* BÙI VĂN BỒNG
Vai trò của Mỹ và Trung Quốc ở Châu
Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông,
đã đặt ra từ những thập niên giữa thế kỷ 20, nhất là sau Chiến tranh thế giới
II. Khi công khai, khi bí mật, lúc bằng văn bản, điện tín, thư tín, khi thì tại
các diễn đàn, cả hai cường quốc có chung bờ biển hai phía Thái Bình Dương này
đều đã nhiều lần đề cập đến vấn đề Châu
Á -Thái Bình Dương, mà trong đó nổi lên nhất là vấn đề Biển Đông.
Những thỏa
thuận ngầm, hoặc những biểu hiện ‘chống nhau’ bề ngoài, đều liên qua trực tiếp
đến hòa bình, an ninh khu vực này. Cho nên, quan hệ hai nước về vấn đề này
không mới. Đã thành như truyền thống và diễn tiến, thăng trầm theo thời cuộc.
Chung quy, cũng từ cái gốc là quyền lực và quyền lợi, cả ở tầm chiến lược đến
vĩ mô, vi mô. Dù tình huống, hoàn cảnh nào thì hai nước đều phải ‘có phần’
trong khu vực này. Điều mà hai cường quốc này ‘kiềng’ nhất, không ngừng (cùng
nhau) để mắt tới là sự xuất hiện của Nga và một số nước lớn khác ảnh hưởng đến
quyền lực và quyền lợi của họ.
Mới đây, sự kiện Tổng thống Obama gặp ông Tập Cận Bình
đã gây sự chú ý nhiều hơn, cũng là dấu ấn mới để thiên hạ suy đoán, luận bàn và
nhìn ra bản chất thực sự của mối quan hệ trong bối cảnh chung toàn cầu hiện
nay. Và, tháng 9 tới đây, hai ông Obama và Tập Cận Bình mới gặp nhau tại
Nga.
Về vấn đề này, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger
nói với BBC: "Tôi có cảm tưởng rằng cả hai bên đều muốn xem xét
lại tình hình, để xem liệu họ có thiết lập được một quan hệ (thức
thời hơn) dựa trên các viễn cảnh dù chưa giải quyết được ngay các vấn
đề trước mắt".
Dư luận chung đều nhìn nhận rằng Chủ tịch Tập có vẻ
thoải mái và cởi mở hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Giới ngoại giao
Mỹ nói ông Hồ Cẩm Đào đã từ chối lời mời của ông George W Bush đến
thăm trang trại gia đình ông ở Texas, mà chỉ muốn đến gặp một cách
chính thức tại Tòa Bạch Ốc. Dù sao thì trong bối cảnh hiện nay, ông Tập còn
phải xác định vị thế lãnh đạo nên đang gặp rủi ro chính trị nhiều
hơn. Tuy nhiên, ông ta củng cố quyền lực nhanh hơn dự đoán của nhiều
nhà quan sát và có lẽ cũng vì thế, ông lại càng phải tỏ ra g là
người cầm lái chắc tay cho Trung Quốc trong quan hệ song phương với Hoa
Kỳ.
Theo giới quan sát: Trước cuộc họp, giới chức
chính phủ Mỹ nói với các phóng viên rằng chủ đề do thám mạng sẽ
được đề cập tới vì Mỹ ngày càng quan ngại về các vụ xâm nhập từ
Trung Quốc trong những tháng gần đây. Tháng trước, tờ Washington Post dẫn nguồn một phúc
trình của Lầu Năm góc đưa tin rằng các hackers Trung Quốc đã tiếp cận
được thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ. Hồi đầu tháng
Năm, trong một phúc trình khác Mỹ cũng cáo buộc Bắc Kinh là nhắm
vào hệ thống máy tính chính phủ Mỹ trong chiến dịch tình báo mạng.
