* LƯƠNG MINH CHẤU
Kính gửi: Ông Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập Hiến pháp sửa đổi.
BVB - Tôi Lương Minh Châu, 87 tuổi đời, 67
tuổi Đảng. Tuổi già sức yếu, lại mang trong mình nhiều căn bệnh hiểm nghèo (ung
thư, suy tim). Tuy vậy, tôi vẫn theo dõi việc sửa đổi Hiến pháp lần này, tôi
coi đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng.
Vì thế tôi được biết quý Ban đã
trình Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo hiến pháp lần 3, trong đó có nhiều vẫn đề
còn phải trao đổi bàn bạc đến nơi đến chốn. Nhưng vì sức khỏe không cho phép,
nên tôi chỉ xin được trao đổi hai vấn đề:
1. Tên nước (Quốc
hiệu)
a. Về tên nước Dự thảo đề nghị giữ nguyên Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
với những lý do: Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa khẳng định mục tiêu, con đường
phát triển của đất nước, lý do này có thật xác đáng không? Và có thật cần thiết không?
-> Báo cáo đầy bất cập, chán ngán của ông Phan Trun Lý
-> Báo cáo đầy bất cập, chán ngán của ông Phan Trun Lý
Hiện nay trên thế giới có một số nước cũng tuyên bố
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng họ có đổi tên nước đâu như các nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa , Cuba ,
Venezuela
v.v… Miến Điện từ năm 1974 lấy tên nước là Cộng hòa XHCN Myanmar, thấy không
ổn, năm 1988 trở lại tên cũ là Liên bang Myanmar . Trên thế giới hiện nay chỉ
có hai nước mang tên xã hội chủ nghĩa là Việt Nam và Serilanca, nhưng xã hội
Serilanca khác ta. Vậy rõ ràng là không cần thiết.
Thực tế từ năm 1976, Đại hội IV quyết định đổi tên nước
và đưa ra cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Gần 5 năm phấn đấu
theo cương lĩnh của Đảng với tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , chúng ta
đã không tạo ra được một năng suất lao động cao hơn, trái lại năng xuất lao động
ngày càng giảm sút, đời sống nhân dân không được cải thiện mà ngày càng khó
khăn hơn. Lòng tin của dân đối với Đảng giảm sút rõ rệt. Đại hội V có điều chỉnh
nhưng tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu. Nạn đói xảy ra nhiều nơi,
chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung, năm nào cũng phải chích ngân
sách nhà nước để cứu đói. Tệ nạn tham ô tham nhũng nảy sinh trong một số không
ít cán bộ đảng viên có chức có quyền.
Như vậy, việc đổi
tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không có tác dụng giáo dục
giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho nhân dân, cũng không có tác dụng giáo dục, rèn
luyện đạo đức xã hội chủ nghĩa cho cán bộ đảng viên. Trong nhân dân đã xuất hiện
câu đồng giao: Mỗi người làm việc bằng
hai / Để ông chủ nhiệm mua đài mua xe. Mỗi người làm việc bằng ba / Để ông chủ
tịch xây nhà xây sân. Mỗi người làm việc bằng năm / Để cán bộ tỉnh lên mâm tầng
lầu… Tình trạng mất dân chủ trong Đảng rất nặng nề, điển hình là vụ đồng
chí Kim Ngọc. Nếu không có Đại hội VI với phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, kiên quyết đổi mới tư duy trước hết là tư duy
kinh tế”, thực hiện đổi mới thì tình hình sẽ đi đến đâu.
b. Quyết định đổi tên nước tháng
4/1976, thông qua Quốc hội tháng 7/1976 có là một việc làm vi hiến không? Tên
nước trên thực tế đã đổi, Quốc huy đã sửa, các con dấu đã đổi, các tiêu đề văn
bản nhà nước từ trung ương đến cấp xã đều mang tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong khi đó Hiến pháp 1946, 1959 vẫn là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa, cho mãi đến năm 1980 tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới được
đưa vào Hiến pháp. Như vậy có phải là vi hiến không?
Tại sao không chờ sửa đổi Hiến pháp rồi hãy đổi tên nước
cho danh chính ngôn thuận? Hiến pháp là đạo luật cơ bản của toàn dân không ai
có quyền tự ý thay đổi mà không hỏi ý kiến dân. Ở tất cả các nước trên thế giới,
khi Tổng thống hay Thủ tướng nhậm chức đều phải đặt tay lên quyển hiến pháp mà
thề tuyệt đối trung thành với tổ quốc và tuyệt đối tôn trọng hiến pháp. Quốc hội
thông qua đổi tên nước tháng 7/1976, trong khi tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa vẫn tồn tại trong Hiến pháp 1959 ngay tại Điều 1 Chương I. Quốc hội là cơ
quan lập pháp mà lại không tôn trọng hiến pháp, thật không hiểu nổi.
c. Nói tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sử
dụng ổn định từ năm 1976 đến nay nên không cần phải đổi. Đúng là nhìn bề ngoài
thì có vẻ ổn định, nhưng có thực sự ổn định không. Nếu ổn định thì tại sao lần
này có nhiều ý kiến đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như vậy?
Vì từ 1976 đến nay có bao giờ đưa vấn đề hiến pháp ra cho nhân dân tham gia ý
kiến đâu, nên nhân dân không có điều kiện bày tỏ nguyện vọng của mình. Lần này
để ba tháng lấy ý kiến nhân dân kể cả thời gian triển khai phổ biến hướng dẫn,
rồi tổng hợp làm báo cáo mà đã có hơn 26 triệu ý kiến của nhân dân, trong đó đa
số ý kiến đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa. Như vậy, cái ổn định
bề ngoài vẫn không thể che lấp được lần song ngầm trong đáy lòng nhân dân. Số
kiến nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có những lập luận rất rõ
ràng, những luận cứ rất chắc chắn.
d. Cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có ý nghĩa sâu xa
và vô cùng vị đại đối với 4.000 năm lịch sử của dân tộc Việt Nam . Từ năm 207
trước Công nguyên đến năm 906 sau Công nguyên, hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Chúng
chia nước ta thành các quân huyện, đặt Thái thú để cai trị với ý đồ đồng hóa
dân tộc ta nhưng nhân dân quyết không chịu lầm nô lệ. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã
nổ ra. Mở đầu lầ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 sau Công nguyên, tiếp theo
là các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Khúc Hạo, Triệu
Quang Phục, Dương Đình Nghê rồi đến Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938
tiêu diệt đoàn tàu chiến của Nam Hán, chấm dứt hoàn toàn chế độ Bắc thuộc trên
1.000 năm. Tuy vậy, với các triều đại phong kiến phương Bắc, ta vẫn phải xưng
thần và hầng năm phải triều cống. Mặc dù Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt hai lần
đánh thắng quân xâm lược Tống, Trần Hưng Đạo ba lần đánh thắng Nguyên Mông, Lê
Lợi đánh thắng quân Minh, Nguyễn Huệ thiêu diệt hơn 20 vạn quân Thanh, cho đến
đầu triều Nguyễn vẫn còn phải xưng thần và hàng năm triều cống.
Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước
ta. Năm 1883, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Pốt-ta-nốt đầu hàng Pháp, biến
nước ta thành thuộc địa của Pháp. Từ khi Pháp xâm lược nước ta, nhiều cuộc khởi
nghĩa đấu tranh giành độc lập liên tiếp nổ ra: Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa
Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám khởi nghĩa Yên Bái, Xô Viết
Nghệ Tĩnh năm 30, Nam Kỳ khởi nghĩa năm 40 do Đảng ta lãnh đạo. Thực dân Pháp
đàn áp dã man, dìm dân ta trong biển máu. Có thể nói từ năm 207 trước Công
nguyên đến năm 1945 là hơn 2.000 năm nước ta chưa bao giờ được độc lập hoàn
toàn. Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa, là nước đan chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, là một sự kiện lịch sử vô
cùng vĩ đại của dâ tộc ta trải quá đấu tranh 2.000 năm mới có. Một sự kiện lịch
sử vĩ đại như vậy mà có thể coi thường được sao, hỡi những người có lương tri.
e. Tên nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa còn gắn liền với
30 năm trường kỳ kháng chiến. Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, quyết thực hiện
bằng được lời thề mà Bác Hồ thay mặt toàn thể dân thề: “Nhân dân Việt Nam quyết đem hết
công sức và lực lượng, của cải và tính mạng bảo vệ nền độc lập ấy, quyết không
chịu mất nước không chịu làm nô lệ”. 30 năm kháng chiến, nhân dân ta đã dốc hết
sức người sức của, lúa không thiếu một cân quân không thiếu một người, tất cả
cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng. Có nhiều gia đình hy sinh đến người con
cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp kháng chiến. Với cuộc kháng chiến
chính nghĩa và với cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chúng ta đã tranh thủ được
sự ủng hộ của các nước, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả
một số nước tư bản. Như vậy tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã rất có lợi
trong thời kỳ kháng chiến, thì nhất định cũng sẽ có lợi trong hòa bình xây dựng
hiện nay chứ không hề cản trở sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trái lại nó
tạo thời cơ thúc đẩy sự đầu từ của nước ngoài vào Việt Nam, nó chấm dứt sự e dè
với cụm từ xã hội chủ nghĩa, nó cũng không làm chệch hướng cái định hướng xã hội
chủ nghĩa, vì chủ nghĩa xã hội rất cần có cơ sở vật chất hung hậu và bền vững,
miễn là chúng ta có chính sách đúng và công tác quản lý tốt.
g. Trở lại với tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ
có lợi, không có hại, nó hợp với lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Nó phù hợp với đạo lý của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”. Với quốc tế, tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa họ dễ tiếp nhân,
nhất là trong khí chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu vào nhiều lĩnh vực trên
thế giới. Nó tạo thời cơ thuận lợi thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam . Vì vậy, lấy
lại tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một việc làm cần thiết vì lợi ích quốc
gia dân tộc. Không nên ngại vì thủ tục rườm rà, tốn kém mà phải nghĩ tới lợi
ích lâu dài.
2. Quân đội
trung thành với ai
Dự thảo viết: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt
đối trung thành với Tổ quốc, nhà nước, nhân dân và Đảng Cộng sản Việt Nam …”. Tại sao
phải tách bạch như vậy. Nhà nước là một nhân tố nằm trong Tổ quốc, nhân dân là
nhân tố chủ yếu của Tổ quốc Việt Nam, Đảng Cộng sản là một tổ chức chính trị nó
gắn bó mật thiết với nhân dân và Tổ quốc Việt Nam, rất không nên tách Đảng ra
khỏi Tổ quốc và nhân dân. Điều 70 chỉ nên viết: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam …” là đủ.
Kính chào trân
trọng
Lương Minh Châu
(Nhà T1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0438528029)
(Viết trên gường bệnh)
-----------------
(Tác giả gửi qua EMail Nguyễn Nguyên Bình đến BVB)
ĐCS muốn đục 2 cái lỗ, 1 lỗ cho chó đi và 1 lỗ cho mèo đi!
Trả lờiXóaEm phục Bác Nặc danh 17:52 Bác hình như là Bác Níu Tởn, buồn mồm muốn nói tục he he he
XóaCần phải đổi tên nước, lần này cho miên viễn: Việt Nam! (như Japan, Canada...). Cọng đầu (CHXHCN) cọng đuôi (DCCH)mà làm gì khi thực chất là Zê-rô! Còn lu loa xhcn nghiã là quá tết Congo vẫn là Xạo Hết Chỗ Nói; còn lu loa dân chủ nghĩa là chưa có dân chủ = độc tài..., còn gào đoàn kết = còn chia rẻ!
Trả lờiXóaCu Tèo và quan đi cạnh nhau. Quan hôm nay hạ cố hỏi:
Xóa- Ê, Tèo. Nếu gặp 1 gói tiền và 1 cuốn sách dạy cách sống đạo đức rơi trên đường, mày luợm thứ nào?
- Con ấy hả, cứ gọi là chộp nhanh cục tiền!
- Mày đúng là... Còn tao, rất đàng hoàng chân chính, sẽ chỉ lấy cuốn sách đạo đức thôi.
- Quan lúc nào chẳng sáng suốt? Thiếu cái gì phải lấy cái đó, phải không quan nhớn?
- Hừ...
Dung vay, bac nac danh nhan xet rat hay va doc nua, chi can 1 lo cho cho meo di chung la ok.
Trả lờiXóaNgười ta vẫn luôn mồm nói là học:" theo gương Bác Hồ " vậy là học cái gì ở Bác ?chúng ta hãy hiểu kỹ bối cảnh năm 1946 va trước đó là "tuyên ngôn độc lập -1945" bây giờ nước nhà thống nhát .ai cũng một lòng xây dựng đất nước nên phải có tiếng nói chung ,nhất là tình hình TG bây giờ ,đây là thời cơ lấy lại tên CNDCH là thích hợp nhất .đưa nước ta "sánh vai cùng cường quốc năm châu " cái cần học là tư duy sáng tạo Học ở Bác là 'Dĩ bất biến ứng vạn biến"xin đừng bỏ lơ cơ hội !
Trả lờiXóaTên nước là gì đi chăng nữa, nhưng khi "một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất" lãnh đạo - cầm quyền thì dân VN vẫn khổ. Sợ nhất là những kẻ đang ăn cơm của dân mà làm việc cho tình báo Hoa Nam.
Trả lờiXóaMột đất nước XHCN sau gần 40 năm thống nhất xây dựng và phát triển mà “Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có”, dân oan ngày càng nhiều không biết có đáng tin không?!
4-1976, những gì dính đến ông Hồ (tên nước, tên đảng, quốc ca, dàn nhân sự...) là ông Duẩn, ông Thọ cho đổi hết....Thống nhất đất nước là công lớn của TAO! Vai trò của TAO phải ghi vào lịch sử...sáng chói!
Trả lờiXóaCó mở cuộc thi viết quốc ca, cho phát thanh trên đài nhưng không bài nào đạt yêu cầu.
XóaVụ này hình như để "đánh" nhạc sĩ tài hoa Văn Cao.
XóaCỡ như Phan Trung Lý và các đồng sự chắc chỉ đến khi gần đất xa trời mới ngộ nhận ra. Dân ta đừng mong đảng biết nghĩ
Trả lờiXóaChưa chắc.
XóaTôi cũng đang bị nhiều bệnh nan y. Nhưng từ ngày đọc blog này, thấy sức khỏe cũng phục hồi phân nào. Xin cảm ơn.
XóaĐại tá Lương Minh Châu,gần đất xa trời mới ngộ ra được ít nhiều,thôi thế cũng tốt,chứ trước đây còn đeo hàm đại tá vụ trưởng,anh cũng mao ít lắm lắm !!!
Trả lờiXóaCụ tuổi cao, tuổi Đảng nhiều.Nhưng Cụ và Tôi gọi nhau là "đồng chí"vì Tôi cũng là Đảng viên,Đồng chí hơn Tôi 30 tuổi và cũng hơn tôi 30 năm tuổi Đảng .Tôi vào Đảng khi học hết lớp 10 và phải đi bộ đội, Tôi kết nạp Đảng khi ở chiến trường.Hôm nay Tôi tham gia với đồng chí ( Chưa biết ai đưa đồng chí nghe ) kể cả con đồng chí. Tên nước không có ý nghiã lớn bằng thực thể chính trị và chế độ xã hội.Đồng chí là những người xây lên hiện thực xã hội này và hưởng không ít.Chúc đồng chí ra đi thanh thản và vui khi được giảm chi phí cho xã hội và gia đình.l
Trả lờiXóaMấy cụ bô lão cách mạng đang hai tay ôm đầu: "Chuyện gì đang xảy ra?! Trời ơi!".
Trả lờiXóaViệt Nam chỉ tiến lên, đổi đời, thoát nghèo, văn minh, dân chủ... khi có một En sin xuất hiện !
Trả lờiXóaYeltsin VN đang "guyết liệc oánh" golf!
XóaBài của Cụ Châu đầy tâm huyết yêu nước, thương nòi . Các ông ở Ban soạn thảo sửa HP 1992 nên cầu thị, lắng nghe những lời từ trái tim già yêu nước thiết tha như Cụ Châu. Con người hay tổ chức nào cũng phải biết tự nhìn lại mình thấy sai thì sửa, thấy đúng thì làm. Thế hệ cụ Châu đã có nhiều đóng góp cho dân cho nước, nhưng đã tỉnh ngộ sau 67 năm sống trong mộng về thiên đường XHCN .. nay vẫn bên kia bờ ảo vọng. Như thế thật là đáng quý cho con cháu ngày nay lấy đó mà tự răn mình, tự chọn con đường mà đi theo cho đúng quy luật và đúng đạo lý với Nhân - Thiên - Địa. Các vị trong Bộ chính trị TW ĐCSVN và UBTV Quốc hội còn mơ màng đâu đó "cõi thiên đường mù" hãy tỉnh lại mà quay đầu về với nhân dân và Dân tộc VN. Đó là con đường duy nhất sống cho nhân dân và Tổ quốc VN!
Trả lờiXóaLãnh đạo hiện nay người ta nói theo đường lối XHCN nhưng khi làm thì họ theo lợi ích cá nhân + sự hách dịch và cảm tính. Chính vì vậy mà VN hiện nay dân khổ dân oan rất nhiều
Trả lờiXóa