là
mà có em hoạt động... chống phá cộng sản !
Đúng là bài bản "chụp mũ" đổ thừa thì thời nào cũng
xử dụng được cả !
Được vạ thì má đã sưng. Án oan ở VN nhiều vô kể do không có thể chế tòa án độc lập
Trả lờiXóaRõ ràng những người tự xưng cộng sản tại VN nay chỉ là đám tham lam, không hế có khả năng làm việc, chỉ còn biết ăn cắp qua những hành động có vẻ là hoạt động kinh tế, chính trị. Thật khó tìm ra được hình ảnh chân thật, phúc hậu, biết lo lắng cho người khác ở họ.
Trả lờiXóaNhân dân VN coi như sống độc lập, tam thời còn bị ràng buộc bởi ba cái thứ giấy tờ. Phần hồn, thậm chí cả thể xác, họ không còn gắn bó với CNCS nữa.
Sau mấy chục năm " phải chạy theo cách mộng" đã sống cả ba kì với hàng chục quan quân Việt cộng, mình nghiệm ra mấy điều thế này: CS bắc kỳ giỏi nói dối, tráo trở lấp liếm, cuồng tín ngu muội. CS Trung kì hăng máu, võ biền, lú lấp. Cộng sản Nam kì tham tiền, hám gái dễ mua chuộc.
Trả lờiXóaTheo luật, dù người bị kết án oan đã chết, nhưng khi phát hiện bị oan thì vẫn phải tiến hành các thủ tục theo quy định của Bộ luật TTHS để minh oan cho họ. Những người làm oan thì hầu hết cũng đã trở thành người thiên cổ, ai còn sống thì cũng lúc nhớ lúc không. Nhưng không phải vì thế mà những cơ quan và người nhiệm lờ đi không quan tâm đến sự kiện này. Đó là trách nhiệm kế thừa, không chỉ kế thừa những vinh quang, mà phải kế thừa cả những sai lầm để rồi phải ra một quyết định sửa sai. Có khó mấy thì cũng phải làm!
Trả lờiXóaNếu bác sống trong chế độ "tư bản giãy chết" thì chuyện đó là đương nhiên.Còn dưới chế độ "ưu việt xã hội chủ nghĩa" thì điều đó là quá dziễn dzông
XóaKhởi đầu "phá án" là UBKT TƯ do ông Trần Kiên đứng đầu đoàn kiểm tra. Với tư duy bao cấp nên UBKT TƯ đã khép tội những cán bộ năng động trong kinh doanh, triệt tiêu những hành tố tích cực của tỉnh Minh Hải và Cimexcol Minh Hải. Nay với tư duy "lợi ích nhóm", tư duy xử lý "nhân văn", tư duy "không gây thù gây oán" nên UBKT TƯ chỉ xử "cảnh cáo" đồng chí Trần Văn Truyền. Đến bao giờ mới hết cái kiểu các đồng chí xử đồng chí như vầy? Ông Kim Ngọc chết rồi thì từ tội trở thành công và được phong anh hùng. Chẳng ích gì. Nhưng dù sao thì cũng là một cách minh oan.
Trả lờiXóaBạn nặc danh 12:05 có nhắc đến nhân vật Trần Kiên , tôi xin phép được bổ xung một vài tình tiết cũng như " thành tích " của nhân vật này . Nói đến Trần Kiên thì phải gọi đúng bản chất của nhân vật " quan đảng " này đó là một tên " ăn hại đái nát " , mà người đời hay có câu nói :" sự nhiệt tình + ngu dốt = kẻ phá hoại " ! Đây là một tổng kết của nhân dân Miền Trung - Tây nguyên dành cho Trần Kiên . Những năm 80 của thế kỷ 20 , khi đó TK là bí thư tỉnh ủy Đắc-Lắc , hắn đã có câu nói " nổi tiếng của sự ngu dốt và khát máu " đó là : ai uống Cafe là uống máu của chiến sỹ ! Và tiếp theo sự ngu dốt , duy ý chí là việc " phá rừng để trồng sắn ( củ mì ) " , bắt tất cả CBCNV của tỉnh thay phiên nhau đóng cửa cơ quan để đi trồng sắn ... ! Hâu quả sắn chẳng thu hoạch được bao nhiêu , chất đống chẳng ai " nhá " , rừng bị phá , công việc bị đình trệ , xăng - xe tốn vô cùng cho cái " chiến dịch ngu dốt " đó . Cafe trồng ra không tiêu thụ được kể cả trong nước và xuất khẩu ( người dân không uống thì tiêu thụ kiểu gì ? ) , hễ ai mang 1kg cafe ra khỏi tỉnh mà không có giấy xác nhận thì đều bị tịch thu hết ...! Trần Kiên áp dụng một chính sách " bế quan tỏa cảng " như vậy nên cuộc sống của người dân Đắc-Lắc lúc đó đã vô cùng khó khăn , thiếu đói . Không chỉ có thế , TK còn có rất nhiều chính sách kinh tế " không giống ai " và hậu quả là : đói kém , nền kinh tế trì trệ , không ngóc đầu lên được . Và rồi hắn lại được điều về làm BT tỉnh ủy tỉnh Bình định , và rồi cái " bổn cũ soạn lại " ... sau đó nghe đâu cha này còn được đưa lên làm BT bộ lâm nghiệp ! Rất may , do thấy hắn " chỉ có phá " nên cái đảng CSVN đã đưa hắn sang UBKTTW ! Lúc đó tôi lại nghĩ Trần Kiên hình như không phải là " học trò xuất sắc " của ông HCM mà là " học trò xuất sắc " của MAO ÍT thì phải , vì Mao đã có những " chiến dịch ngu dốt " như : chiến dịch diệt chim Sẻ , nhà nhà sản xuất thép ...và hậu quả như các bạn đã biết . Hiện tại trong hàng ngũ lãnh đạo đảng - nhà nước Việt nam chúng ta hiện nay không hề thiếu những kẻ như nhân vật Trần Kiên " nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại " , nhưng bây giờ lại có thêm rất nhiều quan chức - đảng viên " nhiệt tình tham nhũng + ngu dốt = bán nước ! " . Thôi , xin phép được tham gia bấy nhiêu thôi , kẻo bác Bồng lại chê là : DÀI DÒNG .
XóaCái ủy ban kiểm tra mà bác nhắc tới chỉ là một lũ ăn hại. Càng kiểm thì đảng ngày càng nát bét, sâu càng nhiều, càng mập. Vì thế mà mấy ông kiểm tra cũng được ăn theo có thêm tí mỡ. Khốn nạn cho cái đất nước mà dân tình càng khốn khổ, cán bộ đảng càng phì gia.
XóaToi thich nhan xet nay cua Nac Danh 13:28.
Xóa"Ai uống Cafe ôm là uống máu của gái..."
Xóa