Sáng 9-3-2015, đại tá Lê Thế Hưng – Tham mưu trưởng Bộ
chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng - cho biết ông vừa cùng biên đội tàu
của Hải đội 2 trở về sau khi tham gia truy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ
quyền biển Việt Nam. Theo đại tá Hưng, tình trạng tàu cá nước ngoài, trong đó
đa phần là tàu Trung Quốc đánh bắt trong vùng biển chủ quyền Việt Nam
ngày càng nhiều và phức tạp.
Sáng sớm 7-3, BĐBP TP. Đà Nẵng đã báo cáo Bộ tư lệnh
BĐBP Việt Nam
và UBND TP. Đà Nắng, tổ chức biên đội tàu của Hải đội 2 lên đường làm nhiệm vụ.
Sau gần bốn giờ đồng hồ, hai tàu của Hải đội 2 BĐBP Đà Nẵng đã đến khu vực tàu
cá Trung Quốc xâm phạm. Khi thấy tàu của lực lượng làm nhiệm vụ, các tàu trên
bỏ chạy.
Ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội nghề cá TP. Đà Nẵng -
cho biết, thời gian qua, ngư dân hết sức bức xúc trước việc tàu cá Trung Quốc
đánh bắt, xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam. Tàu Trung Quốc thường có công
suất lớn, trang thiết bị hiện đại trong khi tàu Việt Nam nhỏ hơn nên tránh đụng độ thì
họ càng lấn tới. Thường thì tàu cá Trung Quốc chỉ tấn công hoặc cướp tàu cá của
chúng ta ở vùng biển xa bờ, còn vào gần hơn thì tàu Trung Quốc chỉ đánh bắt
trộm...
Theo BĐBP Đà Nằng, thời gian gần đây, đặc biệt là
trong dịp Tết Nguyên đán 2015, trên vùng biển của Đà Nằng và các tỉnh ven biển
miền Trung luôn phải đối mặt với những tình huống hết sức căng thẳng về hành
động xâm phạm chủ quyền của tàu thuyền nước ngoài. Bên cạnh hoạt động khai thác
trái phép hải sản, đưa phương tiện vào thăm dò tài nguyên biển nước ta còn xuất
hiện những hành động mang tính chất đặc biệt nguy hiểm, uy hiếp, vô cớ trấn
cướp tài sản của ngư dân... tàu cá Trung Quốc thường đi theo biên đội 3 - 4
chiếc, tiến vào rất sâu trong vùng biển nước ta. Tàu cá Việt Nam đánh bắt
gần bờ thường bị cướp ở khu vực Hoàng Sa. Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng đã có quy
chế, phương thức liên lạc thường xuyên với ngư dân, khi có biến động thì thông
báo ngay.
Theo đại tá Hưng, khoảng giữa tháng 5 đến tháng 8 hàng
năm, là mùa cấm biển ở Trung Quốc, họ không cho ngư dân ra khơi vì đó là mùa cá
sinh sôi nảy nở. Trung Quốc còn ngang ngược cấm tàu cá Việt Nam đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa của Việt Nam . Bởi vậy,
ngay sau Tết Nguyên đán, tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra biển, nhiều chiếc kéo vào
vùng biển chủ quyền của Việt Nam khai thác trộm.
Trước tình hình đó, BĐBP Đà Nằng chỉ đạo lực lượng
tuần tra kiểm soát thường xuyên. Năm 2014 có 286 lượt tàu cá nước ngoài xâm
phạm vùng biển Đông Bắc Đà Nẵng, trong đó 6 trường hợp tàu cá Trung Quốc đâm
va, bắt giữ tàu cá Khánh Hòa trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đầu
năm 2015 đến nay cũng có hàng chục vụ tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng
biển Việt Nam .
Về giải pháp, đại tá Hưng nhấn mạnh: “Phải tăng cường
tuần tra liên lạc. Hiện BĐBP Đà Nẵng có 5 đài, kênh thường xuyên liên lạc với
tàu của ngư dân. Bên cạnh đó có quy chế phối hợp, khen thưởng kịp thời. Khi có
thông tin về việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam
chúng ta cùng phân tích, nhận định tình hình, mức độ vi phạm để có hướng đề
xuất xử lý phù hợp.
“Đề nghị bà con khi ra khơi làm ăn trên biển cần nêu
cao tinh thần cảnh giác. Mọi hành động xâm phạm lãnh hải của tàu thuyền nước
ngoài ngư dân phải thông báo ngay cho lực lượng BĐBP để ứng phó kịp thời nhằm
giảm thiểu thiệt hại cho bà con. Đồng thời có phương án, đối sách đúng đắn đối
phó với những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm”, đại tá Hưng khuyến cáo.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Lê - Cục phó Kiểm ngư
Việt Nam
- cho biết thêm, về phía lực lượng cũng thường xuyên theo dõi, nắm thông tin
của ngư dân. Kiểm ngư, BĐBP, cảnh sát biển... và cơ quan chức năng cũng đã có
quy chế phối hợp nên tùy từng thời điểm, vị trí, khi có tin tàu cá xâm phạm
vùng biển chủ quyền Việt Nam thì lực lượng gần nhất sẽ xử lý kịp thời, hiệu quả
để bà con an tâm.
“Hiện nay bà con ngư dân cũng còn tâm lí, tập quán
khai thác nhỏ lẻ, ít chia sẻ thông tin nên lực lượng kiểm ngư đã, đang và sẽ
tập trung tuyên truyền, khuyến cáo ngư dân thường xuyên thông tin, đánh bắt
theo tổ đội, nghiệp đoàn... song song đó lực lượng cũng thường xuyên tuần tra,
theo sát tối đa để ngư dân đánh bắt xa bờ an tâm hơn trên biển”, ông Lê cho
biết.
Xuân Hoài (CA T.pHCM)
--------------
Khi có thông tin về việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam chúng ta cùng phân tích, nhận định tình hình, mức độ vi phạm để có hướng đề xuất xử lý phù hợp. Chờ mấy ông cùng phân tích, nhận định tình hình, mức độ vi phạm .... thì tàu cá TQ đã đi mất biệt biệt còn đâu mà bắt ? Hãy sang Indonesia học cách làm của họ : Các tàu cá vi phạm bắt giữ người ngay, cho nổ chìm tàu xâm phạm tức khắc ... Xử lý con người sau ... Chỉ mấy chiếc tàu cá TQ mà không giữ được, nếu chiến tranh xãy ra, chờ mấy ông nhận định tình hình .... thì Biển Đông mất mẹ rồi, hãy nhớ lấy trận chiến biên giới 1979 nhé !
Trả lờiXóaNên đọc thêm bài này:- thesaigontimes.vn/127344/su-"lang-song"-dang-suy-nghi.html/
Trả lờiXóaMấy ông dân đánh cá chắc không đọc tờ nhật trình nên không biết ranh giới biển của XHCNVN là ở gần sát trong bờ biển , hiện nay đảng viên , đoàn viên đang xây dựng những cột mốc ranh giới biển to tổ chảng trên các hòn đảo nhỏ gần bờ để dân ta chèo thuyền vừa ra khơi là đã thấy rồi , để khõi ra xa lạc vào biển của người ta đánh cá là mang tội ăn cắp đó, chúng nó tung bể thuyền là phải rồi .Mấy ông đi đánh cá phải biết giác ngộ 1 tí chứ , cứ nghĩ theo kiểu thời phong kiến mà ̣đi ̣đánh cá xa bờ là lỗi thời dữ lắm rồi , thời Cách Mạng vào giãi phóng cho ̣đến nay mọi chuyện đã đổi mới lâu gồi .
Trả lờiXóaDù gì thì đảng mình cũng đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Thế mới quang vinh và vĩ đại!
Trả lờiXóaCó cái tàu con con
Trả lờiXóaMà còn chẳng bắt được?
Non nước giữ làm sao?
Anh Hùng vỗ ngực gào?
Gặp Tầu là chào thua?