Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Sam Raisy là ai?

 *  David Chandler
Sam Rainsy là một lãnh đạo chính trị đối lập được giáo dục tại Pháp. Đối thủ của ông không ai khác chính là Hun Sen, một nhà độc tài tự xưng vốn là Thủ tướng của Campuchia kể từ năm 1984 ngoại trừ giai đoạn chuyển tiếp 2 năm ở thập kỷ 1990. Cuốn tự truyện này được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp, nơi Rainsy đã sống lưu vong từ năm 2010 cho tới giữa năm 2013. Đó là thời điểm trước các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7 năm 2013 tại Campuchia được tổ chức ngay sau khi Rainsy trở lại Phnom Penh. Trong các cuộc bầu cử đó, đảng đối lập đã bất ngờ giành được 55 ghế trong Quốc hội.
Sau bầu cử, Rainsy dựa trên các chứng cứ chắp vá tuyên bố đảng đối lập của ông đã chiến thắng một cách tuyệt đối và chuẩn bị điều hành đất nước. Hun Sen bác bỏ những tuyên bố này. Rainsy sau đó không chấp nhận cho các nghị sĩ đắc cử của đảng mình nhận ghế ở quốc hội. Khi bài điểm sách này được viết (tháng 7 năm 2014), họ vẫn đang tiến hành tẩy chay quốc hội mới. Giống như nhiều lãnh đạo Campuchia khác trong quá khứ, và cũng giống như Hun Sen, Rainsy không tôn trọng những khái niệm chính trị ngoại nhập như đối lập trung thành (loyal opposition – tức trung thành với các quy tắc của hiến pháp và pháp luật, nhưng chống lại các chính sách được đưa ra bởi chính phủ  cầm quyền – ND), hay chia sẻ quyền lực. Ở Campuchia, chính trị là trò chơi có tổng bằng không.
Cuốn sách We didn’t start the fire (tạm dịch: Chúng tôi không gây nên những khó khăn này) nói về lịch sử Campuchia kể từ khi Rainsy được sinh ra. Quyển sách ngắn và những thông tin về lịch sử được trình bày một cách rời rạc, tuy nhiên Rainsy là một kinh tế gia được đào tạo bài bản và là một nhà ái quốc can đảm, thông minh. Vì những lý do này mà tự truyện của ông là một cuốn sách đáng đọc.
Những chương viết về cuộc đời thơ ấu của ông (trang 1-22) là đầy cay đắng và làm sáng tỏ được nhiều điều. Tương tự như thế, những miêu tả của Rainsy về khoảng thời gian xáo động khi ông đang giữ chức Bộ trưởng Tài chính Campuchia vào thập kỷ 1990 (trang 63-88) là rất thú vị vì việc Rainsy không thể làm trong sạch được bộ máy nhà nước đã khiến ông bị bãi chức. Mô tả về vụ ném lựu đạn năm 1997 khiến ông suýt nữa mất mạng và làm chết 20 người ủng hộ (trang 93-97) là sinh động, mạch lạc, và đáng sợ. Mặc dù rõ ràng đứng đằng sau vụ tấn công là Hun Sen, chưa có bất kỳ lời buộc tội nào được đưa ra và vụ giết người vẫn chưa được xét xử.
Phần còn lại của cuốn sách chứa đựng những chi tiết về cuộc hôn nhân của Rainsy, sự nghiệp của ông trong vai trò một nhân viên ngân hàng ở Pháp, sự ủng hộ mà ông đã tạo ra được ở các nước phương Tây cũng như cuộc đời chính trị chìm nổi của mình. Cuốn hồi ký kết thúc bằng một cáo buộc gây bối rối (theo ý kiến của tôi là khá chính xác) về tình hình Campuchia hiện tại, tiếp theo đó là những đề xuất không tưởng của Rainsy để “dập lửa” một khi phe đối lập dưới sự lãnh đạo của ông lên cầm quyền.
Sam Rainsy được sinh ra trong tầng lớp quý tộc nhỏ nói tiếng Pháp của Campuchia trong thời kỳ cuối của chế độ bảo hộ Pháp tại nước này. Cha của ông, Sam Sary (1917-62), là một quan chức nhiệt huyết, tài năng và là một người bạn tâm giao tin cậy của nhà lãnh đạo trẻ khoa trương của Campuchia, Vua (sau đó là Hoàng Tử, và sau đó lại là Vua một lần nữa) Norodom Sihanouk (1922 – 2012). Sary đóng một vai trò quan trọng tại Hội nghị Geneva năm 1954, nhưng vào năm 1957, Sihanouk trở nên không hài lòng với Sam Sary và sau đó bổ nhiệm ông làm Đại sứ Campuchia tại Vương quốc Anh. Một vụ xì-căng-đan đã nổ ra ở Anh và Sam Sary phải quay trở về nước trong hổ thẹn. Với con đường sự nghiệp bị chặn đứng, Sary đã thành lập một tờ báo thân phương Tây, mang hơi hướng cộng hoà có tên Sovereign People và xin phép Sihanouk thành lập một đảng đối lập. Cho tới thời điểm ấy ông đã gần như chắc chắn nhận được hứa hẹn hỗ trợ bí mật từ nước ngoài, mặc dù Rainsy đã không đề cập tới điều này trong cuốn sách của mình.
Sihanouk tức giận với các hành động của Sary. Lo sợ bị bắt, Sary chuyển tới Nam Việt Nam, nơi ông được chính quyền Ngô Đình Diệm và phong trào chống Sihanouk mang tên Khmer Serei chào đón. Ông qua đời trong một tình huống hết sức bí ẩn vào năm 1962, có thể là do những người bảo trợ mới của mình ám sát, Rainsy khẳng định.
