rịnh Xuân Thanh (giữa), bị công an dẫn ra tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018 |
Luật sư người Đức đại diện cho Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), cho biết Trịnh Xuân Thanh bác bỏ mọi cáo buộc dành cho mình bao gồm cả cáo buộc tham nhũng.
Bà Petra Schlagenhauf là luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh khi ông này xin tỵ nạn tại Đức hồi năm ngoái. Bà Schlagenhauf xác nhận tin này với đài Á Châu Tự Do sau các trao đổi với các luật sư Việt Nam đại diện cho Trịnh Xuân Thanh.
Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về nước hồi tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định Thanh đã về nước đầu thú.
Trịnh Xuân Thanh và cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch HĐTV tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng cùng 20 lãnh đạo khác tại PVN đang phải ra tòa tại Hà Nội hôm 8/1, đối mặt với các cáo buộc tham nhũng và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Có tội hay không có tội?Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về nước hồi tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định Thanh đã về nước đầu thú.
Trịnh Xuân Thanh và cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch HĐTV tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng cùng 20 lãnh đạo khác tại PVN đang phải ra tòa tại Hà Nội hôm 8/1, đối mặt với các cáo buộc tham nhũng và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Trịnh Xuân Thanh đang phải đối mặt với cả hai cáo buộc này và nếu bị kết án có thể phải đối mặt với án tù nhiều năm hoặc cao nhất là tử hình.
Trước đó, khi còn ở Đức, bà Schlagenhauf cho biết Trịnh Xuân Thanh đã bác bỏ những cáo buộc về tội cố ý làm trái.
Cáo trạng được đại diện Viện Kiểm sát đọc trước tòa cho biết trong thời kỳ ông Thanh làm Chủ tịch HĐQT ở PVC giai đoạn 2009 – 2013, ông Thanh đã cho đầu tư vào 46 công ty con với tổng số tiền hơn 3,400 tỷ đồng, vượt hơn 1,000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, gây mất cân đối. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái quy định để PVC nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu đô la và hơn 1,3 tỷ đồng, chỉ đạo sử dụng hơn 1,1 tỷ đồng số tiền tạm ứng vào mục đích khác.
Liên quan đến cáo buộc tham nhũng, cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng với một số lãnh đạo khác của PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó ông Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng. Ngoài ra ông Trịnh Xuân Thanh cùng với 3 bị cáo khác cũng phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Hôm 5/1, 3 ngày trước khi phiên tòa diễn ra, mẹ ruột của Trịnh Xuân Thanh là bà Đàm Thị Ngọc Kha đã đến Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội để nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
Báo Vietnamnet trích dẫn đơn trình bày của bà Kha tiết lộ, khi gia đình được vào thăm gặp con trai trong trại tạm giam, động viên tinh thần trước khi ra hầu tòa, ông Thanh đã đề nghị gia đình khắc phục hậu quả thay cho mình, tự nguyện tạm thời khắc phục số tiền Nhà nước bị chiếm đoạt xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Theo Bộ luật Hình sự 2015 được áp dụng từ ngày 1/1/2018, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc, phát hiện, điều tra, xử ý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình.
Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc trong bài phân tích về phiên tòa được đăng trên trang blog cá nhân hôm 5/1 nhận xét:
Carl Thayer: Trịnh Xuân Thanh là bị cáo duy nhất trong số 20 bị cáo có thể phải chịu án tử hình. Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kết luận Thanh không thành khẩn, tìm cách lẩn trốn truy bắt và cản trở việc điều tra.
Kết án để cảnh cáo các quan chức khácTrước đó, khi còn ở Đức, bà Schlagenhauf cho biết Trịnh Xuân Thanh đã bác bỏ những cáo buộc về tội cố ý làm trái.
Cáo trạng được đại diện Viện Kiểm sát đọc trước tòa cho biết trong thời kỳ ông Thanh làm Chủ tịch HĐQT ở PVC giai đoạn 2009 – 2013, ông Thanh đã cho đầu tư vào 46 công ty con với tổng số tiền hơn 3,400 tỷ đồng, vượt hơn 1,000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, gây mất cân đối. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái quy định để PVC nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu đô la và hơn 1,3 tỷ đồng, chỉ đạo sử dụng hơn 1,1 tỷ đồng số tiền tạm ứng vào mục đích khác.
Liên quan đến cáo buộc tham nhũng, cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng với một số lãnh đạo khác của PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó ông Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng. Ngoài ra ông Trịnh Xuân Thanh cùng với 3 bị cáo khác cũng phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Hôm 5/1, 3 ngày trước khi phiên tòa diễn ra, mẹ ruột của Trịnh Xuân Thanh là bà Đàm Thị Ngọc Kha đã đến Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội để nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
Báo Vietnamnet trích dẫn đơn trình bày của bà Kha tiết lộ, khi gia đình được vào thăm gặp con trai trong trại tạm giam, động viên tinh thần trước khi ra hầu tòa, ông Thanh đã đề nghị gia đình khắc phục hậu quả thay cho mình, tự nguyện tạm thời khắc phục số tiền Nhà nước bị chiếm đoạt xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Theo Bộ luật Hình sự 2015 được áp dụng từ ngày 1/1/2018, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc, phát hiện, điều tra, xử ý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình.
Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc trong bài phân tích về phiên tòa được đăng trên trang blog cá nhân hôm 5/1 nhận xét:
Carl Thayer: Trịnh Xuân Thanh là bị cáo duy nhất trong số 20 bị cáo có thể phải chịu án tử hình. Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kết luận Thanh không thành khẩn, tìm cách lẩn trốn truy bắt và cản trở việc điều tra.
Trước khi phiên tòa diễn ra 3 ngày, bà luật sư Schlagenhauf cũng đáp máy bay vào Việt Nam nhằm trao đổi với các luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh trước phiên tòa. Tuy nhiên khi đến sân bay Nội Bài, Hà Nội vào ngày 5/1, bà đã bị buộc phải rời khỏi Việt Nam mặc dù theo quy định công dân Đức có thể vào Việt Nam không quá 15 ngày mà không cần visa.
Bà Schlagenhauf cho biết nguyên nhân được giới chức Việt Nam cho biết là căn cứ theo điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam. Theo những quy định trong điều này, người bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam có thể vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên bà cho biết nguyên nhân chính theo theo bà là vì bà là luật sư đại diện cho ông Thanh tại Đức:
Petra Schlagenhauf: Họ lúc đầu không đưa ra một lý do nào về việc không cho tôi nhập cảnh. Tôi phải đòi hỏi họ đưa ra bằng được thì họ mới đưa cho tôi bản copy. Nhưng tôi có thể hiểu một chút tiếng Việt và tôi nghe họ nói với nhau rằng tôi là luật sư của Thanh.
Theo luật sư Schlagenhauf, việc cấm bà nhập cảnh vào Việt Nam có thể làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Việt Nam với Đức vốn đã không dễ chịu gì kể từ sau cáo buộc bắt cóc từ phía Đức hồi năm ngoái. Chính phủ Đức hiện đã đóng băng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và đòi hỏi phía Việt Nam phải có giải pháp thỏa đáng đối với vấn đề này.
Ngoài ra luật sư Schlagenhauf cũng bày tỏ quan ngại về sự độc lập của phiên tòa xét xử và kết quả của phiên tòa.
Petra Schlagenhauf: tôi không hy vọng gì vào phiên tòa vì ở Việt Nam hệ thống tư pháp không độc lập với quyền lực chính trị. Ngoài ra Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước công chúng là thân chủ của tôi có tội thì tôi còn trông đợi gì?
Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và các đồng phạm được đánh giá là một sự kiện quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động gần 2 năm qua.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên, một cựu ủy viên Bộ Chính trị (ông Đinh La Thăng) phải ra hầu tòa về cáo buộc sai phạm kinh tế.
