Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Tại sao Chính phủ Việt Nam đổi tên Tập đoàn Viettel?


Viettel - tập đoàn quân đội thống trị thị trường viễn thông Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionViettel - tập đoàn quân đội thống trị thị trường viễn thông Việt Nam

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vừa chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công Nghiệp - Viễn thông Quân đội, theo nghị định chính phủ công bố hôm 12/1.
Hai nhà quan sát và phân tích quân sự, Jon Grevatt và Carl Thayer, chia sẻ hai quan điểm tương đối khác nhau về động thái này.

Mở rộng chương trình quốc phòng tại Viettel

Nhà phân tích công nghiệp quốc phòng của hãng chiến lược Jane's, ông Jon Grevatt nói với BBC hôm 19/1 rằng việc đổi tên cho thấy Viettel, hay Bộ Quốc phòng, đang tái cấu trúc và mở rộng việc phát triển công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.
Nghị định 05/2018/ND-CP cho phép Viettel quản lý hệ thống viễn thông cũng như "thiết kế, nghiên cứu, phát triển, sản xuất, lắp ráp và sửa chữa hệ thống liên lạc quân sư và các thiết bị khác".
Ông Grevatt nhận định động thái này có thể là hướng phát triển hệ thống C4ISR, là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát.
Ông Grevatt nói C4ISR dùng kỹ thuật điện tử để tăng cường khả năng tác chiến giữa các hệ thống phòng thủ và tấn công, giúp tăng cường quy mô phòng vệ, gia tăng khả năng phát hiện kẻ thù, hay giám sát trong vùng đặc quyền kinh tế v.v...
"Không chỉ Việt Nam, mà Thái Lan, Campuchia và Singapore đều đang mở rộng phát triển trong mảng phòng thủ C4ISR này. Nếu như anh không cập nhật và phát triển, anh sẽ tạo ra mở ra một lỗ hổng điểm yếu.

Viettel giờ là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân độiBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionViettel giờ là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

"So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam thật ra chậm hơn một chút. Chắc chắn là không thể sánh với Singapore vì nó là nước có nhiều mối liên kết quốc tế nhất trong khu vực. Nhưng Thái Lan có lẽ cũng vượt mặt Việt Nam, trong việc hiểu và sử dụng C4ISR," ông Grevatt nói.

Đổi tên để 'hợp thức hóa và thu giữ lợi nhuận'?

Nhưng theo giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, việc Viettel đổi tên tạo ra một "vỏ bọc hoàn hảo".
Theo vị giáo sư của Học viên Hải quân Úc, việc đổi tên là một cách để Bộ Quốc Phòng hợp thức hoá tính sở hữu của bộ đối với tập đoàn Viettel.
Ông Thayer nói bộ có thể sử dụng ngân sách để đầu tư vào mục đích quốc phòng nhưng đồng thời thu giữ các nguồn lợi nhuận khác bao gồm cả thương mại lẫn quốc phòng.
Carl Thayer nói ông nghi ngờ liệu chính phủ Việt Nam có bất cứ hệ thống nào giám sát hiệu quả các hoạt động thu chi ngân sách của Bộ Quốc Phòng.
Năm 2017, lợi nhuận của Viettel đạt mức kỷ lục với 250.800 tỷ VND và nhắm tới 500.000 tỷ VND vào 2020.
Vốn điều lệ hiện tại của Viettel tính tới 5/1/2018 là 121.520 tỷ và dự kiến sẽ tăng lên 300.000 tỷ VND đến hết năm 2020.
Tuy nhiên NĐ 05/2018/ND-CP cũng cho thấy chính phủ Việt Nam, hiện đang sở hữu 100% vốn điều lệ của Viettel, có khả năng cổ phần hoá tập đoàn này.

Giáo sư Carl Thayer nói Viettel đem về lợi nhuận vô cùng lớn trong và cả ngoài nướcBản quyền hình ảnhFACEBOOK CARL THAYER
Image captionGiáo sư Carl Thayer nói Viettel đem về lợi nhuận vô cùng lớn trong và cả ngoài nước

Theo ông Thayer, từ 2007, Viettel đã được chỉ thị là một trong những doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng cần phải cổ phần hoá những mảng đầu tư không thuộc quân đội.
Nhưng đã hơn 10 năm qua, Viettel vẫn hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và quản lý của Bộ Quốc Phòng và không chỉ thống lĩnh mảng viễn thông, Viettel còn có nhiều công ty con trên nhiều mảng, như mạng Internet 4G, bất động sản, ngân hàng, bưu chính, truyền thông, trung tâm thể thao...
"Nếu chỉ phát triển quân sự thì anh thu lợi nhuận bằng cách nào? Và việc xây dựng trung tâm bóng đá thì liên quan gì đến quân đội?" ông Thayer đặt câu hỏi.
Ông nhận định, Viettel rõ ràng đang là viên ngọc quý, đem về lợi nhuận vô cùng lớn trong và cả ngoài nước, không dễ gì Bộ Quốc phòng từ bỏ.
Viettel hiện có hơn 85 triệu người sử dụng các loại dịch vụ tập đoàn này cung cấp trên 12 quốc gia, phần lớn nằm trong khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi.
(BBC)
-----------/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét