Ngày 18/1, TAND TP.HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 10
xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm về cùng tội Cố ý làm
trái, gây thiệt hại cho VNCB trên 6.126 tỷ đồng.Bị cáo Phạm Công Danh và Trầm
Bê tại tòa.
Tại phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền lợi cho phía
Sacombank tiến hành xét hỏi bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang.
Trả lời câu hỏi của luật sư về việc đã gặp gỡ bị cáo
Phạm Công danh thế nào và có bắt buộc phải cho Danh vay hay không, bị cáo Trầm
Bê cho biết, có gặp bị cáo Danh để bàn bạc và thống nhất cho vay nhưng phải có
tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn khoản vay.
Còn bị cáo Phan Huy Khang tiếp tục khẳng định, việc
xét duyệt cho vay và thu hồi khoản nợ khi hợp đồng vay hết hạn mà phía VNCB
không trả được là đúng quy định.
Luật sư tiếp tục hỏi bị cáo Phạm Công Danh về việc khi
liên hệ phía Sacombank đề nghị vay vốn, có nói rõ đi vay để trả nợ cho BIDV
không?. Bị cáo Phạm Công Danh nói đã trả lời nhiều lần rồi nên đề nghị HĐXX xem
xét. “Việc ông Bê có biết hay không là việc của ông Bê nhưng bị cáo nghĩ là ông
Bê không biết”, bị cáo Danh cho biết.
Ngoài phần xét hỏi trên, HĐXX còn làm rõ 2 căn nhà bị
kê biên của bị cáo Trầm Bê sau khi bị cáo này bị khởi tố. Theo lời khai của
Trầm Bê trước đó, căn nhà số 26A ở An Dương Vương (quận Bình Tân) là của chị
vợ, không liên quan đến Trầm bê nên mong được giải tỏa kê biên.
Trong phiên tòa hôm nay, 2 người liên quan là con của
bà Viên Tú Anh (là chị của vợ Trầm Bê) đến tòa. Theo 2 người con của bà Anh,
căn nhà số 26A ở An Dương Vương là của bà Anh, không liên quan gì đến bị cáo
Trầm Bê nên mong HĐXX giải tỏa kê biên. HĐXX trả lời sẽ xem xét một cách toàn
diện.
Đồng thời, yêu cầu 2 người con của bà Anh nộp một số
giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền cho 2 người này tại tòa. Bởi, chồng bà Anh
đã mất, trong nhà có nhiều người khác là các cô chú của hai anh con trai bà
Anh. Vì vậy, HĐXX yêu cầu những người ấy phải làm giấy ủy quyền cho hai anh để
hai anh có toàn quyền xử lý tài sản này.
Cũng tại phiên tòa sáng nay, đại diện TPBank yêu cầu
HĐXX thu hồi dòng tiền. Giám đốc ban Pháp chế TPBank (đại diện cho TPBank)
trình bày 2 ý kiến: về tài sản, đại diện TPBank cho rằng, toàn bộ nguồn tiền
VNCB vay từ TPBank đã được sử dụng để tăng vốn, trả cho bà Hứa Thị Phấn, trả
cho nhóm bà Trần Ngọc Bích, trả cho công ty Hải Tiến, trả lãi ngoài và các
khoản chi khác.
Theo
kết luận giám định, TPBank không bị thiệt hại, mà thiệt hại thuộc về ngân hàng
Xây Dựng, đề nghị HĐXX xem xét thu hồi từ các nguồn tiền được sử dụng nêu
trên.
Về lời khai của một số lãnh đạo và những người có liên
quan tại TPBank, đại diện TPBank cho biết trong quá trình xét hỏi, các luật sư
đọc văn bản lời khai chưa đầy đủ.
Vì vậy, vị này yêu cầu luật sư đọc nguyên văn tất cả
các từ ngữ trong văn bản, tránh làm hiểu sai bản chất lời khai của các lãnh đạo
ngân hàng.
Tại các phiên xét hỏi trước đó, nhiều bị cáo kêu oan,
cho rằng mình không quen biết Phạm Công Danh, không biết bị cáo Danh thực hiện
các hành vi gian dối để “qua mặt” họ, không đồng phạm nên không thể truy tố tội
Cố ý làm trái…
Bị cáo đầu vụ Phạm Công Danh rất nhiều lần trả lời do
thời gian lâu quá không nhớ. Ngoài ra, bị cáo Danh do sức khỏe yếu nên rất
nhiều lần được cho ra ngoài để chăm sóc y tế. bên cạnh đó, bị cáo Trầm Bê,
Nguyễn Việt Hà sức khỏe cũng không tốt nên cũng nhiều lần được áp giải ra ngoài
để được chăm sóc sức khỏe.
Bị cáo Danh và các thuộc cấp nói sai phạm xuất phát từ
việc VNCB bị Ngân hàng Nhà nước ép tăng vốn điều lệ. Số tiền 4.500 tỷ đồng nằm
trong tổng số tiền được xác định là thiệt hại tại giai đoạn 2 của đại án này
được xác định là tiền tăng vốn điều lệ, Danh yêu cầu thu hồi để cấn trừ thiệt
hại.
Thuộc cấp của Danh nhiều lần mong HĐXX xem xét về bối
cảnh dẫn đến hành vi phạm tội, thiệt hại thực tế của vụ án…
Về phía các ngân hàng liên quan gồm Sacombank, BIDV,
TPBank đều khẳng định việc xét duyệt cho vay là đúng quy trình, các ngân hàng
này không bị thiệt hại do cấn trừ nợ từ số tiền VNCB đã gửi để cầm cố, bảo lãnh
cho các khoản vay.
Riêng ngân hàng Xây dựng (CB) yêu cầu thu hồi dòng
tiền thiệt hại. Đại diện nhà băng này thừa nhận có 4.500 tỷ đồng để tăng vốn
điều lệ, nhưng hiện đã hòa vào dòng tiền chung và đã sử dụng hết.
Sáng 18/1, HĐXX TAND TP.HCM tuyên bố kết thúc phần xét
hỏi phiên tòa này. HĐXX quyết định tạm nghỉ, và sẽ quay trờ lại làm việc vào
thứ Hai tuần tới (22/1) với phần phát biểu quan điểm đề nghị giải quyết vụ án
của đại diện VKSND.
(nguoiduatin.vn/Pháp luật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét