Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

TÚC TẮC GIẢI QUYẾT ÙN TẮC !?


* TÔ VĂN TRƯỜNG
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa có báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 
Báo cáo tập trung vào các nhóm vấn đề lớn được các đại biểu Quốc hội chất vấn từ kỳ họp thứ 2 đến nay, ông cho biết: Bộ GTVT đã hết sức nghiêm túc, cầu thị trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và  trả lời chất vấn; trong việc tiếp thu ý kiến chất vấn và góp ý của các vị đại biểu Quốc hội; khẩn trương thực hiện các giải pháp, nội dung đã báo cáo trong trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng khẳng định, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vẫn còn nhiều vấn đề mà ngành GTVT cần tiếp tục nỗ lực giải quyết trong thời gian tới.
           Ngay từ khi mới nhậm chức , Bộ trưởng Thăng đã được công luận chú ý về những hành động quyết liệt thay một số lãnh đạo dự án, nhà thầu thi công chậm tiến độ.  Nhưng công luận rất quan tâm chú ý  sôi sùng sục về chuyện Bộ trưởng Bộ giao thông Đinh La Thăng đưa ra ý kiến chính sách về thuế , phí  giao thông,  đánh phí xe cá nhân để góp phần làm giảm vấn nạn kẹt xe. Đi xa hơn ông còn phát kiến đóng phí là yêu nước!?
 Chỉ nói riêng về vấn nạn kẹt xe, theo  nguyên lý, trước khi đưa ra giải pháp cần tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân của kẹt xe hiện nay và trong tương lai kẹt xe sẽ diễn biến như thế nào dựa trên khuynh hướng phát triển phương tiện và giao thông công cộng ra sao? Phải đưa ra được khung chiến lược và hành động cụ thể để phát triển bền vững (trong đó có mục tiêu giảm kẹt xe) giao thông đô thị trước mắt và lâu dài.
Nhìn ra thế giới, có một vài trường hợp thành công trong việc chống kẹt xe bằng đánh phí xe cá nhân đi vào trung tâm thành phố, như của SingaporeLondon. Qua thử nghiệm, họ rút ra kết luận là càng xây và mở rộng đường, càng kẹt xe vì người sử dụng sẽ tăng lên. Ở London hay Singapore, mỗi lần đi xe vào trung tâm đều bị đặt dưới sự kiểm soát của hệ thống tín hiệu tự động và bị đánh thuế mỗi lần đi qua. Thành phố Newyork không giải quyết bằng cách này được vì dân chống không chịu bỏ phiếu thông qua. Ở thành phố NY hiện nay Chính phủ Mỹ còn thu nhỏ đường phố, cố tình tạo khó khăn cho người đi xe hơi để họ phải đi xe buýt , xe điện ngầm và tạo ra sự tiện lợi cho đi xe công cộng. Chẳng hạn chỉ cần 1 vé tháng, có thể chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác, đi bao nhiêu lần trong ngày và trong tháng cũng được mà không phải trả tiền thêm.
BangkokJakarta cũng đề xuất đánh phí xe cá nhân không dưới 5 lần (đưa ra cả Quốc hội họp) nhưng đều thất bại. Lý do chính trị (được lobby bởi giới sản xuất kinh doanh xe hơi) chỉ là một phần, mà nguyên nhân chủ yếu phần lớn là dân phản đối vì chưa tạo được phương tiện giao thông công cộng thay thế có chất lượng.
Ở Việt Nam, trước hết phải khẳng định là kẹt xe do hạ tầng đường bộ quá yếu kém. Hệ thống đường bộ của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn xa mới có khả năng phục vụ đi lại bằng xe hơi cá nhân bởi vì mật độ đường trên diện tích đất đô thị và mật độ đường trên dân số chỉ bằng 1/5 và 1/10 (thậm chí 1/20) các chỉ số tương đương của một thành phố ở Mỹ, Âu Châu trung bình. Kết cấu mạng lưới bị mất cân bằng do thiếu đường thứ cấp (đường đấu nối vào các trục đường trục chính, kết nối các đường trục chính với nhau có tác dụng giảm tải cho trục chính trong giờ cao điểm). Cho nên bất kỳ sự gia tăng nhỏ nào về sở hữu và sử dụng xe hơi đều tạo ra một áp lực cực lớn lên hạ tầng đường hiện tại. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phải cố gắng mở rộng đường, xây mới để đạt chỉ tiêu chất lượng như của Mỹ. Điều đó là không tưởng bởi vì nước ta, đất chật, mật độ dân cư đã quá đông, cực kỳ khó giải phóng mặt bằng và nếu có làm được thì cũng cực kỳ tốn kém. Hà Nội từng có những con đường nổi tiếng vì đắt nhất thế giới!
Giải pháp chống kẹt xe là tiếp tục hoàn thiện việc đấu nối các đường trục chính (hướng tâm) và các đường vành đai, một số đường thứ cấp nhưng lại là trọng yếu để nâng cao tính kết nối của mạng đường. Về lâu dài, các thành phố lớn cũng không nên hy vọng nhiều vào giải pháp này vì dân số tiếp tục gia tăng, nhu cầu đi lại tăng theo. Đương nhiên sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân cũng tăng theo nếu như không có phương tiện giao thông công cộng thay thế có chất lượng và việc kiểm soát hạn chế phương tiện yếu kém, buông lỏng.
Trong bối cảnh hạ tầng đường xá yếu kém, chất lượng giao thông công cộng tồi, thì chính xe máy là cứu cánh "hiệu quả" cho việc giảm kẹt xe ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.  Một làn xe máy (3,6m) có thể vận chuyển được tối đa 8000 hành khách/giờ, gấp 6 lần làn xe ô tô (1500 hành khách/giờ), 2 lần làn xe buýt thường (4000 hành khách/giờ) và sấp xỉ làn xe buýt nhanh (9000 hành khách /giờ).
Từ thực tế đó, chúng ta cũng không nên hy vọng rằng việc phát triển mạng lưới xe buýt thường có thể giúp cắt giảm kẹt xe đáng kể. Chỉ có phát triển tầu điện (công suất vận chuyển 35000 hành khách /giờ) và xe buýt nhanh mới là cứu cánh lâu dài cho việc giảm kẹt xe.
           Giải pháp nào đưa ra cũng có “đụng chạm” trong bài toán “được-mất” cho nên phải tổ chức thăm dò lấy ý kiến người dân vì mục đích phát triển chung của đất nước. Trong khi chờ phát triển các hệ thống giao thông công cộng, có thể tham khảo kinh nghiệm cần hạn chế sử dụng ô tô thông qua chính sách kiểm soát gắt gao bãi đỗ xe ô tô, thu phí gửi xe tương đối cao. Đây là giải pháp dễ thực hiện nhất, hiệu quả nhất mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức,... bởi nó "đánh " vào cả việc sở hữu và sử dụng xe. Không khai báo bãi đỗ từ trước thì không được quyền đăng ký xe, không có chỗ gửi xe ở điểm muốn đến thì khỏi phải đi xe ô tô. Nếu phí gửi xe đắt quá thì người ta sẽ nghĩ đến phương tiện khác như xe máy, xe buýt hay tầu điện sau này. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nên triển khai giải pháp này trước tiên, trước khi thực hiện việc đánh phí kẹt xe ở trung tâm.
         Thách thức lâu dài đối với xe máy chính là vấn đề an toàn. Cho dù có tăng cường xử phạt kết hợp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông thì xe máy vẫn là phương tiện nguy hiểm nhất vì bản chất thiết kế của xe. Đài Loan là nước quản lý an toàn giao thông xe máy có thể nói là tốt nhất thế giới nhưng tỷ lệ người chết trên dân số luôn duy trì ở mức cao của thế giới bởi tỷ lệ sở hữu, sử dụng xe máy quá cao (gần 800 xe /1000 dân) mặc dù thu nhập đầu người đạt trên 22.000 USD/năm.
         Như vậy, phải giảm dần sử dụng xe máy thông qua phát triển giao thông công cộng nhanh, có sức chở lớn, thuận tiện để hấp dẫn người đi xe máy. Đồng thời có lộ trình chính sách hạn chế dần việc sử dụng xe máy. Ví dụ, dọc các trục giao thông chính nơi đã bố trí tuyến giao thông công cộng nhanh thì phải hạn chế hoặc cấm lưu thông xe máy thông qua luật, thể chế. Xe máy (và xe đạp) sẽ dùng để di chuyển đến các nhà ga tầu điện, bến xe buýt nhanh hoặc dùng đi các quãng đường ngắn (đi chợ, đón con, đi làm gần nhà...).
            Trước khi giao thông công cộng phát triển, cần tập trung quản lý nâng cao an toàn xe máy. Chuyển đổi công nghệ từ xe máy chạy xăng sang xe đạp/xe máy điện (e-bike) là một giải pháp đầy tiềm năng để cắt giảm ô nhiễm, sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nâng cao an toàn. Đó chính là khung chiến lược và hành động cụ thể để phát triển bền vững (trong đó có mục tiêu giảm kẹt xe) giao thông đô thị trước mắt và lâu dài. Đặt ra đủ các thứ thu phí chưa phải là bài toán làm thông thoáng, hiện đại hóa giao thông. Áp đặt nhiều khoản thu phí chỉ gây thêm khó khăn trong đời sống người lao động. Thu phí nhiều, nhưng quan  lý, sử dụng phí quá kém, lơi lỏng cũng coi như đắp dầy thêm khó khăn cho toàn xã hội, Còn các giải pháp xử lý ùn tắc giao thông thì vẫn cứ thấy rối như gà mắc tóc và giải quyết theo kiểu nhẩn nha, túc tắc hoài.
            Thế nên:
            Nốt La Thăng cứ thăng hoài
Thăng thuế, thăng phí, thăng ngoài, thăng trong
Rối tinh dự án lòng vòng
Thu rồi, thu nữa phí chồng phí thê
           Lòng dân ta thán không yên
Phán rằng: "yêu nước..." thêm phiền lòng nhau
Dân tình không biết đi đâu
Ra đường thấy tắc, qua cầu  cập kênh
Giao thông “phát triển” gập ghềnh…
TVT 
-----------------

6 nhận xét:

  1. Tiêu đề quá đúng !
    Đơn cử là Đức Long Gia Lai. Mấy năm truớc đến bây giờ để lại tuyến đường QL14 đoạn qua Đăk Nông và Binnhf Phước thành một đống bầy nhầy.
    Thế mà hôm qua chúng nó lại khoiử công tiếp đoạn Pley Cu đi cầu 110 (Ranh giới Đăk Lăk-Gia lai).

    Thật không hiểu nổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá dễ hiểu. Có cái gì ngoài đường lũ chúng nó mới chịu khó đứng dưới nắng mưa chứ!

      Xóa
  2. Tay Thăng đang đi đúng quy luật " Lấy của người nghèo đưa cho người giàu" Hắn còn lên cao nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Càng La càng Thăng!
      Càng ăn càng mê!

      Xóa
  3. Mười mấy năm trước, tôi đã đọc trong tiểu thuyết của 1 nhà văn nổi tiếng VN (xin lỗi vì quên tên ông), nhân vật nữ nói rất chí lý:
    - Xe máy sẽ giết chết đất nước này!

    Trả lờiXóa
  4. Nghe tin vỉa hè Lê Đình Thọ sẽ lên thay Thăng ai biết đưa tin nhé.
    " Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
    một trăm năm đô hộ giặc tây
    hai mươi năm nội chiến từng ngày
    gia tài của mẹ, một bọn lai căng
    gia tài của mẹ, một lũ bội tình."

    Trả lờiXóa