Gia đình Rainsy sống ở Phnom Penh trong điều kiện thiếu thốn cho tới năm 1965 khi Sihanouk, trong một hành động tuỳ hứng và bốc đồng, đã trục xuất họ. Cả gia đình sau đó định cư tại Paris, và phải dựa vào các mối quan hệ của Sary trước năm 1954 để tiếp nhận hỗ trợ tài chính. Khi Sihanouk bị hạ bệ vào năm 1970, phần lớn gia đình Rainsy quay trở lại Campuchia. Rainsy tuy vậy đã quyết định ở lại vì ông hạnh phúc với cuộc sống ở Paris và vì khi đó ông đang hẹn hò với Saumura Tioulong, con gái của một cựu quan chức cấp cao trong chính quyền Sihanouk. Saumura, cũng giống Rainsy, đang bắt đầu một sự nghiệp thành công của mình trong ngành ngân hàng. Cả hai kết hôn vào năm 1971.
Rainsy trở về Campuchia vào tháng 12 năm 1991, thời điểm khởi đầu của cuộc tổng tuyển cử quốc gia tại nhà nước Campuchia được Liên Hợp Quốc bảo trợ. Ông chính thức tham gia vào đảng bảo hoàng FUNCINPEC, đứng đầu bởi con trai cả của Sihanouk là Hoàng thân Norodom Rannaridh (1944-), một nhân vật bóng bẩy nhưng ích kỷ chưa bao giờ được Rainsy tin tưởng. FUNCINPEC tranh cử vào năm 1993 chống lại Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) vốn thống trị nền chính trị Campuchia dưới nhiều tên gọi khác nhau kể từ năm 1979. FUNCINPEC thắng cử, nhưng Hun Sen bằng cách đe doạ sẽ châm ngòi nội chiến đã ép buộc những người bảo hoàng phải cùng với CPP thiết lập một chính phủ liên hiệp khá kỳ lạ. Rainsy trở thành Bộ trưởng Tài chính.
Rainsy giữ chức trong gần 1 năm trước khi ông bị ép buộc phải từ chức do cáo buộc một nhân vật quyền lực thân chính phủ tham nhũng. Một cựu quan chức Khmer Đỏ, học tập tại Paris vào những năm 1950, đã thay thế vị trí của Rainsy. Sau đó, Rainsy đã bị trục xuất khỏi FUNCINPEC và Quốc hội. Vào năm 1995, ông thành lập một đảng đối lập lấy tên ông. Sự nổi tiếng của đảng này đã khiến Hun Sen nổi giận, và đã âm mưu tạo ra một vụ tấn công lựu đạn khác vào năm 1997. Vào năm sau, đảng của Rainsy đã giành được 22% phiếu bầu và đã ngăn cản chính phủ thành lập nên Quốc hội mới. Trong suốt 5 năm sau đó, Rainsy tiếp tục là một nhà đối lập năng động, thu hút ủng hộ tài chính từ cộng đồng Campuchia hải ngoại và ủng hộ về mặt chính trị của Đảng Cộng hoà ở Hoa Kỳ. Ông bị Hun Sen trục xuất tới Pháp vào năm 2010 và trở lại để tham gia vào cuộc bầu cử năm 2013. Khi đó, đảng của ông, vốn mới được củng cố lại dưới tên gọi mới là Đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), đã cực kỳ thành công và có lẽ thu được kết quả tốt hơn nhiều những gì được công bố.
Quyển hồi ký và chiến dịch tranh cử của Rainsy thất bại ở chỗ ông không sẵn lòng hoặc là không có khả năng giải thích được làm thế nào mà hệ thống công chức, cảnh sát và quân đội trong một chính phủ mà ông mong muốn điều hành sẽ chuyển sự ủng hộ của họ sang cho ông, sẽ từ bỏ những người bảo hộ của họ hiện tại và bộ máy đó sẽ được trả công như thế nào khi ông lên nắm quyền. Chuyện gì sẽ xảy ra với Hun Sen? Chuyện gì sẽ xảy ra với đảng CPP vốn đã cắm rễ sâu trong hệ thống chính trị? Cuối cùng, làm thế nào Rainsy có thể giành được quyền lực? Không một ai có thể nghĩ tới một “mùa xuân Campuchia” vào lúc này, và sự ủng hộ rộng rãi từ nước ngoài cũng là điều không thể.
Như nhiều cuốn hồi ký khác, We didn’t start the fire là một quyển sách chứa đựng nhiều điều mơ mộng. Tuy nhiên không như những ứng cử viên thất bại khác, Rainsy đáng để người khác biết tới thông qua những trang sách này bởi vì ông không cho thấy là mình sẻ bỏ cuộc. Sự đối lập mãnh liệt – gần như có phần khinh miệt – mà ông ta dành cho Hun Sen – người mà Rainsy cáo buộc là không có bất cứ một tầm nhìn nào cho Campuchia – và những lời hứa chân thành của ông về một sự thay đổi xảy ra nhanh chóng và trong sạch là hết sức hấp dẫn, ít nhất trong ngắn hạn, đối với một bộ phận lớn người dân Campuchia.
---------
** David Chandler là giáo sư hưu trí chuyên ngành lịch sử tại Đại học Monash, Australia. Đây là bài điểm cuốn sách We Didn’t Start the Fire: My Struggle for Democracy in Cambodia của Sam Rainsy (xuất bản tại Chiangmai bởi Silkworm Books, 2013). Bài điểm sách lấy từ tạp chí Contemporary Southeast Asia, Vol. 36, No. 2, 8/2014.
D.C / Biên dịch: Nguyễn Thế Phương /(Nghiencuuquocte)
-------------

10 nhận xét:

  1. Làm đĩ chính trị cho anh Tàu cộng là Sam Raisy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa đĩ bằng mấy anh ở ba đình . Khốn thay cho dân tộc VN .

      Xóa
  2. Sam Raisy là do Tàu Cộng cắn vào Campuchia để âm mưu thôn tính VN, Campuchia phải theo Tàu, từ đó thôn tính cả Đông Dương, thực hiên mưu đồ bành trướng.

    Trả lờiXóa
  3. Việc có đối lập là tốt cho CPC.

    Trả lờiXóa
  4. Tầu lợi dụng Sam để chơi lại Hunsen và VN , nhưng Trọng lú và phe cánh lại thích Tàu. Anh 3D còn chờ gì nữa mà không tách đảng như Cambod? Dựa vào dân là xong hết : anh có 50 triệu đảng viên so với 4 triệu đảng viên cs kia!

    Trả lờiXóa
  5. Đã làm chính trị trong nền dân chủ tất phải có xu hướng xã hội ủng hộ
    Hãy trách lối ngoại giao trịch thượng, nhưng mất tự chủ trước đây của CSVN khiến ta mất bạn thêm thù

    Trả lờiXóa
  6. Dưới con mắt của đcsVN,nền chính trị của CPC là "bất ổn","bạo loạn" không được "ổn định","thuần" như VN.
    Nhưng,nhờ có sự "bất ổn" đó,chỉ khoảng chục năm nữa,CPC sẽ vượt xa VN.
    Cũng như cách đây 20 - 30 năm,báo đãng luôn mĩa mai Đài Loan,Hàn Quốc mỗi khi thấy họ biểu tình,các nghị sĩ quốc hội đánh nhau trong phiên họp...
    Vài năm trước,Thái Lan là ví dụ điển hình mà đãng thường đem ra hù doạ đãng viên trẻ,đãng viên lão thành trong các buổi sinh hoạt chính trị.
    Tóm lại,đãng mĩa mai,sĩ nhục cái gì thì đó chính là tiến bộ,văn minh,còn đãng tôn vinh cái gì thì chớ dại mà nghe theo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vâng, chỉ có đcsvn là đỉnh cao là ổn định, đưa đàn dân vệ đi hết từ thắng lợi này sang thắng lợi khác...

      Xóa
    2. "lợi này" sang "lợi khác"? Của cải ê hề cho cá nhân họ!

      Xóa
  7. Ở mảnh đất này , thời nào cũng có một Pôlpốt nhòm ngó , VN phải cảnh giác !

    Trả lờiXóa