Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Kết cục của ĐỘC TÀI

Đôi lời: Chúng ta đang chứng kiến những chuyển biến to lớn tại các nước CS còn lại trên hành tinh, trong đó có Việt Nam. Thiết nghĩ bài viết sau đây của tiến sĩ Jeliu Jelev- cố tổng thống dân chủ đầu tiên của Bulgaria vẫn còn nguyên giá trị…
QUÁ TRÌNH TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG 
ĐỘC TÀI CỘNG SẢN
* JELIU JELEV
Sự sụp đổ của các chế độ phát xít tiến triển theo sơ đồ: độc tài phát xít- chuyên chính quân sự- dân chủ đa đảng; đặt ra câu hỏi: Các chế độ độc tài cộng sản có tan rã theo quy luật tương tự không? Bởi vì, nếu Balan gần như hoàn toàn đi theo đường hướng này, thì cải tổ Gorbachov được suy xét và thể hiện như thử nghiệm điều chỉnh.
Cuộc cải tổ thực chất là một hình thái khả dĩ của chuyên chính quân sự; kỳ vọng đạt được cái mà chuyên chính quân sự cần làm, nhưng bằng con đường hòa bình, nhân đạo, không đổ máu- tức là thực hiện bước chuyển tiếp văn minh từ chế độ độc tài đến nền dân chủ.
Cần phải nói rằng lựa chọn này hoàn toàn có cơ sở thực tiễn. Bản  thân Hungari tiến hành cải tổ xuất sắc và những thành công của các nước cộng hòa Ban tích càng khẳng định điều đó. Nhưng không phải ở đâu cũng đạt được dễ dàng như vậy!
Ở đây, trình độ nhận thức chính trị và truyền thống, tập quán văn hóa, đạo đức của một dân tộc mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức chính trị càng cao bao nhiêu, thì khả năng điều chỉnh sơ đồ tan rã càng tốt bấy nhiêu; cũng như có thể dùng công cuộc cải tổ thay thế  chuyên chính quân sự. Rõ ràng tồn tại nhiều khả năng kết hợp giữa hai con đường. Và,cũng không ngoại trừ có quốc gia dự định tiến hành công cuộc cải tổ, nhưng vì không đủ nhận thức chính trị hay do tình hình thưc tế biến chuyển thiếu hài hòa, cuối cùng đành chấp nhận chuyên chính quân sự như phương án cần thiết, đơn giản vì không chịu được áp lực từ công cuộc cải tổ.
Có thể Liên xô không qua khỏi khả năng này vì đặc thù đa sắc tộc phức tạp với tầm thức văn hoá khác biệt, những thói quen, truyền thống đế quốc; và, đặc biệt là bộ máy quân sự khổng lồ, mà trong những thời khắc kịch tính, khó có thể bỏ qua việc cướp chính quyền từ tay cánh dân sự bất lực…
Nhưng chuyên chính quân sự, dù cố thử bảo vệ và giải thoát cho các cấu trúc độc tài bảo thủ (giống như từng xảy ra ở Ba lan),vẫn không thể cản trở bước chuyển tiếp từ thể chế độc tài đến nền dân chủ; mà ngược lại, càng đẩy nhanh quá trình này; chỉ có điều, sẽ không tránh khỏi đổ máu và đe doạ tính mạng rất nhiều người.
Nói cách khác, hoặc thông qua cải tổ, hoặc nhờ chuyên chính quân sự, con đường tan rã tất yếu của chế độ cộng sản là duy nhất: từ độc tài đến nền dân chủ với cơ cấu đa đảng. Đây là quy luật tổng quát, không thể đảo ngược.
