Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Chuyên gia Nga: Vì sao vụ Trịnh Xuân Thanh quan trọng với chính trị nội bộ Việt Nam?

Hình minh họa
* Gs. Vladimir Kolotov
“Ngay tại trung tâm Berlin, cơ quan đặc nhiệm của Cộng sản Việt Nam đã bắt cóc nhân vật của vụ bê bối tham nhũng lớn”, - tiêu đề như vậy tưởng chừng có vẻ thích hợp với bộ phim hành động-gián điệp về thời Chiến tranh Lạnh, thế nhưng lại không thể tin là diễn ra vào năm 2017.
Trịnh Xuân ThanhTrịnh Xuân Thanh: tội phạm kinh tế hay gián điệp?
"Thật kỳ lạ và mờ mịt khó hiểu", - nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.
Trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik-Việt Nam", ông Kolotov nói: Việc nhân viên đặc nhiệm đưa công dân về nước một cách trái phép từ lãnh thổ quốc gia khác là thực tế khá phổ biến. Mỹ dẫn độ công dân của mình về nước từ Liên Xô, từ Iran —  ngụy trang dưới vỏ bọc kỹ thuật viên quay phim lẫn vào đoàn làm phim của Hollywood. Từ Pháp, cơ quan KGB Liên Xô đã dẫn các thủ lĩnh phong trào Bạch vệ chống chính quyền Xô-viết về Liên Xô.
Nhưng trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, tình huống cho thấy là chưa có sự đồng thuận giữa hai bên. Và quan điểm của Việt Nam rõ ràng hơn. Chính quyền hợp pháp được quốc tế công nhận của nước CHXHCN Việt Nam đã công bố lệnh truy nã quốc tế với công dân của nước mình thông qua Interpol, nghi can phạm tội kinh tế quy mô lớn. Chỉ riêng trong một tội danh, ông ta bị khởi tố với 145 triệu USD. Nếu một người trong danh sách truy nã quốc tế cư trú trong lãnh thổ của một quốc gia khác tuân thủ luật pháp quốc tế, thì người đó phải được trao trả cho nước yêu cầu dẫn độ.
Đức sẽ trục xuất đại diện tình báo Việt Nam sau vụ "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh ở Berlin
Tại sao Đức không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình? Hơn nữa, lại còn đưa ra lệnh trừng phạt đại diện chính thức của cơ quan phản gián thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, và thậm chí, theo tin đưa trên một số phương tiện truyền thông, Đức còn dự định trục xuất cả Đại sứ của Việt Nam. Như vậy, theo ý kiến của Giáo sư Kolotov, chính quyền Đức tự xác nhận: họ không chỉ biết rằng tội phạm quốc tế muốn ẩn trốn ở Đức mà còn bao che cho đối tượng đó. Mà người ta chỉ hành động như vậy với những người có khả năng tiếp cận bí mật quốc gia và hoạt động gián điệp có lợi cho nước khác — khi đó đối tượng thuộc sự bảo hộ của quốc gia khác. Điều tương tự đã xảy ra, ví dụ, vào năm 1978, khi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô kiêm Phó Tổng Thư ký LHQ Arkadi Shevchenko đã ở lại Mỹ, hay cũng cùng năm đó, điệp viên Liên Xô Viktor Suvorov đào tẩu ở Anh, hay như Thiếu tướng Nga Oleg Kalugin chạy sang Mỹ năm 1995.
Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, dường như ai đó đã ngăn chặn hoạt động của Interpol và kẻ tội phạm mà Việt Nam yêu cầu dẫn độ đã không được trao trả cho Hà Nội. Có nghĩa là, để đổi lấy sự "bảo kê", người này đã cung cấp thông tin bí mật mà ông ta nắm được cho Đức hoặc cho bất kỳ nước nào khác đã khuyến nghị Đức "che chở" ông ta.
Vì vậy, những gì mà công chúng biết về vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay không phải là tất cả mọi chi tiết. Mà điều khó hiểu chủ yếu — là lập trường của Đức. Mọi việc chỉ có thể sáng tỏ nếu như có sự thừa nhận của chính quyền Đức, rằng Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức không chỉ với núi tiền mà còn với những thông tin tình báo.
Ngày 02 tháng Tám, Bộ Ngoại giao Đức thông báo rằng các nhân viên tình báo Việt Nam đã bắt cóc một người Việt đang lẩn trốn ở nước này là Trịnh Xuân Thanh — cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam Construction, và đưa ông ta trở về Việt Nam. Phía Đức yêu cầu cho phép Thanh trở lại Đức, công bố "persona non grata" với viên sĩ quan an ninh thuộc Sứ quán Việt Nam. Hà Nội khẳng định rằng đương sự bị cáo tham nhũng đã tự nguyện đến cơ quan điều tra đầu thú. Nhưng điều đó chỉ làm tăng sự ngờ vực trong nhiều quan sát viên. Đây có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong quan hệ của Việt Nam với một quốc gia châu Âu suốt trong thập kỷ qua. Việc chính quyền Việt Nam đi tới thực hiện động thái như vậy càng nói lên rằng cá nhân Trinh Xuân Thanh và toàn bộ câu chuyện của ông ta quan trọng đến thế nào đối với tình hình chính trị nội bộ, — chuyên gia Anton Tvestov từ Trung tâm hoạch định chiến lược nhận xét trong bài viết dành riêng cho Sputnik.
Trịnh Xuân Thanh biến mất hồi tháng Bảy năm ngoái sau khi bị buộc tội gây thiệt hại cho Tổng công ty ở mức 150 triệu USD, và bản thân sự kiện cuộc trốn chạy của ông ta đã làm dấy lên nhiều tin đồn: Làm sao mà ông ta có thể đào tẩu nhanh gọn như vậy? Ai tiếp tay giúp ông ta chạy thoát ra nước ngoài? Suốt thời gian này khi có tin đồn rằng Trịnh Xuân Thanh lẩn trốn ở Hà Lan, rồi lúc lại có tin hình như ông ta đang ung dung ở Đức…
Và thế là mới đây tại Việt Nam xuất hiện tin mới cho rằng Trịnh Xuân Thanh đã đến công an Việt Nam đầu thú và đang ở Hà Nội. Tuy nhiên, đến hôm thứ Tư, ngày 02 tháng Tám từ Đức có thông báo rằng các điệp viên Việt Nam đã "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh trực tiếp ngay trong công viên Tiergarten nổi tiếng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, rồi sau đó nhanh chóng đưa đối tượng này về tận Việt Nam. Hóa ra là tại hội nghị thượng đỉnh của "nhóm G 20" tổ chức tại Hamburg hồi đầu tháng Bảy, Việt Nam và Đức đã đàm phán về việc dẫn độ Thanh, chính trong khi người này mong chờ phán quyết cho hồ sơ xin tị nạn ở Đức. Rõ ràng, vụ thương lượng không đạt kết quả và phía Việt Nam chẳng thể kiên nhẫn hơn được nữa.
Sự vội vàng có thể cắt nghĩa bởi hàng loạt nguyên nhân. Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đang chuyển sang vòng xoáy mới. Tin tức ồn ào gần nhất là việc bắt giữ một trong những lãnh đạo của ngân hàng lớn Sacombank, cùng với 15 nhân vật khác bị buộc tội gian lận tới hơn 400 triệu USD. Cùng lúc, từ bình diện chính trị đối ngoại loang ra tin xấu — Việt Nam buộc phải rút lui trước áp lực của Trung Quốc và ngừng công tác khai thác dầu khí ở lô số 136-03 trên Biển Đông. Về thực chất, Trung Quốc đã thành công với đe dọa đuổi người Việt Nam khỏi khu vực nằm bên trong "đường chín đoạn", và thực tế hãng Repsol của Tây Ban Nha đã xúc tiến khai thác ở đây cũng không giúp được gì.
Dù thế này hay thế khác, nhưng giả sử phía Việt Nam quả thực đã viện đến biện pháp cực đoan vạn bất đắc dĩ để mang Trịnh Xuân Thanh "trở về" cũng thể hiện tầm quan trọng chưa từng thấy của vụ việc ông ta liên quan đối với tình hình chính trị nội bộ. Bây giờ đang rõ ra là chuyện này còn có hệ lụy rất nghiêm trọng với quan hệ của Việt Nam và Đức. Người châu Âu đã phát biểu khá gay gắt chống lại hiện tượng trấn áp các blogger độc lập ở Việt Nam và ý kiến như vậy hiển nhiên không lọt tai ban lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, xét theo mọi điều, Hà Nội bây giờ sẵn sàng đương đầu với khả năng xấu hơn nữa trên bình diện này.
(Sputnick)
---------------

1 nhận xét:

  1. Cần phải thấy một thực tế chống tham nhũng ở Việt Nam quá nhiêu khê. Chính cái "quy trình" xử lý người vi phạm và phạm tội là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những quan chức tham nhũng bỏ trốn trước khi họ bị khởi tố hình sự. Hãy nhìn lại quy trình kiểm điểm, kỷ luật Trịnh Xuân Thanh thì thấy rõ cái nhiêu khê đó. Người tham nhũng là đảng viên, là cán bộ cấp cao thì quy trình xử lý để có thể đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự là cả một thời gian dài lê thê. Chính vì thế mà Trịnh Xuân Thanh có thời gian chuẩn bị và trốn chạy ra nước ngoài. Rõ ràng là khi Thanh ra nước ngoài thì khi đó anh ta chưa bị bất cứ cơ quan chức năng nào cấm xuất cảnh. Nên nếu có truy vấn việc ai có trách nhiệm trong việc Thanh qua được cửa kiểm tra an ninh ở sân bay để bay qua Đức là vô nghĩa. Như vậy, Thanh đến Đức hợp pháp. Anh ta nhập cảnh hợp pháp. Khi anh ta đã yên vị ở Đức rồi, là khách của Đức rồi (cũng như hàng triệu du khách các nước tới Đức vậy thôi) thì mới bị khởi tố. Khi một người được cho nhập cảnh hợp pháp vào Đức thì Đức phải có trách nhiệm về an ninh đối với người đó. Ngay ở VN, một người chỉ bị coi là có tội khi có phán quyết có hiệu lực của tòa án. Như thê, ở VN, khi bị khởi tố Thanh là người bị tình nghi phạm tội. Tức chưa có tội. Như thế nước Đức không có trách nhiệm đối với người mà VN đang tình nghi phạm tội. Bởi khi đến Đức anh ta chưa bị VN coi là tình nghi phạm tội vì chưa bị khởi tố.
    Nếu VN và Đức có hiệp định dân độ, hai bên có thể trao đổi, đàm phán và thể hiện trên các văn bản thỏa thuận do hai bên đạt được để dân độ. Ngay cả VN ký kết với một số nước hiệp định về dân độ, nhưng có những quy định loại trừ dẫn độ một số tội phạm thì các nước ký kết đương nhiên không được dân độ người có hành vi phạm phải tội danh đó. Đối với nước chưa ký kết, vẫn có thể dẫn độ, nhưng phải thông qua đàm phán và trên ngyên tắc có đi có lại. VN và Đức chưa có hiệp định dẫn độ, chính phủ ta có trao đổi với Đức v/v dẫn độ Thanh về VN nhân việc VN qua dự hội nghị ở Berlin. Nếu VN nhận thấy tầm quan trọng v/v dẫn độ Thanh về VN thì không nên "nhân tiện" qua đó dự hội nghị rồi đề nghị miệng như thế được, mà VN phải chủ động có công hàm trao đổi trước, và cần tìm kiếm một cái gì đó khả dĩ để có thể "có đi có lại " với Đức. Ví dụ 1 công dân Đức phạm tội ở VN mà Đức muốn dẫn độ về Đức chẳng hạn, hoặc phía Đức yêu cầu tư pháp VN phải thi hành một bản án của Đức phải thi hành tại VN như việc một thể nhân hoặc pháp nhân phải bồi thường cho thể nhân, pháp nhân Đức một khoản tiền theo phán quyết của tòa án Đức, v.v.... Đó là nguyên tắc có đi có lại.
    Trường hợp TXT, VN truy nã và đề nghị Đức dẫn độ về VN. Trong khi đó, Thanh cũng đưa đơn đề nghị tị nạn. Trường hợp chính phủ VN chưa có công hàm mà chỉ tranh thủ đề nghị miệng với ĐỨc thì Đức sẽ không quan tâm và không xét. Còn nếu xét thì tự chính phủ đức cũng không thể quyết định mà phải do tòa án Đức ra phán quyết: cho phép dẫn độ hoặc không, cho phép Thanh tị nạn hoặc là không. Nếu không cho Thanh tị nạn thì đương nhiên tòa án sẽ ra phán quyết trục xuất Thanh về cố quốc. Còn bây giờ, VN cũng sẽ không đưa Thanh lại qua Đức. Đức biết điều đó. Nhưng với một nước có truyền thống pháp trị, tam quyền phân lập như Đức và luôn đề cao giá trị Đức, nguyên tắc pháp luật là tối thượng thì họ khó có thể im lặng khi họ kết luận Thanh bị bắt cóc trên đất Đức. VN chỉ có cách chứng minh là Thanh tự về đầu thú. Muốn chứng minh được thì phải có các chứng cứ bác bỏ chứng cứ mà Đức đưa ra cáo buộc VN bắt cóc. Làm sao hạ nhiệt quan hệ Việt - Đức? Khó quá! Có lẽ vì tầm quan trọng của việc quản trị đất nước bằng pháp luật mà nhiều nước văn minh, các nguyên thu quốc gia của họ đều có xuất phát điểm học luật, làm về nghề luật như luật sư, thẩm phán chẳng hạn.

    Trả lờiXóa