Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Đích thân Thủ tướng Phúc thỉnh cầu Thủ tướng Merkel cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh

Đích thân Thủ tướng Phúc thỉnh cầu Thủ tướng Merkel cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh
Ảnh chụp nhật báo Bild, số báo mạng ra khuya thứ Tư 16/08/2016
Tờ Bild, nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất nước Đức, trong số báo mạng ra khuya thứ Tư 16/08/2016, đã tiết lộ một chi tiết đáng chú ý trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Sau khi Trịnh Xuân Thanh đệ đơn xin tỵ nạn ở nước Đức, thì Việt Nam yêu cầu phía Đức phối hợp bắt giữ và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước. Phía Đức đã tiến hành đúng theo thủ tục cứu xét đơn yêu cầu dẫn độ này.
Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng một phái đoàn hùng hậu tháp tùng sang Đức, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg hồi đầu tháng 7 vừa qua, thì tại đây Thủ tướng Phúc đã đích thân thỉnh cầu bà Thủ tướng Đức Merkel giúp đỡ việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, khi hai Thủ tướng hội đàm với nhau vào buổi tối ngày 06/07/2017. Nhưng bà Thủ tướng Đức Merkel đã từ chối và viện dẫn rằng, thủ tục dẫn độ phải làm đúng theo những chuẩn mực của nhà nước pháp quyền. Bà không có quyền và cũng không có thể can thiệp vào thủ tục này được.
Thế là sau khi thỉnh cầu không được, thì lập tức 2 tuần sau Việt Nam bèn cử mật vụ sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cùng với người bạn gái 25 tuổi vào ngày 23/07/2017 và đưa về nước sau đó.
Đây là một tiết lộ mới, vì trước đây chính phủ Đức chỉ nói chung chung là “những đại diện cấp cao của nước CHXHCH Việt Nam” mà thôi, chứ không nêu rõ là Thủ tướng Nguyễn Xuâm Phúc. Cụ thể, Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Đức ngày 02/08/2017 viết: “Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, những đại diện cấp cao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã thỉnh cầu một lần nữa việc dẫn độ công dân Việt Nam này từ Đức về Việt Nam“.
Hiếu Bá Linh
(Thời Báo. de)

2 nhận xét:

  1. như vậy nếu có bắt cóc thì cũng hợp lý hợp tình thôi ! tôi ủng hộ ! Nước Đức giờ đây là thiên đường cho tội phạm à ?

    Trả lờiXóa
  2. Thủ tướng của Đức đâu phải như Thủ tướng của ta, muốn là làm được. Việc dẫn độ phải đúng nguyên tắc pháp luật, không phải cứ muốn là làm. Hơn nữa giữa VN và Đức không có hiệp định dẫn độ nên đúng ra ngoài cơ quan ngoại giao, các cơ quan tư pháp của VN phải trực tiếp làm việc, đàm phán với cơ quan tư pháp của Đức để đạt được thỏa thuận. Thật chẳng ra làm sao cả, vướng vào một sai lầm không đáng có, hậu quả thì đã nhìn thấy, không chỉ với Đức, mà với cả châu Âu. Ta nhận ra sai thì xin lỗi. Sĩ diện cái nỗi gì nữa. Sĩ diện hão thì chỉ khổ dân thôi.

    Trả lờiXóa