Nhưng cuộc sống bao giờ cũng phong phú hơn các sơ đồ, luôn mang đến nhiều bất ngờ mới mẻ và những kết hợp thực tiễn chính trị ngẫu nhiên nhất. Thí dụ, trước đây, ai có thể nghĩ được rằng, trong quá trình cải tổ hệ thống độc tài cộng sản, đến thời điểm nhất định, nó lại suy đồi trở nên chế độ phát xít- hình thái độc tài kém toàn thiện; và rằng, trong trường hợp này, đối với chúng ta, thể chế phát xít là bước đại nhảy vọt, tiến đến nền dân chủ! Điều này chắc chắn sẽ gây sốc  như nghịch lý,  thậm chí gây khó chịu  cho những nhận thức chậm tiến bộ; nhưng bất chấp thành kiến và ảo tưởng một chiều, chính sách cai trị hà khắc thực tế của chế độ là minh chứng hiển hiện không thể chối cãi!
Hiện nay, các nước như Bulgaria, Đông Đức, Tiệp Khắc, Trung Quốc, v.v.- một mặt, với  những vụ đàn áp chính trị, thủ đoạn mị dân, gieo rắc hoài nghi, tham nhũng tràn lan, chủ nghĩa sô vanh, hiếu chiến và, mặt khác, với sự xuất hiện các phong trào cụ thể, những cuộc đấu tranh dân chủ, đòi hỏi cải tổ, thay đổi, và manh nha một xã hội dân sự sơ khai, những điều trước đây có thể nói là không tưởng v.v – gần giống như chế độ phát xít, hơn là cộng sản! Nhưng điều này chỉ chứng tỏ rằng, tại các quốc gia đó, đang dần hình thành cuộc cách mạng dân chủ, rằng đã đạt đến một giai đoạn nhất định trong tiến trình tan rã của các cấu trúc toàn trị. Bởi vì không có cách nào khác để chuyển đổi từ chế độ độc tài đến nền dân chủ, ngoại trừ sự hủy diệt của hệ thống chính trị. Kẻ nào hứa hẹn dân chủ hoá bằng cách hoàn thiện hơn nữa các cơ cấu toàn trị, là hành động mị dân mê muội, thấp hèn nhất.
Nhưng, vì nguyên lý này không chỉ mang ý nghĩa lý luận, mà còn có giá trị thực tiễn sinh động, nên chúng ta cần xem xét cụ thể và chi tiết trong tiến trình lịch sử.
Chúng ta- những người mác-xít lần đầu tiên trong lịch sử sản sinh ra chế độ toàn trị, nhà nước độc tài – hệ thống chính quyền độc đảng, được xây dựng bằng cách dùng bạo lực huỷ diệt các đảng phái chính trị khác, hoặc biến chúng thành những tổ chức hạ cấp thông thường, phụ thuộc hoàn toàn vào Đảng Cộng Sản. Sự độc quyền Cộng Sản tuyệt đối trong lĩnh vực chính trị, hiển nhiên theo quy luật, tất yếu dẫn đến sự sát nhập hoàn toàn giữa Đảng và Nhà nước, đặc biệt là bộ máy điều hành, dẫn đến đứng đầu Đảng và Nhà nước đều cùng một số gương mặt có quyền hành vô hạn, bất khả xâm phạm; giống như tại mọi cấp chính quyền, cơ cấu kinh tế thấp hơn- lãnh đạo đều là các đảng viên cộng sản.
Và, để hệ thống chính trị này ổn định, không bị phá vỡ, sự độc đoán của Đảng và Nhà Nước, của Đảng trên Nhà Nước, hay đúng hơn -của Đảng-Nhà nước cần phân chuyển từ thượng tầng kiến trúc lên trên hạ tầng kinh tế xã hội. Tất cả phải biến thành sở hữu nhà nước: tư hữu lớn bị quốc hữu hoá, tư hữu nhỏ- thông qua cưỡng bức, đổ máu, tập thể hoá kiểu Sitain.
Bao giờ quá trình quốc hữu hoá này kết thúc, chế độ độc tài mới được xây dựng hoàn thành. Chế độ độc tài Cộng Sản, được xây dựng như thế, đến nay đã trở thành mô hình toàn thiện nhất của Nhà nước độc tài trong lịch sử, cũng như trong thời đại văn minh.Mô hình phát xít- thường được xem như trái ngược với mô hình cộng sản- thực chất chỉ có một khác biệt duy nhất, là chưa được  xây dựng hoàn chỉnh trên lĩnh vực kinh thế; do vậy, mà kém toàn hảo và kém ổn định hơn. Điều này có thể quan sát thấy ngay trong cơ cấu nội tạng của nhà nước Quốc xã- chế độ phát xít điển hình nhất. Tại đây, độc quyền tuyệt đối của đảng không mở rộng đến các cơ sở kinh tế, hoặc ít nhất là trên toàn bộ hạ tầng kinh tế, bởi vì còn  sự hiện diện  của tư hữu.
Thượng tầng kiến trúc độc đoán và hạ tầng cơ sở đa hình- là sự không tương thích giữa thượng tầng kiến trúc chính trị và hạ tầng cơ sở kinh tế của chế độ phát xít; khiến cho nó không ổn định và khó tồn tại lâu dài. Vì vậy, tất cả các chế độ phát xít đều chết sớm hơn nhiều, so với các chế độ cộng sản, như phát xít Đức và phát xít Ý-  trong ngọn lửa của chiến tranh thế giới II, hay Franco-Tây Ban Nha và Saladzarovata- Bồ Đào Nha, sau chiến tranh, có thể nói là trong cảnh bình an.
Nhưng các chế độ phát xít không chỉ chết sớm hơn, mà còn được sinh ra sau các chê độ cộng sản; cho thấy rằng chúng chỉ là những mô phỏng hời hợt, bắt chước vụng về nguyên bản- chế độ độc tài thực sự, toàn thiện, đầy đủ nhất…
Liên quan đến vấn đề này, những ý đồ cải cách chính trị của Muxolini, ở giai đoạn cuối đời, đặc biệt lý thú. Trong quá trình nghiền ngẫm lâu dài, ông ta đi đến kết luận rằng cần phải tạo nên một kiểu nhà nước, mà mọi thứ, thông qua con đường quốc hữu hoá, đều trở thành sở hữu nhà nước. Muxolini ý thức được rằng sự độc quyền  sở hữu Nhà nước mới tạo nên chế độ độc tài thuần nhất, ổn định, khả dĩ có thể giúp lãnh tụ và đảng phát xít ngăn chặn những phản ứng bất ngờ của các tướng lĩnh. Với những ý tưởng đó, ông ta chuẩn bị cho công cuộc xây dựng “Nước cộng hoà Xalo” nổi tiếng, mà việc chưa thành chỉ vì cuộc tấn công như vũ bão của quân Đồng minh vào lãnh thổ Italy. Nhưng, dù sao, các bước thực tế ban đầu đã được thực hiện. Sự hình thành của "Nhà nước tân phát xít Cộng hòa Salo " được công bố vào đầu tháng 10 năm 1943; tất nhiên, những việc này liên quan chặt chẽ đến tướng SS Karl Wolf  và Đại sứ Đức Rudolf Rahn. Tại Đại hội trù bị ở Verona, tháng 11 năm 1943, đã thông qua lời kêu gọi các tầng lớp lao động Bắc-Ý, hứa hẹn sự kiểm soát của giai cấp công nhân đối với các doanh nghiệp và quốc hữu từng phần ruộng đất ...
Nhưng hãy trở lại chủ đề chính. Khi nói đến giai đoạn chuyển tiếp "chế độ phát xít" trong quá trình  tan rã  của chế độ cộng sản toàn trị, để hướng đến nền dân chủ thực sự, không nên hiểu theo cách máy móc, rằng chúng ta tiến tới chủ nghĩa phát xít, hay đón nhận hệ tư tưởng của chủ nghĩa phát xít. Hoàn toàn không phải như vậy! Chúng ta  sẽ đi qua nó như bước quá độ không tránh khỏi, vì vậy, càng qua nhanh bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nhưng, chúng ta đặc biệt chú ý đến thực tế này, vì nó  là chìa khóa, để hiểu những căng thẳng nội tạng của hệ thống độc tài toàn trị trong thời đại cải tổ- được sinh ra do sự tháo dỡ cơ cấu  nào đó  của cấu trúc thượng tầng, khiến cho chế độ không còn toàn hảo- dẫn đến việc sử dụng công cụ đàn áp như phương tiện, nhằm bảo tồn sự ổn định của hệ thống.  Tất nhiên, ở từng quốc gia riêng biệt,  có thể ưu tiên cho quá trình tháo dỡ các cấu trúc thượng tầng như ở Liên Xô, hoặc hạ tầng kinh tế như Trung Quốc.
Và, trong mọi trường hợp, hệ thống độc tài bước vào một giai đoạn bất ổn - sự thiếu hụt cấu trúc, không còn cách nào khác hơn là sử dụng thường xuyên bạo lực, đàn áp, khủng bố  trắng trợn.
Sự kiện mới nhất ở Trung Quốc là bằng chứng về điều này. Cải cách kinh tế, mà chính phủ Trung Quốc thực hiện: xoá bỏ các công xã, cho nông dân thuê đất trong 10, 15, 20, 30, 50 năm, tạo ra thị trường tự do, "đặc khu kinh tế", .v.v. đã dẫn đến xung đột giữa các cấp chính quyền và đội ngũ trí thức. Cải cách kinh tế tạo điều kiện cho cá nhân làm giàu, trở nên độc lập với nhà nước. Với tâm trạng hứng khởi mới, họ muốn tự do hơn về chính trị- điều không thể trong các chế độ cộng sản với hệ thống độc đảng. Trí thức và thanh niên - tầng lớp  nhạy cảm nhất cho tự do và dân chủ- lần đầu tiên phản ứng chống lại sự độc quyền của Đảng Cộng sản và yêu cầu gỡ bỏ nó.
Như vậy, trước khi tư hữu trở lại tại một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, những mối tương quan điển hình (sở hữu tư nhân tại hạ tầng kinh tế và sự độc quyền nhà nước - đảng tuyệt đối trong cấu trúc thượng tầng chính trị)- đặc trưng của hình thái phát xít bắt đầu xuất hiện.
Tất nhiên, việc kinh qua giai đoạn phát xít đặc thù  không phải ở đâu cũng đều như thế. Trong việc tháo gỡ cơ cấu độc tài, các hiệu ứng bát ổn định có thể xảy ra  theo trình tự trái ngược. Thí dụ, ở Liên Xô, hạ tầng kinh tế  vẫn còn nguyên vẹn, sự độc quyền tuyệt đối của nhà nước về sở hữu đang bất khả phân, trong khi quá trình tháo dỡ cấu trúc thượng tầng đã đi quá xa, và đa nguyên chính trị đã là một thực tế:- sự tách rời giữa đảng và nhà nước, các phe nhóm bán công khai, các phong trào, mặt trận quốc gia thách thức độc quyền của Đảng Cộng sản; những cuộc đình công và phong trào dân tộc cho sự hình thành quốc gia độc lập... - liên tục làm gia tăng các khiếm khuyết của hệ thống độc tài toàn trị. Trong trường hợp này, xuất hiện kiểu chế độ  phát xít  lộn ngược (độc quyền ở hạ tầng cơ sở, đa hình ở thượng tầng kiến trúc!). Và, tất nhiên, không ngừng gây bất ổn cho hệ thống tổng thể.
Tất cả những phân tích trên đây về giai đoạn chuyển tiếp phát xít khác nhau trong sự tan rã của mô hình cộng sản- chế độ toàn trị hoàn hảo nhất- không làm thay đổi quy luật chung của quá trình sụp đổ: Hệ thống độc tài - chế độ chuyên chính quân sự- nền dân chủ đa đảng. Công thức này đúng cho mọi chế độ toàn trị; chỉ có điều chế độ cộng sản toàn hảo hơn, trước khi đạt đến vị trí thứ hai, thường phải kinh qua giai đoạn phát xít- chế độ toàn trị yếu kém hơn…
Sofia, tháng 8 năm 1989
((Trích dịch từ: Lời nói đầu - "Chế độ phát xít" hay tiểu sử của một cuốn sách)
/ Người dịch: Phạm Văn Viêm/ Dịch giả gửi BVB
----------

23 nhận xét:

  1. Tượng Mao khổng lồ ở Trung Quốc bị dỡ bỏ, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
    Một viên chức trong làng nói với tờ Nhân dân Nhật báo rằng việc xây dựng tượng Mao Trạch Đông đã không được phê duyệt.
    Bức tượng sơn vàng khổng lồ hình nhà lãnh đạo cộng sản quá cố được đặt trên đất nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam, có chi phí gần ba triệu nhân dân tệ (460.000 USD; hơn 10 tỉ VND). Hơn về quy mô, nhưng quá ít chi phí so với các dự án tượng HCM tại VN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Hùng hói có đến đặt vòng hoa viếng cái tượng bị đập vỡ sọ này không nhỉ?

      Xóa
    2. Té ra Hitle được biết là ác nhất lại "nhẹ cân" hơn cả? Vậy cái ác nó là cái gì mà khó hiểu thế nhỉ?

      Xóa
    3. Hitler không có giết dân trong nước , cũng không bao giờ xem dân là khũng bố .

      Xóa
    4. Hôm qua 08.01.2016 - Thời sự TV Châu Âu đưa tin , tác phẩm " Cuộc đời tranh đấu của tôi " được tái xuất bản .

      Xóa
  2. Thái độ của giới trẻ VN đối với Đại hội đcsVn.
    Anh Nguyễn Đình Anh Cương, 27 tuổi, đang sống và làm việc tại Hà Nội, chia sẻ: “Không hẳn không quan tâm, nhưng tìm hiểu chính trị Việt Nam không đem lại niềm tin cho tôi rằng bộ máy hiện tại có thể mang lại thay đổi, thông qua một cuộc bầu cử”.
    Một bạn nữ giấu tên, sinh viên năm cuối Đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh, lại nói: “Quan tâm bầu cử Đại hội thật xa xôi quá! Tôi chỉ mong sao ra trường xin việc không phải chạy vạy khắp nơi và tấm bằng của mình có giá trị khi so sánh với các nguồn lao động trẻ trong thị trường khu vực Đông Nam Á. Bạn bè tôi cũng chẳng ai quan tâm, bởi tôi cho rằng không ai trong số các vị lãnh đạo là người đủ tâm, đủ tài và có những hoạt động cụ thể mang lại lợi ích cho người dân. Vậy nên việc ai lên lãnh đạo có thật sự quan trọng?”
    Nhiều người khác lại bày tỏ quan điểm mơ hồ, ngây thơ: "Chọn ai ít xấu nhất"?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan trọng chứ? Cái bằng của bạn có giá trị trong khu vực Đông Nam Á hay không là tại sao mà bạn không biết ư? Bạn chỉ biết ước nhưng trên đời này làm gì có bụt bạn ơi !

      Xóa
    2. Chính ở điểm này nó đưa ra cho thấy tại sao các chính thể xã hội độc tài cs sẽ phải thái hóa, vì trong các quốc gia văn minh tự do luật pháp bắt chính phủ phải đưa ra mọi khả năng và biện pháp để tham gia được tất cả những ý kiến tư tưởng của người dân trong quá trình xây dựng xã hội, con người, văn hoá, khoa học kỹ thuật, còn trong chế độ độc tài đảng trị thì tất cả những sự việc ấy chỉ tập trung trong tay một nhóm người có chức đảng cao nhưng thiếu trình độ và khả năng. Cái nhóm người đó làm sao có thể phản ảnh được nguyện vọng và nhu cầu cho cả toàn xã hội được khi cấm đoán mọi suy tư tinh hoa khác (cái chủ quan) của người dân trong xã hội !? Trong quá khứ họ cứ định mãi từ hướng này sang hướng khác, xã hội kinh tế ngày càng tuột hậu, như ông thuyền trưởng ra khơi mà không có địa bàn.
      Một ví dụ điển hình cho chúng ta thấy khi nhìn qua TC, mấy chục năm qua đã có được đóng góp nào về khoa học kỹ thuật đáng kể cho thế giới chưa, ngoài việc chủ yếu làm gia công cho thế giới, nhái hàng hoá của tư bản giẫy chết và bến chế lương thực độc.
      Như qua cái suy nghĩ của bạn sinh viên nữ này cho thấy cái chế độ độc tài nó đã giết chết sự tự chủ của con người, một điều rất cần thiết cho sự phát triển về tri thức của con người ... và xã hội

      Xóa
  3. Dân lương thiệnlúc 08:36 9 tháng 1, 2016

    Diễn biến đang xẩy ra tại Việt Nam là tất nhiên và hoàn toàn đúng quy luật thì sao ta lo ngại?
    Tiêu chuẩn cho người chèo chống đất nước lúc này là:

    CHỌN NGƯỜI QUYẾT TÂM DỰA VÀO NHÂN DÂN VÀ HỢP TÁC CHẶT CHẼ VỚI MỸ VÀ CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ ĐƯA ĐẤT NƯỚC TIẾN LÊN

    Trả lờiXóa
  4. Lời Phật dạylúc 10:28 9 tháng 1, 2016

    Tại Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc mấy ngày tới, nếu có ai ( ông TT Nguyễn Tấn Dũng hay bất ky người người nào ) bất cứ ai, dám đứng lên dõng dạc tuyên bố

    KHÔNG CHẤP NHẬN CÁC PHƯƠNG ÁN BÁN NƯỚC THEO CÁI GẬY CHỈ HUY CỦA BÈ LŨ BẮC KINH MÀ TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐANG ÂM MƯU.
    ĐẠI HỘI 12 PHẢI CHỌN ĐƯỢC NGƯỜI QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC VÀ ĐƯA NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN THEO ĐƯỜNG LỐI DÂN CHỦ CỦA NHÂN LOẠI TIẾN BỘ

    Đảm bảo Kết quả sẽ diễn biến không ngờ

    Trả lờiXóa
  5. Tổng Trọng đã "ĐỘC" rồi, cho thêm nửa nhiệm kỳ nữa để "TÀI"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nhớ hồi DdH11 cũng có thông tin "ông Trọng lên chỉ nửa nhiệm kỳ" rồi bàn giao cho người khác kia mà, mọi người quên thì vào google seach mà xem?!
      CCB đáng Tàu 83.

      Xóa
    2. Cái nửa nhiệm kỳ này nó giống như sói gửi chân trong " cô bé đội mũ đỏ " mà thôi đồng đội ạ . Xét nửa nhiệm kỳ vừa qua , thấy đ/c TBT đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình , nên chúng tôi quyết định giao trọng trách cho đ/c đến hết nhiệm kỳ !
      CCB78.

      Xóa
  6. Chúng tôi không hiểu tại sao hể Cộng Sản thì ai cũng độc tài,CỰC KỲ MAN RỢ VÀ CỰC KỲ TÀN ĐỘC,HỌ SẴN SÀNG LÀM NHỮNG VIỆC GHÊ RỢN mà một người bình thường không thể tưởng tượng được ! (chôn sống tập thể,mổ lấy nội tạng sống,thả tội nhân cho sói ăn rồi vỗ tay cười,chơi gái xong rồi đập đầu cho người tình chết vv và vv ! nghĩ tới là rùng mình!)

    Trả lờiXóa
  7. Có dịp nói chuyện với một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, tôi kể với ông ta rằng nhiều người Việt đánh giá Mỹ điếm đàng, nước đôi với TQcs, chẳng cứu giúp VN.
    Ông ta bày tỏ: "Chúng tôi đã có bài học từ những diễn biến đâu Thế chiến 2. Khi ấy Phương Tây ngây thơ tin vào cam kết hòa bình của Hitler. Kết quả ra sao bạn biết đấy. Nay chúng tôi luôn chặn từ trứng nước một âm mưu bành trướng của bất kỳ nước nào trên thế giới. Dĩ nhiên là chúng tôi luôn có cách của mình. Các bạn VN cứ yên tâm. Nhưng thái độ của nước các bạn mới chính là nước đôi đấy. Liệu rằng chúng tôi có thể hiểu nổi các bạn thật sự muốn gì không? Tôi nghe nói các bạn tự ca ngợi mình là nghệ sĩ đi dây tài ba? Các bạn thích làm xiếc nhỉ?"

