Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Nguyên nhân tại sao Đức cố tình không trao trả Trịnh Xuân Thanh?

Trịnh Xuân Thanh
Vụ Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam Construction, làm xấu đi mối quan hệ của Việt Nam với Đức và Liên minh châu Âu.
Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước khoảng 150 triệu đôla, đã trốn sang Đức cùng với vợ con. Theo Bộ Ngoại giao Đức, các nhân viên cơ quan đặc nhiệm Việt Nam đã bắt cóc ông ở Berlin và đưa về Việt Nam, nơi ông sẽ bị xét xử. Cảnh sát Đức đang điều tra vụ việc. Báo chí phương Tây đã có phản ứng giận dữ trước sự kiện này.
Trên các phương tiện truyền thôngViệt Nam cũng có nhiều bài viết về vụ Trịnh Xuân Thanh với những đánh giá khác nhau. Gần đây, tạp chí  "Luật khoa" đã so sánh ông Trịnh Xuân Thanh, người đã xin tị nạn chính trị ở Đức, với công dân Mỹ Edward Snowden, người hiện đang sống ở Nga. "Theo một luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh, ông sử dụng những lập luận tương tự như Edward Snowden",  tạp chí viết.
So sánh như vậy là vô lý, — nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, nhận xét.
"Snowden đã tiết lộ thông tin về việc Hoa Kỳ thành lập hệ thống giám sát toàn cầu, vi phạm hàng loạt các quyền con người. "Tôi không thể yên tâm khi chính phủ Hoa Kỳ dòm ngó vào đời sống riêng tư của dân, vi phạm tự do Internet và các quyền tự do cơ bản của người dân trên toàn thế giới thông qua hệ thống giám sát toàn cầu mà họ đang phát triển," — Snowden nói trong cuộc phỏng vấn với "The Guardian". Và Snowden làm việc không vụ lợi, không đòi những khoản tiền thưởng. "Nếu tiền bạc là động cơ của tôi, tôi có thể bán các tài liệu này cho vô số quốc gia và trở nên giàu có," — Snowden nói. Còn ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước quy mô lớn, rút tiền và trốn sang nước ngoài. Tóm lại, Edward Snowden — chiến sĩ trong cuộc đấu tranh tư tưởng, Trịnh Xuân Thanh — kẻ lừa đảo lớn. Đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh đã hành động trong một nhóm có tổ chức. Đức không dẫn độ Trịnh Xuân Thanh vì ông có thể cung cấp những thông tin tối quan trọng về Việt Nam, mà ông, như một cán bộ cấp cao, tất nhiên, có quyền truy cập. Ngoài ra, thông qua Trịnh Xuân Thanh, Đức có thể tuyển mộ những quan chức và doanh nhân khác bị tham nhũng và sử dụng họ để nhận thông tin về những hợp đồng béo bở. Đức hứa, trong trường hợp khẩn cấp những quan chức bị tuyển mộ có thể trốn sang nước ngoài và Đức sẽ không dẫn độ họ về Việt Nam. Sau sự biến mất của Trịnh Xuân Thanh, Đức bắt đầu đưa ra đòi hỏi, dọa trả đũa Việt Nam, vì họ đã mất hợp đồng tuyệt vời".
Nếu Chính phủ Việt Nam bỏ lỡ cơ hội này, thì đây sẽ là một tín hiệu cho những quan chức tham nhũng khác: có thể ăn cắp và trốn sang nước ngoài, — giáo sư Vladimir Kolotov nói tiếp.
Vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là một giai đoạn trong cuộc chiến quy mô lớn chống tham nhũng mà ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện. Vào đầu những năm 1990 Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã gọi nạn tham nhũng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Và bây giờ mối đe dọa này đã tăng lên gấp nhiều lần. Bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo có biểu hiện thoái hoá, biến chất, họ đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích nhân dân. Thông tin về những vụ này phổ biến thông qua các mạng xã hội và làm xói mòn niềm tin của người dân đối với Đảng và ban lãnh đạo của đất nước. Quá trình này dẫn đến đâu, chúng ta có thể thấy qua thí dụ của Liên Xô. Vụ Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ về cái gọi là "tội phạm tri thức" có tổ chức, tội phạm của các cán bộ trong bộ máy nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tình báo nước ngoài.
Ở Liên Xô đã có một nhóm chuyên gia điều tra các tội phạm như vậy, họ đã khởi tố "Vụ Uzbek"- một vụ án hình sự nổi tiếng, nhưng, nhóm chuyên gia đã bị giải thể, và tội phạm giành phần thắng. Nền an ninh và sự ổn định của đất nước phụ thuộc vào kết quả trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ điều đó, và người dân cũng ủng hộ các biện pháp này. Nếu nói về mối quan tâm của Đức đến nhân quyền, khi Berlin thể hiện sự lo ngại về việc ở Việt Nam ông Trịnh Xuân Thanh phải đối mặt với phiên toà không công bằng và không công khai, thì chúng tôi xin nhắc nhở về việc, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier khi còn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao đã hứa với Tổng thống Ukraina  thời bấy giờ Viktor Yanukovych sẽ đảm bảo an toàn cho ông. Nhưng, ngay sau đó những người vũ trang bắt đầu theo đuổi Yanukovych và ông buộc phải yêu cầu  giải thoát để cứu lấy mạng sống của mình. Vì vậy, trong trường hợp này chúng ta cũng thấy "tiêu chuẩn kép".  
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không có 150 triệu USD, không có quyền tiếp cận bí mật quốc gia và không duy trì quan hệ với những nhân vật cao cấp, thì Đức ngay lập tức dẫn độ ông về Việt Nam,— chuyên gia Nga kết luận.
Elena Nikulina /(Sputniknews)
---------------

1 nhận xét:

  1. "Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không có 150 triệu USD, không có quyền tiếp cận bí mật quốc gia và không duy trì quan hệ với những nhân vật cao cấp, thì Đức ngay lập tức dẫn độ ông về Việt Nam,— chuyên gia Nga kết luận."
    nhận xét dởm! Thanh tham nhũng là cái chắc,xong nói thất thoát = tham nhũng thì không thể( thất thoát > tham nhũng).với cương vị chẳng cao cấp gì thì lấy đau ra "bí mật quóc gia"

    Trả lờiXóa