Thương mại và Bắc Triều Tiên cũng là những chủ đề được trông đợi sẽ
nằm cao trong nghị trình. Bắc Kinh, đồng minh thân cận của Bình
Nhưỡng, được xem như quốc gia duy nhất có thể gây áp lực tạo thay đổi
đối với Bắc Triều Tiên.
Các chủ đề khác có thể được thảo luận là
tranh chấp lãnh thổ ở Á châu và nhân quyền ở Trung Quốc. Cuộc gặp mặt
của hai nguyên thủ mới rồi với phương thức họp mặt không chính thức, thay
vì nghi lễ cứng nhắc trong các cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung trước
kia.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đã kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh bằng việc thừa nhận mặc dù có bất
đồng trong một số lĩnh vực, nhưng hai nước nhất trí tăng cường hợp tác nhằm xây
dựng "mối quan hệ nước lớn kiểu mới."
Theo đài BBC: Phát biểu trong cuộc họp báo chung kết
thúc hai ngày hội đàm (ngày 7-8/6), Tổng thống Obama cho rằng Trung Quốc tiếp
tục con đường thành công là có lợi cho Mỹ vì một nước Trung Quốc hòa bình, ổn
định và thịnh vượng "không chỉ tốt cho người dân Trung Quốc mà tốt cho cả
Mỹ và thế giới”. Ông Obama bày tỏ hy vọng với hàng loạt các vấn đề được trao
đổi thẳng thắn trong hai ngày hội đàm không chính thức, hai nước sẽ xây dựng
được một mô hình hợp tác mới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Ông
Obama nhắc lại tuyên bố một ngày trước đó thừa nhận "hiển nhiên Mỹ và
Trung Quốc có căng thẳng trong một số lĩnh vực," nhưng khẳng định hai nước
có thể hợp tác hiệu quả với nhau trong nhiều vấn đề. Mỹ và Trung Quốc cần cân
bằng giữa cạnh tranh và hợp tác nhằm vượt qua những vấn đề gây chia rẽ.Chủ tịch
Tập Cận Bình cho biết cuộc gặp tại California
trong hai ngày qua là để định hướng cho tương lai quan hệ Trung-Mỹ và vạch ra
một kế hoạch nhằm phát triển mối quan hệ này. Chủ tịch Tập Cận Bình đã mời Tổng
thống Obama sang thăm Trung Quốc để tiến hành các cuộc hội đàm tương tự, đồng
thời cam kết sẽ duy trì các cuộc đàm thoại thường xuyên với ông Obama. Chủ tịch
Trung Quốc cho rằng châu Á-Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước
lớn Mỹ và Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết ông và Tổng thống Obama
đã nhất trí cho rằng trong thời kỳ toàn cầu hóa và nhu cầu khách quan của từng
nước, Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết các thách
thức và khó khăn chung. Đây là một con đường mới khác hẳn với kỷ nguyên đối đầu
và xung đột trước đây giữa các nước.
Ông Tập Cận Bình muốn khẳng định chỗ dụa trong nhận
thức của Trung Nam Hải rằng, trong mối giao hòa, giao két hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ đều phải xác định “cả hai cùng thắng” và rất
cần hợp tác với nhau nhằm xây dựng "mối quan hệ nước lớn kiểu mới” dựa
trên sự ‘biết nhau’ và hợp tác. Chủ tịch Tập và Tổng Ô đều thỏa thuận tiếp tục
chặt chẽ hơn nữa nhằm mở rộng các chuyến thăm ở mọi cấp, tăng cường giao lưu
nhân dân và duy trì thông tin liên lạc thường xuyên; thúc đẩy các cuộc đối
thoại về chiến lược và kinh tế. Vấn đề xây dựng mô hình quan hệ quân sự mới
giữa hai nước cũng được ban fthao rkhá sâu nhằm không ngừng đật được những cải
thiện và tăng cường quan hệ tương hỗ, tránh đối đầu. Nếu cần có thể hiệp đồng, phói
hợp khi có sự đe dọa ‘xâm lấn’ từ nước lớn thứ 3…
Trong xu thế toàn cầu hóa, sự (cố gắng) cân bằng, ổn
định trong các mối quan hệ đối trọng, và cả đối đầu, nhất là tranh chấp Biển
Đông hiện nayTổng thống Obama thừa nhận hai nước còn nhiều việc phải làm để
biến những hiểu biết rộng rãi đạt được trong hai ngày qua thành những việc làm
cụ thể. Mỹ và Trung Quốc cần tiếp tục thảo luận với nhau các vấn đề không chỉ
hôm nay, ngày mai mà trong nhiều tuần, nhiều tháng và nhiều năm tới mới hy vọng
nâng quan hệ song phương lên một cấp độ mới.