Giáo sư Carl Thayer đánh giá việc Trịnh Xuân Thanh bị kết án sẽ có những tác động đối với những quan chức có vấn đề khác, nhưng vấn đề tham nhũng không thể giải quyết được tận gốc
Carl Thayer: Nếu Thanh bị kết án thì điều này sẽ có tác động lên các quan chức cấp cao có liên quan đến sai phạm lớn dẫn đến thất thoát nghiêm trọng cho nhà nước. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước lớn, các vụ sai phạm lớn không thể được loại bỏ hoàn toàn. Cá nhân tham lam và sắn sàng liều lĩnh để có được những lợi ích lớn mà họ hy vọng nhận được. Trong trường hợp của Việt Nam, tham nhũng ở mức độ lớn chỉ có thể được giải quyết bởi các cơ quan điều tra và kiểm toán độc lập và một hệ thống báo chí tự do hơn không chịu tác động chính trị.
Luật sư Schlagenhauf thì cho rằng bản án dành cho Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã được chuẩn bị từ trước khi phiên tòa diễn ra, và với những gì mà bà đã chứng kiến, bà không có hy vọng gì vào kết quả phiên tòa. Điều quan trong, theo bà vào lúc này là những gì sẽ diễn ra sau đó.
Bà Schlagenhauf cho biết nguyên nhân được giới chức Việt Nam cho biết là căn cứ theo điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam. Theo những quy định trong điều này, người bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam có thể vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên bà cho biết nguyên nhân chính theo theo bà là vì bà là luật sư đại diện cho ông Thanh tại Đức:
Petra Schlagenhauf: Họ lúc đầu không đưa ra một lý do nào về việc không cho tôi nhập cảnh. Tôi phải đòi hỏi họ đưa ra bằng được thì họ mới đưa cho tôi bản copy. Nhưng tôi có thể hiểu một chút tiếng Việt và tôi nghe họ nói với nhau rằng tôi là luật sư của Thanh.
Theo luật sư Schlagenhauf, việc cấm bà nhập cảnh vào Việt Nam có thể làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Việt Nam với Đức vốn đã không dễ chịu gì kể từ sau cáo buộc bắt cóc từ phía Đức hồi năm ngoái. Chính phủ Đức hiện đã đóng băng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và đòi hỏi phía Việt Nam phải có giải pháp thỏa đáng đối với vấn đề này.
Ngoài ra luật sư Schlagenhauf cũng bày tỏ quan ngại về sự độc lập của phiên tòa xét xử và kết quả của phiên tòa.
Petra Schlagenhauf: tôi không hy vọng gì vào phiên tòa vì ở Việt Nam hệ thống tư pháp không độc lập với quyền lực chính trị. Ngoài ra Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước công chúng là thân chủ của tôi có tội thì tôi còn trông đợi gì?
Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và các đồng phạm được đánh giá là một sự kiện quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động gần 2 năm qua.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên, một cựu ủy viên Bộ Chính trị (ông Đinh La Thăng) phải ra hầu tòa về cáo buộc sai phạm kinh tế.
Giáo sư Carl Thayer đánh giá việc Trịnh Xuân Thanh bị kết án sẽ có những tác động đối với những quan chức có vấn đề khác, nhưng vấn đề tham nhũng không thể giải quyết được tận gốc
Carl Thayer: Nếu Thanh bị kết án thì điều này sẽ có tác động lên các quan chức cấp cao có liên quan đến sai phạm lớn dẫn đến thất thoát nghiêm trọng cho nhà nước. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước lớn, các vụ sai phạm lớn không thể được loại bỏ hoàn toàn. Cá nhân tham lam và sắn sàng liều lĩnh để có được những lợi ích lớn mà họ hy vọng nhận được. Trong trường hợp của Việt Nam, tham nhũng ở mức độ lớn chỉ có thể được giải quyết bởi các cơ quan điều tra và kiểm toán độc lập và một hệ thống báo chí tự do hơn không chịu tác động chính trị.
Luật sư Schlagenhauf thì cho rằng bản án dành cho Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã được chuẩn bị từ trước khi phiên tòa diễn ra, và với những gì mà bà đã chứng kiến, bà không có hy vọng gì vào kết quả phiên tòa. Điều quan trong, theo bà vào lúc này là những gì sẽ diễn ra sau đó.
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét