BBC- Một chuyên gia về luật kinh tế bình luận với BBC rằng vụ bắt ông Trầm Bê "thể hiện quyết tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và "khả năng một vài ủy viên bộ chính trị bị khởi tố và điều tra chưa bao giờ gần đến thế."
Sau nhiều tháng có tin đồn về việc vướng vòng lao lý, ông Trầm Bê, cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng hôm 1/8.
Người cùng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng cùng thời điểm với ông Trầm Bê là ông Phan Huy Khang, cựu thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank.
Trước đó, hồi tháng 7/2017, liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho rằng ông Trầm Bê và 14 cá nhân tại Sacombank "sai phạm nghiêm trọng".
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước thời điểm ấy, hành vi này "không gây thiệt hại cho Sacombank" nên đề nghị không xử lý ông Bê và các cá nhân về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
'Tín hiệu tốt'
Hôm 2/8, Chuyên gia luật kinh tế Nguyễn Việt Khoa nói với BBC từ TP. Hồ Chí Minh: "Tôi cho rằng việc bắt Trầm Bê là động thái thể hiện quyết tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc làm trong sạch hệ thống thống ngân hàng Việt Nam, và trừng trị lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng vốn đã tồn tại trong thời gian qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước."
"Tôi dự liệu vụ án liên quan sai phạm của các lãnh đạo ngân hàng không chỉ dừng ở Trầm Bê và Hà Văn Thắm mà sẽ tiếp tục mở rộng điều tra, vì Trầm Bê và các đồng sự của mình không thể thực hiện trót lọt [các phi vụ của họ] nếu không có sự đồng ý từ lãnh đạo ngân hàng nhà nước và chi nhánh ngân hàng nhà nước tại TP Hồ Chí Minh mà đứng đầu là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhiệm kỳ trước."
"Dư luận đang trông chờ chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" mà ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng, người vừa được giao phụ trách thường trực Ban Bí thư thay cho ông Đinh Thế Huynh trong thời gian chữa bệnh, tiến hành trong thời gian tới."
"Theo tôi quan sát thì khả năng một vài một vài ủy viên Bộ Chính trị bị khởi tố và điều tra chưa bao giờ gần đến thế."
Ông Việt Khoa nói thêm: "Trước mắt, vụ này sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam, nhưng về lâu dài, chiến dịch làm sạch hệ thống ngân hàng đặc biệt là xóa bỏ sở hữu chéo."
"Động thái mạnh mẽ này sẽ cảnh tỉnh một số ông chủ ngân hàng trong việc sử dụng ngân hàng thương mại để phục vụ đế chế kinh doanh riêng và về lâu dài là tín hiệu tốt cho nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng."
"Điều quan trọng là chiến dịch này tạo được sự đồng thuận từ người dân và doanh nghiệp, và nói thẳng ra, dù có đồng tình hay không thì cũng không ai dám đi ngược xu hướng chung mà ông Trọng đã tuyên bố trong cuộc họp Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng."
Cũng liên quan đến vụ việc, Luật sư Phạm Hoài Nam, công ty Luật Bến Nghé, bình luận trên mạng xã hội: "Làm sếp quản lý ngân hàng cần phải có trình độ ít nhất là cử nhân kinh tế và luật, không có hai lá bài hộ mệnh đó thì đừng có dại gì mà nhảy vào bởi rủi ro trong lĩnh vực này rất cao!"
"Quyết tâm" nhưng không có nghĩa là từ đây tham nhũng sẽ hết cơ hội thao túng XH! Vì thế cần tiến hành cải cách thể chế sao cho người dân có quyền bầu cử hệ thống CT và phải có các cơ quan giám sát độc lập lẫn nhau.
Trả lờiXóaChờ kiếp sau người nhé! ĐỪNG MƠ HÃO,chỉ hao mỡ thôi.
Trả lờiXóaKịch bản này đang được ông gọi là "chuyên gia" suy diễn theo hướng
Trả lờiXóachống tham nhũng,chứ không phải thanh trừng hay đấu đá nội bộ kiểu
Tập Cận Bình của Tàu cộng mà Trọng lú cố sao chép !