Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Tiêu chí nghệ thuật cho một cuộc thi thơ ĐBSCL


… Tôi cũng hoài nghi cả về nội dung một số bài vào chung kết, vì không đạt tiêu chí thể lệ cuộc thi. Bài Đồng con gái là nỗi buồn “bao đời” :”ruộng lom khom nón lá đội trên đầu/ sống từ đất/ chết trở về cùng đất/ hạt lúa trời bơi qua nỗi bể dâu…”.Bài Nhật ký cho ngày rỗng là tâm trạng buồn
Cho quê hương, nỗi buồn tha hương: bạn bè bỏ xứ đi tha phương,bóng mẹ nhoè, dáng cha buồn thân phận, giấc mơ không hình thù/ bọt bóng (chỉ ảo tưởng, tuyệt vọng)
con rô, con lóc đi đâu cho ta bỏ câu ngày nhàu soi tăm cá…
thằng bạn cùng quê bỏ xứ theo cha tha phương đổi vận
cô bạn chơi trò cô dâu chú rể lên thành phố từ đó không thấy về…
…ở đó có bóng mẹ ngồi chiều nhòe mong nhớ mỗi khi trời trở gió, mùa đuổi mùa…
có cái ghế dựa, cha ngồi uống ngụm trà thả buồn vui thân phận…

                                                       >> Xem nguồn 
----------------

1 nhận xét:



  1. CHÉP VÀO trang INTERNET NGHE NHÌN VIDEO
    Trăng nghẹn - Hoài Tường Phong
    http://www.youtube.com/watch?v=Ua66JqV_qPM

    Lời Thơ Trăng Nghẹn của Thi sĩ Hoài Tường Phong


    TRĂNG NGHẸN

    Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
    Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
    Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
    Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

    Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
    Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
    Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
    Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

    Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
    Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
    Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
    Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

    Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
    Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
    Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
    Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

    Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
    Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
    Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
    Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

    Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
    Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
    Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
    Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.


    Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
    Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
    Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
    Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

    Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
    Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
    Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
    Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.

    HOÀI TƯỜNG PHONG





    Bài thơ Trăng Nghẹn của Nhà Thơ Hoài Tường Phong đầy xúc động.

    Mạch thơ sâu sắc trầm lắng với từ ngữ bình dị mà sức công phá Hiện thực mãnh liệt.


    Lời thơ thật gần gũi với Châu thổ Sông Cửu Long cánh đồng bất tận

    http://www.youtube.com/watch?v=jwTsKP1HnlI


    thật gần và chân chất mà mang đầy xót xa của một thế hệ đi vào ngỏ cụt khôngTương lai, không Lý tưởng

    Bài thơ Trăng Nghẹn nói lên Nỗi niềm đau thương của mọi Thế hệ của cả một Dân tộc không lối thoát nếu không can đảm đi vào Con đường Dân chủ Canh tân
    XIN CẢM ƠN ĐA TẠ Nhà Thơ Hoài Tường Phong


    Vì sao, vì sao nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa giàu ?






    Đồng bằng Cửu Long cò bay thẳng cánh 

    Vì sao nông dân vẫn chưa giàu ? 

    Nông dân còn kéo dài tự quyết định làm ăn đơn lẻ

    Manh mún xé nhỏ lẻ hiệu quả thấp làm sao !

    Chi phí sản xuất liên tục tăng cao làm người khốn đốn

    Thiếu nhạc trưởng tận dụng cơ hội tiềm năng 

    Cần liên kết bốn góc nhà thêm chặt chẽ :

    Nhà Nuớc - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông

    Hợp đồng đồng bộ tránh rủi ro

    Cho hàng triệu nông dân đồng bằng sông Cửu Long 

    Bờ bến cơm no áo ấm hẹn hò ...





    TRIỆU LƯƠNG DÂN 
    Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long làm ra 20 triệu tấn lúa.. .. Nhưng vì sao nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa giàu? 

    Trả lờiXóa