Đây là cuộc gặp không chính thức và diễn ra tại một
khu nghỉ dưỡng, mặc dù về mặt ngôn luận, nhưng thực tế các nội dung mà hai nhà
lãnh đạo bàn thảo gây chú ý là việc xây dựng quan hệ nước lớn "kiểu
mới" được hai nhà lãnh đạo nhắc đi nhắc lại. Vấn đề sát sườn có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng như vấn đề an ninh mạng, an ninh và an toàn hàng hải ở biển
Hoa Đông, biển Đông, tham vọng hạt nhân của Triều Tiên...
Nguồn tin từ Wáington cho biết: Trong khuôn khổ cuộc
hội đàm, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ, Mỹ hoan nghênh sự “trỗi dậy hòa
bình” của Trung Quốc như một cường quốc của thế giới và hai nước cần hợp tác
chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề còn tồn tại. "Chúng tôi tin rằng một
Trung Quốc hòa bình và thịnh vượng không chỉ tốt cho Trung Quốc mà cả cho Mỹ
cũng như thế giới". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nêu rõ, quan hệ
hai nước đang ở một điểm khởi đầu mới, trong đó hai bên cùng có những mối quan
tâm hàng đầu, từ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi nước, khôi phục tăng
trưởng kinh tế thế giới, cho tới giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong khu
vực và trên thế giới, đối phó với những thách thức toàn cầu. Điều này đòi hỏi
Trung Quốc và Mỹ phải thúc đẩy hợp tác song phương.
Trước những ‘gaio hòa’ rất mới này, học giả Minxin
Pei, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược Kech của Đại học
McKenna ở Claremont, lãnh đạo Trung Quốc có xu hướng tổng hợp các mối quan hệ
của Trung Quốc với các nước khác với một khẩu hiệu mơ hồ, trong khi Mỹ lại xác
định quan hệ song phương dựa trên kết quả trao đổi thực tế. Và, với cách nhìn
tương tự, giáo sư Li Jianqiang thuộc trường Đại học Houston, cuộc gặp thượng
đỉnh không chính thức lần này là bước đi đầu tiên trên con đường hướng tới một
mô hình mới của quan hệ Trung Quốc và Mỹ. Lee Cheng, thành viên cao cấp của
Viện Brookings (Mỹ) cũng cho rằng, cuộc hội đàm đã tập trung vào xây dựng một
mô hình mới của quan hệ giữa các cường quốc, cho thấy tính hợp tác nhiều hơn là
đối đầu.
Thường thì từ trước đến nay, ai cũng biết quan hệ
Mỹ-Trung đều biểu hiện những tươg đồng trong bất đồng, cố găng stháo gỡ những
mối bất đồng để gia tăng sự tường đống. Cho dụ (vốn có) hai nước vẫn còn bất
đồng ở một số lĩnh vực, nhưng chỉ nhìn trong gàn 5 năm qua cho thấy cả người dân Trung Quốc và Mỹ đều muốn có mối
quan hệ hợp tác mạnh mẽ.
Giới lãnh đạo hai nước đều nhận thức rằng dù trong bối
cảnh nào thì hai nước phải cùng nhau giải quyết các thách thức, vì những có
nhiều lợi ích chung của cả hai siêu cường. Và rằng, cần duy trì được sự cân
bằng giữa cạnh tranh và hợp tác nhằm vượt qua các thách thức. Mỹ mong muốn một
trật tự kinh tế thế giới, mà ở đó tất cả các nước đều tuân thủ các quy định như
nhau, một trật tự công bằng, minh bạch về thương mại.
Sự gần như được thống nhất từ nhận thức là Mỹ và Trung
Quốc cần hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết các thách thức và khó khăn
chung. Trước mắt, mặc dù chưa thể có ngay những cải thiện mang tính đột phá
trong quan hệ giữa hai nước, nhưng cuộc gặp không mang tính chính thức này giữa
hai nhà lãnh đạo có thể tạo ra một sự khởi đầu thuận lợi hơn cho mối quan hệ
giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong thực trạng và bối cảnh hiện nay, sự hòa hoãn Mỹ-Trung với tiêu chí "quan hệ kiểu mới" này có lẽ (khiến cho) nguy cơ xung đột, vũ trang, chiến ranh giữa các nước lớn sẽ ít xảy ra. Các nước nhỏ và nghèo trong khu vực cũng nhìn nhận lại xu thế đối phó, phngf ngừa qua 'nạn dich' chạy đua vũ trang, chắc cũng điều chỉnh lại kế hoạch mua sắm vũ khí, phương tiện, trạng bị quân sự hiện đại đắt tiền trong khi dân trong nước đang đói, cơn suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính -tiền tệ cũng như nạn lạm phát chưa vượt qua được.
Ai cùng thấy là Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí Trung Quốc còn nhòm ngó cả châu Phi và Mỹ Latin. Nhưng biểu hiện các nỗ lực ‘nhìn nhau’ trong mối quan hệ “nước lớn kiểu mới” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khó mà có thể làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa hai nước.
Ai cùng thấy là Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí Trung Quốc còn nhòm ngó cả châu Phi và Mỹ Latin. Nhưng biểu hiện các nỗ lực ‘nhìn nhau’ trong mối quan hệ “nước lớn kiểu mới” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khó mà có thể làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa hai nước.
Tìm mọi giải pháp vừa thức thời vừa mang tính chiến
lược “giải quyết khôn khéo những bất đồng hướng tới tương đồng và cả tương hỗ”
trong vấn đề Biển Đông là điểm gặp nhau của quan hệ Mỹ-Trung. Hai nước đang rất
tránh đối đầu, đối trọng, quan tâm đối thoại và cả đối xử…Tóm lại, hai siêu
cường sẽ tùy theo điều kiện, tình huống và cả chớp thời cơ để phân chia quyèn
lực và quyền lợi ở Đông Nam Á và nhất là Biển Đông.
BVB
----------------
Có thể nhiều người VN mong xảy ra cuộc chiến tranh Mỹ - Trung. Như thế, nhiều chuyện sẽ được giải quyết.
Trả lờiXóa"hai nước sẽ xây dựng được một mô hình hợp tác mới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi". Nếu VN không nghiêng hẳn về Mỹ thì chỉ còn cách hai siêu cường sẽ thỏa thuận chia đôi VN thôi. Thực tế nhìn kinh tế xã hội của Tây Đức và Hàn Quốc sẽ nhiều người dân VN tin Mỹ hơn TQ
Trả lờiXóaMỹ trước ̣đây ăn cả, bây giờ TQ đòi chia đôi và Mỹ luôn luôn phải nhượng bộ!
Trả lờiXóaRichard Nixon 1972, tất cả đã rõ như ban ngày! Hoàng sa làm vật tế "hà bá"!
Barack Obama 2013, của ai, đến đâu, tất cả đã được chia chác, quyết định! Ở biển Đông còn khối "sơn hào hải vị" để cúng Thủy tề, chỉ chết "dân đen" phải dâng báu vật!
Thực tế khối XHCN đã tự diệt rồi, nên VN chẳng còn "vai trò quan trọng" gì nữa trong thế giới hiện nay.
Trả lờiXóa