Cụ thể, việc này được căn cứ vào nhu cầu công tác, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc TƯ; ban thường vụ hoặc ban chấp hành đảng bộ các tỉnh, thành phố; các đảng ủy trực thuộc TƯ trình cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đề nghị bổ nhiệm.
Quy trình 5 bước
Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chậm nhất trong thời gian 15 ngày làm việc, cơ quan, đơn vị tiến hành quy trình nhân sự theo 5 bước.
Bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nguồn cán bộ trong quy hoạch, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu tổ chức cán bộ thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
Bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nguồn cán bộ trong quy hoạch, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu tổ chức cán bộ thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
Bước 2: Tập thể lãnh đạo thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn là mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
Bước 3: Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của cán bộ; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn là mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
Bước 3: Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của cán bộ; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn là mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 1 người cho 1 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt.
Nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự (được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt) thực hiện bằng việc bỏ phiếu.
Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Thành phần tham dự ở các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc TƯ là ban chấp hành; ở TƯ là ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Trình tự thực hiện bước 5 được thực hiện bằng việc phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).
Nguyên tắc lựa chọn là người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm; trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Đối với tổ chức có đặc thù riêng, giao Ban Tổ chức TƯ trên cơ sở quy trình chung, hướng dẫn bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tổng thể và liên thông.
Nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự (được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt) thực hiện bằng việc bỏ phiếu.
Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Thành phần tham dự ở các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc TƯ là ban chấp hành; ở TƯ là ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Trình tự thực hiện bước 5 được thực hiện bằng việc phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).
Nguyên tắc lựa chọn là người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm; trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Đối với tổ chức có đặc thù riêng, giao Ban Tổ chức TƯ trên cơ sở quy trình chung, hướng dẫn bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tổng thể và liên thông.
Biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín
Với nguồn nhân sự từ nơi khác, sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhân sự này được cấp có thẩm quyền đề xuất hoặc Ban Tổ chức TƯ giới thiệu. Trường hợp nhân sự do cơ quan, đơn vị đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo, tiến hành gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Sau đó, trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và thường vụ đảng ủy cơ quan nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp ủy đối với nhân sự; xác minh lý lịch của cán bộ. Kế đến, thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín) và lập tờ trình đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, bổ nhiệm.
Trường hợp nhân sự do Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì Ban Tổ chức TƯ trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
Đồng thời, trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy; gặp cán bộ được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự; làm tờ trình, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm được tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan tham mưu về công tác cán bộ vẫn có thể báo cáo đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Đối với nhân sự tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn, khi đề xuất cán bộ giữ chức danh lãnh đạo, nếu chức danh đó thuộc cơ cấu đã được quy định là tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc xét thấy cán bộ được đề nghị bổ nhiệm cần tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn thì đồng thời đề xuất việc tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn của cán bộ đó.
Trường hợp nhân sự do Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì Ban Tổ chức TƯ trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
Đồng thời, trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy; gặp cán bộ được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự; làm tờ trình, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm được tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan tham mưu về công tác cán bộ vẫn có thể báo cáo đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Đối với nhân sự tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn, khi đề xuất cán bộ giữ chức danh lãnh đạo, nếu chức danh đó thuộc cơ cấu đã được quy định là tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc xét thấy cán bộ được đề nghị bổ nhiệm cần tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn thì đồng thời đề xuất việc tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn của cán bộ đó.
Thu Hằng/VnN
Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng; Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch QH, Phó Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh; Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập, Thành viên Đảng đoàn QH, Ban cán sự đảng Chính phủ... |
Viết cho chặ chẽ phải viết thế này: "Căn cứ vào nghị quyết hoẶc quyết định sô... ngày tháng năm của... quy dịnh cụ thể:...
Trả lờiXóaNhư thế là tác giả đoán mò thôi. Rồi phải cập nhật viiệc thay đổi bổ sung.
Liệt kên ra còn thiếu nhiều lắm ví như cấp trung tướng thì thế nào, thượng tướng thgees nào, đại tướng thì sao
Có lúc coi Trung tướng tương đương như bộ trưởng, Thượng tướng như phó thủ tướng(quản lý , bổ nhiện điều động, sống chế độ chính sách đãi ngộ thế nào, chết thì cấp độ tang lễ thế nào, chôn ở đâu...).Rắc rối lắm, đã viết thì cho nó chuẩn tác, không làm cho rối tinh roối mù ra. Ban tổ chức trung ương nắm rõ hơn cả.