Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

"LÒNG TIN CHIẾN LƯỢC" - CHƯA RÕ NGHĨA !?


           BVB - Trong phát biểu tại buổi khai mạc Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore tối 31.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của khu vực”.
Trang Wb ‘Đọc báo’ đưa bài: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Mất lòng tin là mất tất cả”.- Rút trích dẫn như thế, người ta sẽ hiểu rằng câu nói đó là của TTg Nguyễn Tấn Dũng, nhưng từ xưa cả thế giới đều thuộc nhằm lòng câu châm ngôn ấy rồi.
Thường thì người ta nói Niềm tin, Đức tin, Tín nhiệm, Uy tín, Tín chấp…ít khi dùng từ Lòng tin. Chữ ‘niềm’ hàm nghĩa sâu, rộng hơn chữ ‘lòng’ rất nhiều (niềm hy vọng, niềm mơ ước, niềm vui,…). Cái chữ ‘lòng tin’ theo như bạn đọc Mạc Văn Thực là chữ dùng của Mao Trạch Đông đưa ra để mồi mớm, câu nhử, lừa ép Việt Nam  tin theo, đi theo, nghe theo họ: “Mạc Văn Thực - 16:24 Ngày 03 tháng 6 năm 2013: "Lòng tin chiến lược" là câu của Tàu phát biểu với phái đoàn VN từ đầu những năm 60 thế kỷ trước. Đại ý: Tin TQ hay tin LX là quyền của VN. Nhưng các bạn hãy hiểu rằng TQ là ông anh tốt, là bạn láng giềng tốt, bây giờ (không thể ép) nếu có gì chưa tin TQ thì cũng phải giữ vững "Lòng Tin Chiến Lược", phải vì lâu dâì, vì cái "đại cục", phải nhìn xa trông rộng...Ôi, miệng Tàu với cái 'lưỡi bò'. Nay, cái lời nó mồi mớm, lừa mình lâu nay, đâu phải mới? Nhắc lại làm gi?”.
           "Lòng tin chiến lược" theo kiểu Tàu, thể hiện ở việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974; Trung Quốc đào luyện nên chế độ Polpot ở Campuchia, tấn công biên giới Tây Nam của VN; tháng 2-1979, âm mưu chiếm toàn bộ Đông Dương khi Mỹ vừa rút khỏi VN; Trung Quốc dùng 'chiến thuật biển người' tấn công xâm lược toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc; Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa năm 1988, Trung Quốc liên tục đe dọa, bắt ngư dân, đánh chìm tàu ngư dân VN và liên tục xâm phạm vùng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam...
         Nếu như tách bạch trong văn cảnh và ý định phạm vi diễn đạt của ngữ nghĩa, tác giả Hạ Đình Nguyên lý giải: “Xây dựng lòng tin chiến lược” là một từ ngữ mới, một khái niệm rất xác đáng cho tình hình khu vực hiện nay, đối với mỗi nước ASEAN, đối với các nước lớn, và đặc biệt, ở giữa những con chữ, là nhắc nhở nước Trung Hoa  rằng, sự lẽo lự, điêu ngoa, và nham hiểm sẽ không tạo được niềm tin, sẽ không phải là “lòng tin chiến lược”. Đã nhiều năm qua, Việt Nam đã bị (ai?) bắt buộc đội oằn lưng 16 chữ vàng tào lao, cũng là bày tỏ một thứ “niềm tin chiến lược” đặt không đúng chỗ, kể từ Hội nghị Thành Đô 1991, mà nhân dân, cả Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay, đều không muốn nhắc đến, vì một đằng là sự xấu hổ, một đằng khác là vì sự sợ hãi hoặc ngoan ngoãn. Cũng vì lẽ ấy mà Nhà nước Việt Nam phải “chịu trận” một cách đương nhiên trước sự phẫn nộ và chê trách thậm tệ của nhân dân". 
Trái? Hay phải?
         Nhưng qua thực tế cả mấy nghìn năm nay cho thấy: Với Trung Quốc thì không bao giờ hy vọng có được một chút niềm tin gì!
        Tác giả Hạ Đình Nguyên viết tiếp: "… Trung Quốc, chỉ muốn Biển Đông Là ao nhà, cầm dao búa mà canh cửa như kẻ côn đồ, coi Asean  như cái chợ riêng của mình, không ai được bước tới, vừa ăn cướp, vừa lu loa lên rằng Mỹ kìm chế sự vươn lên của Trung Quốc. Ngổ ngáo đến buồn cười, họ từng thách thức: “Hai Đại Cường Quốc, Mỹ – một nước trẻ nhất thế giới, Trung Quốc – một nước lâu đời nhất thế giới, đứng vững trên hai bờ Thái Bình Dương, “so gươm” cùng nhau, và cuộc so gươm hoành tráng, vĩ đại nhất thế kỷ 21.” (trích trong tác phẩm Giấc mơ Trung Quốc –  Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ của Lưu Minh Phúc, Nguyễn Hải Hoành dịch, nxb Thời Đại, 2011)...".
Còn về ‘chiến lược’, theo định nghĩa của Wikipedia tiếng Việt: Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó (các chiến lược: Chiến tranh xâm lược, Chiến tranh đặc biệt, chiến lược 'tìm và diêt', chiến tranh cục bộ, Việt nam hóa chiến tranh...từ đầu TK 20 đến nay trên toàn cầu đã có 35 chiến lược chiến tranh...). Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.
Như vậy một chiến lược phải giải quyết tổng hợp các vấn đề sau:
- Xác định chính xác mục tiêu cần đạt.
- Xác định con đường, hay phương thức để đạt mục tiêu.
- Và định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn.
Trong ba yếu tố này, cần chú ý, nguồn lực là có hạn và nhiệm vụ của chiến lược là tìm ra phương thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất”.

           Chiến lược quân sự là tổng hợp những yếu tố như: tham vọng bành trướng về lãnh thổ bằng vũ lực, chuẩn bị hậu cần, chuẩn bị quân lực, phương án tác chiến trong một thời gian nhất định nhằm đạt được kết quả đặt ra. Chiến lược quân sự phản ánh tầm nhìn của các vị tướng lĩnh về tổng thể tương quan lực lượng, thấu hiểu địa hình, thời tiết,... Chiến lược quân sự ít có sự thay đổi trong khi tác chiến
          Người ta thường đề cập đến: 'ý đồ chiến lược, mục tiêu chiến lược, vị trí chiến lược, vạch ra chiến lược, mang tầm chiến lược, kế hoạch chiến lược, tầm nhìn chiến lược, thế bố trí chiến lược, nghiên cứu chiến lược, dự báo chiến lược...', rất ít khi, và hầu như không nói "lòng tin chiến lược'.
Chiến lược thì không có chung với tất cả các nước, và cũng không có giá trị với mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện, thời điểm, tình huống. Ngay trong một nước cũng vậy, vạch ra chiến lược, hoặc 'tầm nhìn chiến lược', nhưng nếu không thấy phù hợp, diễn biến có nhiều thay đổi  thì người ta sửa lại hoặc bỏ đi cái (chiến lược) đó. Nếu nói về chiến lược mang ý nghĩa lâu dài thì chữ 'niềm tin', 'lòng tin' đã bao hàm sự lâu dài.
         "Lòng tin chiến lược" hay "niềm tin chiến lược" - không biết ai chắp bút văn bản này, nhưng lòng tin mà cũng chiến lược thì không biết cái "chiến lược" này dài hay ngắn? Nội dung gì? Đến bao giờ có thể tin được? Mà tin vào chiến lược nào? Của nước nào? Tin vào ai? Ai tin? Bao giờ mới có thể tin được? Chưa nói đến "chiến lược" thường dùng trong quân sự - tin vào cuộc chiến nào đó, chiến lược chiến tranh nào đó chẳng?...!
       Suy như trên, từ dùng “lòng tin chiến lược” không rõ nghĩa, chưa nói đến tối nghĩa.
         Sau đây, nhân nói về NIỀM TIN, trang BVB xin giới thiệu những Danh Ngôn nói về Niềm tin:
*          *          *
Danh ngôn về NIỀM TIN
Bạn nhắm mắt lại. Đó là điều khác biệt. Đôi lúc bạn không thể tin điều mắt thấy, bạn phải tin điều mình cảm nhận. Và nếu bạn muốn người khác tin tưởng mình, bạn phải cảm thấy mình cũng có thể tin tưởng họ, thậm chí ngay cả khi bạn ở trong bóng tối. Ngay cả khi bạn đang rơi. (You closed your eyes. That was the difference. Sometimes you cannot believe what you see, you have to believe what you feel. And if you are ever going to have other people trust you, you must feel that you can trust them too, even when you’re in the dark. Even when you’re falling).
Khuyết danh :Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin. (Optimism is the faith that leads to achievement. Nothing can be done without hope and confidence).
Helen Keller: Niềm tin là sức mạnh có thể khiến thế giới tan vỡ xuất hiện trong ánh sáng. (Faith is the strength by which a shattered world shall emerge into the light).
Helen Keller: Luôn luôn, ở bất cứ đâu, và đối với bất cứ ai, thật sai lầm khi tin vào bất cứ thứ gì khi không đủ bằng chứng. (It is wrong always, everywhere, and for everyone, to believe anything upon insufficient evidence).

William James: Thế giới tưởng chừng như thật điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến là kết quả của một hệ niềm tin không hoạt động. Để nhìn thế giới khác đi, chúng ta phải sẵn lòng thay đổi hệ niềm tin của mình, để quá khứ trôi qua, mở rộng nhận thức về hiện tại và làm tan chảy nỗi sợ hãi trong tâm tưởng. (The world we see that seems so insane is the result of a belief system that is not working. To perceive the world differently, we must be willing to change our belief system, let the past slip away, expand our sense of now, and dissolve the fear in our minds).
William James: Hãy tin rằng đời đáng sống, và niềm tin của bạn sẽ giúp thiết lập sự thực đó. (Believe that life is worth living and your belief will help create the fact).
William James: Chúng ta bảo tình yêu là sự sống; nhưng tình yêu không có hy vọng và niềm tin là cái chết đau đớn. (Love, we say, is life; but love without hope and faith is agonizing death).
Elbert Hubbard: Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin. (We all have our own life to pursue, our own kind of dream to be weaving, and we all have the power to make wishes come true, as long as we keep believing).
Louisa May Alcott; Người có lòng tin thì mạnh mẽ; người lắm nghi ngờ thì yếu ớt. Niềm tin mãnh liệt vượt lên trên những hành động to tát. (He who believes is strong; he who doubts is weak. Strong convictions precede great actions).
Louisa May Alcott: Bạn không thể kết nối các điểm trong đời bạn khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại phía sau. Vì vậy bạn phải tin tưởng rằng các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai. Bạn phải tin vào cái gì đó - lòng can đảm, vận mệnh, cuộc đời, nghiệp chướng, bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ khiến tôi thất vọng, nó đã tạo nên tất cả sự khác biệt trong cuộc đời tôi. (You can’t connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something — your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life).
Steve Jobs: Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin. (Sometimes life is going to hit you in the head with a brick. Don't lose faith).
Steve Jobs: Ai không sống theo đức tin của mình cũng sẽ không tin tưởng. (He does not believe who does not live according to his belief).

Thomas Fuller: Người ảnh hưởng tới bạn là người tin vào bạn. (The people who influence you are the people who believe in you).
Henry Drummond: Chúng ta thường dễ tin người chúng ta không biết bởi họ chưa bao giờ lừa dối chúng ta. (We are inclined to believe those whom we do not know because they have never deceived us).
Samuel Johnson: Để làm được những điều to lớn, chúng ta không những phải hành động mà còn phải mơ mộng, không những phải có kế hoạch mà còn phải có niềm tin. (To accomplish great things, we must not only act, but also dream; not only plan, but also believe).
Anatole France: Tôi tin vào mọi thứ cho tới khi nó bị bác bỏ. Vì vậy tôi tin vào tiên, thần thoại, rồng. Tất cả đều tồn tại, thậm chí dù nó chỉ ở trong tâm trí bạn. Ai dám nói rằng giấc mơ và ác mộng không thực như điều ở đây lúc này? (I believe in everything until it's disproved. So I believe in fairies, the myths, dragons. It all exists, even if it's in your mind. Who's to say that dreams and nightmares aren't as real as the here and now?).
John Lennon: Nghi ngờ không phải một trạng thái dễ chịu, nhưng tin chắc thì thật ngu xuẩn. (Doubt is not a pleasant condition, but certainty is absurd).
Voltaire: Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người với tài năng tầm thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều những người với tài năng vượt trội hơn hẳn. (Getting ahead in a difficult profession requires avid faith in yourself. That is why some people with mediocre talent, but with great inner drive, go so much further than people with vastly superior talent).
Sophia Loren: Tình yêu đến với những ai vẫn hy vọng dù đã từng thất vọng, vẫn tin tưởng dù từng bị phản bội, vẫn yêu thương dù từng bị tổn thương. (Love comes to those who still hope even though they've been disappointed, to those who still believe even though they've been betrayed, to those who still love even though they've been hurt before).
Khuyết danh: Đôi khi bạn phải tin vào niềm tin của người khác cho tới khi tìm được niềm tin của riêng mình. (Sometimes you've got to believe in someone else's belief in you until your belief kicks in).
Les Brown: Niềm tin... phải được gia cố bằng lý lẽ... khi niềm tin mù, nó sẽ chết đi. (Faith... must be enforced by reason... when faith becomes blind it dies).
Mahatma Gandhi: Một lượng nhỏ những tinh thần quyết tâm được nung nấu bởi niềm tin son sắt vào sứ mệnh của mình có thể làm thay đổi dòng lịch sử. (A small body of determined spirits fired by an unquenchable faith in their mission can alter the course of history0.
Mahatma Gandhi: Hạt giống niềm tin nhỏ bé nhất cũng tốt hơn nhiều trái hạnh phúc to lớn nhất. (The smallest seed of faith is better than the largest fruit of happiness).
Henry David Thoreau: Hãy theo đuổi con đường mà bạn có thể đi với tình yêu và lòng tôn kính, dù nó có hẹp và quanh co đến mức nào. (Pursue some path, however narrow and crooked, in which you can walk with love and reverence).
Henry David Thoreau: Hãy sống theo niềm tin cùa mình, và bạn có thể xoay chuyển cả thế giới. (Live your beliefs and you can turn the world around.).
Henry David Thoreau: Ai cũng phải tự mình làm lấy hai điều; niềm tin của chính mình và cái chết của chính mình. (Every man must do two things alone; he must do his own believing and his own dying).
Martin Luther: Để làm được những điều to tát, đầu tiên bạn phải tin vào nó. (To achieve great things you have first to believe it.)
Arsene Wenger: Cuồng tín là sự bồi thường quá đà cho ngờ vực.(Fanaticism is overcompensation for doubt.)
Robertson Davies: Sự trung thành với chính mình cần thiết cho hạnh phúc của mỗi người. Thiếu trung thành không nằm ở việc tin hay không tin mà nằm ở việc tự cho là mình tin điều mình không tin..(It is necessary to the happiness of man that he be mentally faithful to himself. Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)
Thomas Paine: Niềm tin cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin tưởng. (A faith is a necessity to a man. Woe to him who believes in nothing.)
Victor Hugo: Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học (Society lives by faith, and develops by science).
Henri Frederic Amiel: Con người cần ít đổ rắc rối của mình lên môi trường xung quanh, và học cách thể hiện ý chí - trách nhiệm cá nhân trong lĩnh vực niềm tin và đạo đức. (Man must cease attributing his problems to his environment, and learn again to exercise his will - his personal responsibility in the realm of faith and morals. )...

BVB 
------------------
Nữ tướng Tàu - bà Diêu Vân Trúc - Mặt vênh như bánh đa nướng

31 nhận xét:

  1. Có 1 kênh TV mang tên "Du lịch và Cuộc sống". Tên này quá đẹp "mỹ miều", phải không? Nhưng bà ngoại tôi, trước là giáo viên dạy văn giỏi, lại lầm bầm mỗi khi bật tới kênh đó:
    - Sao đặt tên chán thế...
    - Bà ngoại nói chi vậy? Con thấy "hay" mà?
    - Mầy cũng dốt nữa. Từ "và" để nối hai thứ tương đương. Ví dụ, lợn và gà. Còn "Cuộc sống" bao trùm tất cả, "Du lịch" là một phần nhỏ trong đó. Muốn nói đúng phải là: "Du lịch trong cuộc sống con người". Còn nói: "Du lịch và Cuộc sống" thì chẳng khác nào nói: "Con gà và đàn gà", tối nghĩa. Hiểu chưa?
    - Con cũng hiểu đại khái... Vậy theo ngoại nên đặt tên sao cho hay và đúng trong trường hợp này?
    - Kênh "Du lịch", vậy thôi.
    - "Du lịch khắp nơi", hay hơn không?
    - Chẳng lẽ có "Du lịch một nơi"?

    Trả lờiXóa
  2. Tổng thống JFK, khi được hỏi cách để có được thành công, đã trả lời:
    - À, tôi không rõ lắm. Tôi chỉ biết rằng, cách để thất bại nhanh nhất là lấy lòng tất cả mọi người!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thấy các báo tiếng Anh đều dịch là "strategic trust" (chắc từ bản tiếng Anh trong tài liệu hội nghị), và mọi người đều hiểu với nghĩa là "sự tin cậy" chứ không phải là "lòng tin" ("tín tâm" theo âm Hán -Việt).
    Có điều bài phát biểu rất hay, được dư luận quốc tế tán thưởng.
    Liên hệ với phản ứng của bài phát biểu của TBT NPT ở Cuba thì... Chắc rằng cả hai bài đều phải thông qua BCT "phê duyệt".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trust còn là: Sự mặc kệ (do quá tin tưởng) giao phó cho người khác; sự giao phó, sự phó thác, sự uỷ thác; to lold a property in trust: (pháp lý) trông nom một tài sản được uỷ thác; his words can't be trusted: lời nói của nó không thể tin được; I can't trust you out of my sight: tôi không thể phó mặc anh không trông nom dòm ngó gì đến; to trust to luck: trông vào sự may mắn

      Xóa
  4. Trong khi cần cảnh báo khu vực và thế giới về những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông, cần lên án TQ, 3D lại ru ngủ công luận bằng "niềm tin chiến lược"(!?!).
    Cứ tin tưởng ở chó sói đi, sẽ đến ngày không còn con cừu khờ dại nào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. strategic trust Bỏ mặc lòng tin, giao tấm lòng hết (cho anh).

      Xóa
  5. Đề nghị từ nay gọi TQ, hay Tàu cộng... là Chệt Bắc Kinh, để đừng quên gương dấn thân cao cả của nữ sinh Phương Uyên

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nay là ngày tưởng niệm Sư kiện Thiên An Môn, sinh viên TQ đấu tranh cho dân chủ chống lại xe tăng TQ. Khi xe tăng TQ nhận lệnh của bọn khát máu là phải cán chết những sinh viên thư sinh, có các lính lái xe tăng không dám, thì bị bọn chỉ huy xe xô ra khỏi ghế lái, và tự tay hắn lái xe cán lên sinh viên, thây chất thành núi, máu chảy ngập Quảng trường Thiên An Môn.
      Những bóng ma trên Quảng trường Thiên An Môn vẫn đợi ngày máu phải trả bằng máu!

      Xóa
    2. You must trust in your own judgement - Bạn phải tin vào chính khả năng xét đoán của mình.

      Xóa
  6. Định nghĩa từ :

    Chiến lược - 战略 - strategy

    + Mưu lược trong tác chiến.
    + Chỉ đạo kế hoạch và sách lược trong toàn cuộc chiến tranh.
    + Ví von chỉ đạo kế sách chung của toàn cục trong thời kỳ lịch sử nhất định.
    Mao Trạch Đông ( bài nói chuyện ở hội nghị thư ký đảng ủy các khu tỉnh thành tự trị ) : “Điều động tất thảy lực lượng tích cực vì kiến thiết chủ nghĩa xã hội. Đây là 1 cái phương châm chiến lược.” - Đặng Tiểu Bình ( Cán bộ cao cấp cần đi đầu phát huy truyền thống tốt đẹp của đảng ) : “Chúng ta nhất định cần nhận thức rõ, nghiêm túc lựa chọn ra được người kế tục là một cái vấn đề chiến lược.”

    Sách lược - 策略 - strategy

    + Mưu lược; Mưu kế.
    + Căn cứ vào tình thế phát triển mà định ra phương châm hành động với phương pháp đấu tranh. Mao Trạch Đông ( phản đối chủ nghĩa xa rời thực tế ) : ”Điều tra kinh tế xã hội, là để đạt được sự đánh giá giai cấp cho đúng đắn, tiếp theo đặt ra sách lược đấu tranh cho đúng đắn.”
    + Có nghệ thuật đấu tranh, năng lực chú ý phương pháp phương thức. Như : Anh làm cái chuyện này thì cần chú ý tới một vài sách lược nữa.

    Lòng tin - Tín tâm – 信心

    + Sincere desire : Thành tâm
    + Devotion : Lòng tin ngưỡng tôn giáo thành kính
    + At random : Tùy tâm ; Tùy ý
    + Confidence;Conviction faith : Tin tưởng nguyện vọng của chính mình hoặc tâm lý đoán trước nhất định có thể thực hiện được.

    Niềm tin - Tín niệm – 信念 - belief;conviction;faith

    + Tự mình cho là có thể vững tin vào cách nhìn nhận.
    + Đối với người nào đó hoặc sự tín nhiệm nào đó, có một dạng trạng thái tư tưởng của lòng tin hoặc tin cậy.

    ------

    Search gg : 信心,战略,毛泽东 - Lòng tin, chiến lược, Mao Trạch Đông
    Có bài : Diễn biến tư tưởng chiến lược quốc tế của Mao Trạch Đông ( link : http://news.xinhuanet.com/ziliao/2003-12/03/content_1212122_1.htm )
    Có đoạn viết :

    “…据此毛泽东论断: 美, 苏孤立中国的政策是行不通的. 从而为中国在世界范围内实施"反帝, 反修" 的国际战略树立了坚定的信心…”

    “…Đến đây Mao Trạch Đông phán đoán suy luận : Chính sách cô lập Trung Quốc của Mỹ, Xô là không thể thực hiện được. Cho nên đối với Trung Quốc trong phạm vi thế giới thực hiện chiến lược quốc tế “Phản đế quốc, phản xét lại” đã tạo dựng nên lòng tin kiên định…”

    Vậy tạm theo lời bài viết này, có lẽ phải tạm suy luận cái cụm từ “Lòng tin chiến lược” đại khái thì là : Khi thực hiện cái chiến lược xyz thì đồng thời đã và sẽ tạo ra được lòng tin kiên định vào chiến lược đó.

    Tạm luận :

    Ông Dũng muốn nói :

    Việt Nam thực hiện chiến lược ngoại giao hòa bình ( chẳng hạn ) thì đã và sẽ tạo dựng nên lòng tin kiên định vào chiến lược đó. Vì VN hiện tại có đủ lý lẽ và sự chính danh ( lịch sử, pháp luật, công ước …) nên sẽ kiên trì theo đuổi.
    Ngược lại. Trung Quốc thế kỷ trước vẫn còn là quốc gia nghèo đói trì trệ, lại rơi vào thế gọng kìm ( giáp kích ) của 2 nước lớn thời đó là Mỹ và Liên Xô, vậy mà khi đó vẫn tạo dựng được lòng tin trong chiến lược chống lại 2 nước này.

    Hiện tại, Trung Quốc đã là 1 nước cường thịnh, dùng phương châm “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” để lại đối xử với Việt Nam và các nước khu vực, bá đạo hơn cả ngày xưa Mỹ với Liên Xô đối xử với mình. Nhưng nay TQ lại chỉ là 1 nước cô lập trong khu vực ( đồng minh may ra có 1 anh Ủn Bắc Hàn ), không có sự chính danh của lịch sử, luật pháp, công ước … Vậy liệu TQ có đủ lòng tin trong chiến lược ( dùng quân sự, sức mạnh … chẳng hạn ) này không ?

    Đồng thời có lẽ ông Dũng cũng muốn kêu gọi khéo các nước quanh khu vực đoàn kết lại. Khi đó cái này không phải là “thế gọng kìm” nữa mà là thế “loạn đao”.

    Đương nhiên trên 1 diễn đàn quốc tế, trên quan điểm ngoại giao, 1 vị thủ tướng của 1 nước không thể khơi khơi lôi kéo đồng minh để chống lại 1 nước khác, vậy chỉ còn cách nói bóng gió này thôi.

    Việc phân tích, mổ xẻ, tranh luận là chuyện của mấy vị chúng ta đây :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn, một comment hay, có nghiên cứu, suy ngẫm để minh chứng và lý giải thêm rõ ngôn từ. Chúc NguyenDinhQuang khỏe, vui!

      Xóa
  7. Khi quá tin tưởng vào sói thì cừu tự dối lòng mình và nguy hiểm cận kề.

    Trả lờiXóa
  8. Trong danh sách các danh ngôn về niềm tin của bác, không tìm thấy tên Nguyễn Tấn Dũng?!

    Trả lờiXóa
  9. Kéo cả thế giới cùng Việt Nam ngăn chặn Trung Quốc tại biển ĐÔNG là 1 chiến lược.
    Việt Nam,ông là ai mà đánh tay đôi với Trung Quốc.Chớ xúi dại con cháu.
    nước MỸ và châu ÂU ngày nay còn chết dưới tay Trung Quốc, Việt Nam ngất ngư với nó cũng là dõi lắm rồi.
    Ngày nay Trung Quốc nó không đánh Việt Nam để nuốt trọn biển ĐÔNG là vì nhân dân và ĐCSTQ không ủng hộ và phản đối,không thì nó đánh rồi.
    Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc dù sao cũng coi Việt Nam là bạn,các thế lực đại Hán rất ác tâm và muốn thôn tính Việt Nam,nhưng chúng không thể làm được.
    Với Việt Nam,chúng ta thiếu hiểu biết,không phân biệt bạn thù thì đâu còn tồn tại.
    Ngay khi đánh nhau với MỸ và ngụy,cũng phân biệt rõ ràng.Ví dụ lính cộng hòa ngụy thì họ có muốn đánh ta đâu mà đánh họ,lính Mỹ cũng thế.Chủ yếu chỉ tập trung vào đám TQLC,Dù,Biệt động,lực lượng an ninh nó thôi.
    Chớ nên xúi dại mà sinh ra chiến tranh,những kẻ xúi dại cháu Phương UYên là độc ác đấy,lẽ ra cháu được tha rồi như ban đầu cháu mong,cháu đổi ý thì không thể tha được,cháu tỉnh ngộ lại thì lại tha thôi.
    Công Sơn mong rằng qua diễn đàn,gởi lại chút tình cùng non nước.

    Trả lờiXóa
  10. Các câu sau đây mới được coi là hoàn chỉnh:
    - Lòng tin vào chiến lược XYZ...
    - Niềm tin sắt đá.
    - Chiến lược XYZ là đáng tin cậy.
    - Lòng dạ sắt son.

    Trả lờiXóa
  11. Cụm từ “lòng tin chiến lược” không rõ nghĩa, chưa nói đến là tối nghĩa. (Theo tác giả).
    Vậy, chúng ta không nên tranh luận vô ích nữa.

    Trả lờiXóa
  12. Còn: Chiến lược Quả đấm thép , chiến lược giải cứu Vinashin, Giải cứu nợ xấu Ngân hàng, Giải cứu Bất động sản, chiến lược Nhóm lợi ích, Chiến lược độc quyền vàng miếng, Chiến lược Núi Pháo, Chiến lược Ecopark,... He..he...Nhiều lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khu sai thính, ý lộn, sinh thái Ecopark; Rừng quốc gia Quốc Phương (bị chôm sổ đỏ); Vịnh Hạ Long thắng cảnh thế giới (nhờ bình chọn ăn gian);...

      Xóa
  13. Chiến lược Bô-xít Tây Nguyên, đường sắt Siêu tốc, cáng Lạch Huyện, Điện hạt nhân Ninh Thuận...nữa!

    Trả lờiXóa
  14. Tóm lại, tiếng Việt không có cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh. Do đặc điểm là đơn âm, ảnh hưởng nặng bởi tiếng Hán, và một phần tiếng Pháp; tính từ có thể đặt sau hay trước danh từ cũng OK.
    Bạn hẳn hay nghe, cũng như nói: "Đi khám bác sĩ", thực chất là ta đến đó để giơ mông cho bác sĩ chích, chứ ta đâu có đè bác sĩ ra khám ông ta.
    Một bà người Ý, thông thạo hàng chục thứ tiếng trên thế giới, tâm sự: "Tôi tưởng mình có khiếu ngoại ngữ, cho đến khi học... tiếng Việt!". Một lão người Czech khác đọc bảng ghi "Hàng mới về: (tên các món hàng)" ở 1 cửa hàng thì "bức xúc" sự không chuẩn của tiếng Việt: "Những món hàng này trước có ở đây bỏ đi đâu mà nói chúng "mới về"?
    Bọn TQ cũng gặp chuyện rối rắm không kém. Có 1 tay người Pháp du lịch, vào nhà TQ kia và chào chủ nhà:
    - Comment allez-vous?
    Lập tức mặt gã chủ nhà tái xanh tái xám, chạy ra ủy ban xã. Chốc sau quay về la mắng du khách Pháp:
    - Thằng Tây này nói láo! Mẹ tôi có bị đánh trên ủy ban xã đâu?
    Có người biết tiếng Pháp tới hỏi:
    - Tại sao anh nghĩ ông Tây nói vậy?
    - Thì nó nói: "Công Môn Tả Lão Phụ" đấy? Có phải nó bảo mẹ tôi đang bị đánh ở cửa công không nào?
    - Há há! Chết cười với ông dốt này... Ông ta chỉ hỏi "Còm Măng Ta La Vu?" (Bạn có khỏe không?) thôi mà!

    Trả lờiXóa
  15. Sự "thành tâm và chân thành" như Thủ tướng nói chỉ là ngôn ngữ ngoại giao sáo rỗng, hoặc là sự ngu xuẩn không giới hạn như ĐCS VN đối với ĐCS TQ.

    "Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia - nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương."

    Thế thì ta thử hỏi chính phủ Việt Nam cộng sản đã tôn trọng những gì mình ký chưa? Tại sao họ liên tục bắt bớ những người Việt Nam biểu tình ôn hòa chống TQ xâm lược, đòi quyền con người.

    Cũng xin hỏi Thủ tướng rằng: Một nước cộng sản có thể hợp tác chiến lược với 1 nước tư bản dân chủ được không?

    Có thể có được thực tâm và chân thành để hợp tác không, khi lý thuyết Mác Lê Nin coi giai cấp tư sản là kẻ thù không đội trời chung của giai cấp vô sản?

    Trả lờiXóa
  16. Theo ý riêng của tôi thì lòng tin và niềm tin có thể khác nhau về ý nghĩa, trong "lòng tin" thì có tinh "đồng lòng" dùng cho trường hợp cần có hoặc cần xây dựng một sự tin cậy hoặc sự tin tưởng lẫn nhau trong một vấn đề nào đó của các bên liên quan , "lòng tin" có tính đa phương , liên kết , thỏa thuận , đồng lòng , còn " niềm tin " thì thường mang tính chủ quan và cá tính hơn . Có thể nhiều người có cùng niềm tin nhưng chưa chắc là là họ có lòng tin lẫn nhau.

    Trả lờiXóa
  17. Jan Kubik, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị, Đại học Rutgers
    … Xã hội, xã hội Ba Lan thời đó, đã được huy động rộng và sâu thế nào, và sự huy động này được tiến hành bởi các elite, đặc biệt là bởi các lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước, đã nghiêm trọng ra sao? Hội nghị này được thiết kế, giữa các mục tiêu khác, để cung cấp một số thấu hiểu tươi mới liên quan đến mức độ mà các quyết định đàm phán đã bị gây ra bởi, hoặc đã là kết quả của, chẳng hạn một áp lực có tổ chức của xã hội được huy động, hoặc ít nhất của một số nhóm của nó. Panel của chúng ta sẽ xem xét một loại áp lực khác, áp lực mà đã ít hữu hình và ít ngoạn mục hơn các cuộc đình công hay biểu tình, áp lực nảy sinh từ việc nhận ra rằng có cái gì đó đã sai một cách khủng khiếp với các khía cạnh khác nhau ..., có lẽ với tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, đời sống tinh thần, đời sống kinh tế, rằng một cái gì đó phải được làm, hầu như tuyệt vọng, để khắc phục cảm giác ngày càng nhức nhối về khủng hoảng, hoặc về cuộc khủng hoảng ngày càng lún sâu. Thủ tướng Rakowski đã nhắc đến từ "khủng hoảng… Một điều mà có vẻ là khá rõ ràng, cuộc khủng hoảng đã lún sâu trong nửa cuối năm 1988 và đầu năm 1989. Tôi không có thời gian để đi vào những con số; có, ví dụ, dữ liệu CBOS cho tháng Giêng năm 1989, khi tám mươi phần trăm số người trả lời đã cho rằng tình hình kinh tế của đất nước là xấu.

    Trả lờiXóa
  18. Yên chí ! Bạn và Ta đều tâm đầu ý hợp.
    Ngày 15/02/2013, TBT Trung Quốc Tập Cận Bình nói: "Không có lòng tin, người ta không làm được gì"
    Ngày 31/5/2013, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói: "Mất lòng tin là mất tất cả"
    Suy ra:
    Một bên là lời của một đại ca kiếm ăn bụng bảo với dạ, một bên là đối tượng bị ăn: ông đừng có dồn tui vào đường cùng, tức nước vỡ bờ đấy!.
    Đội Khựa dẫn trước, đội Vịt theo sau, 1 đều, đá tiếp. he.he...Tin tưởng phe ta có Trợ lý HLV Chí Vịnh soi đèn cứng cựa.

    Trả lờiXóa
  19. Bài viết cho TTg đọc này chắc có sự nhúng tay vào của Đại Nghị, đại gia, đại ngôn ngữ Hoàng Hữu Phước 'chuốt lại", mới 'hoàn chỉnh hóa' - nhất là cái chỗ 'lòng tin chiến lược'!

    Trả lờiXóa
  20. Cứ kiểu này thì chắc đến Hội nghị sau Thủ tướng X nhà ta sẽ đưa ra các khái niệm "đạo đức chiến lược", ""ứng xử chiến lược" và một loạt các danh từ khác kèm theo tính từ chiến lược bổ trợ không kém phần ngô nghê. Kinh cho trình độ của những người tham mưu chấp bút và người phát ngôn!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trách nhiệm chiến lược, tình yêu chiến lược, vợ trẻ chiến lược, bồ nhí chiến lược, nói dối chiến lược, ba xạo chiến lược, hô hét chiến lược, vơ vét chiến lược, phe nhóm chiến lược, chạy chức chiến lược, cái bay chiến lược...vv và vv...Ôi, đau đầu lắm rồi! Đi uống thuốc chuột đây!

      Xóa
  21. Xưa nay chỉ nghe quen khái niệm "Ấp chiến lược."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cưỡng chế chiến lược, cướp đất chiến lược, hù dọa chiến lược, đàn áp chiến lược, khinh dân chiến lược...He ..he...

      Xóa
  22. Lòng tin là thứ xa xỉ ở xứ này, nó đã tan thành tro bụi cùng họ nhà Vina, tan vào Boxit, vào những vụ bắt bớ nhũng người dám nói lên sự thật, vào nhũng phiên toà như đã xử gia đình anh Vươn và các quan, vào những trò vờ kêu gọi góp ý hiến pháp, vào nhũng anh công an cướp cạn giữa đường ... Tìm lại nó ở đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tìm lại nó ở mấy ca khúc rẻ tiền bây giờ ý! Oẹ!... Lâu lâu nghe được "ca khúc VN" hay hay một chút thì bổ ngửa ra vì nó chính là ca khúc nước ngoài bị mấy nhoạc sỡi xứ ta chôm (Tinh thôi Xót ngứa; Mẹ thương;...)!

      Xóa