    Trả lờiXóa
  8. Trong 3 tên giết người khủng khiếp nhất của nhân loại thì "đãng ta" sùng bái và nghe lệnh đến 2 tên,mà lại là 2 tên đứng đầu.
    Vì thế mà mấy triệu thanh niên ưu tú của đất nước đã phải vĩnh viễn nằm xuống.

    Trả lờiXóa
  9. TC dám đánh nhau với Mỹ không? Trong chiến tranh Iraq, toàn bộ tăng T59, T90 (vũ khí Liên Xô, TC bán cho Iraq) đều bị tăng M1 của Mỹ tiêu diệt. Mỹ không mất 1 xe tăng nào!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ có T72 cởi truồng ( không giáp phản ứng nổ ) thôi bạn ạ , không có T90 và đa phần là bị tên lửa chống tăng HEO LAI FƠ treo trên Apache và lợn lòi A10 ( Thunderbolt ) nó liếm . Chiến tranh vùng vịnh 91 , chỉ riêng lợn lòi A10 gặm hết của Irắc 900 xe tăng , 2000 xe quân sự và 1200 khẩu pháo . M1 cũng có tổn thất một tí , do đạn của địch và của cả . . . " hỏa lực đồng đội " góp phần !

      Xóa
    2. Xe tăng chiến tranh chủ lực T-90 là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga, được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là Obyekt 188. T-90 nguyên thủy là một bản nâng cấp của T-72B, được tích hợp nhiều đặc tính thiết kể của T-80.
      Chiến tranh vùng Vịnh lần 2 xảy ra vào năm 2003.
      Bạn 1924 nên coi phim tư liệu về tank M1-Abrams để biết nhiều thông tin bổ ích. Trong đó có nói rằng, M1 có lợi thế hơn tăng Nga về hỏa lực là 500m. Tức là nếu tăng Nga chỉ ra đòn được ở tầm 2km thì tăng Mỹ giữ khoảng cách 2,5km và tác chiến, tăng Nga sẽ bị tiêu diệt. Nhưng từ 3km, pháo 120 ly của M1 đã diệt 100% mục tiêu. Tôi có ám ảnh nghiên cứu xe tăng vì anh tôi là lính tăng T55 bị chết...

      Xóa
    3. ND 06:20 hãy cho thông tin chính xác là trong chiến tranh vùng vịnh , Irắc có xe tăng T72B và T90 hay không , hãy chứng minh điều bạn nói . thông tin của tôi là Irắc chỉ có T72 - T72M - T72M1 loại xuất khẩu của LX bị cắt giảm tính năng , thậm chí còn không có kính hồng ngoại nhìn đêm và máy đo xa . ở đây chúng ta đang tranh luận có hay không , chứ không mở rộng tranh luận sang phần . . . nghiên cứu các phiên bản khác . Thông tin về T72 và vũ khí của Irắc trong cuộc chiến rất phong phú , xin mời bạn tiếp tục nghiên cứu !

      Xóa
    4. Bạn 1155 hãy xem và có được thông tin đó trên Youtube. Trong video của Mỹ đó nói là có. Nếu bạn cho là không có thì cũng... không quan trọng với tôi. Việc này cũng chẳng làm giảm sự khâm phục dòng M1-Abrams, vốn sẽ được sử dụng trong bộ đội Hoa Kỳ đến 2050.
      Giá mà quân đội VN có được mấy trăm con M1 trong tay thì hay quá.
      À, thực tình rất vui khi bạn có quan tâm đến. Chúc khỏe.

      Xóa
    5. Thực tế T90 phiên bản do TQ sản xuất đã được bán cho Iraq.
      Xin đọc từ Wikipedia.
      "Bên cạnh đó, các nước khác đã đẩy mạnh việc phát triển các thiết kế dựa trên xe tăng của Liên Xô và Nga, từ đó, quay lại cạnh tranh với hoạt động xuất khẩu của Nga. Tiêu biểu là Trung Quốc, các sản phẩm của nước này như Xe tăng chủ lực kiểu 98 dù có sức mạnh thấp hơn T-90 nhưng mức giá thì rẻ hơn rất nhiều, đối với những nước nghèo thì xe tăng mang công nghệ vừa phải với mức giá thấp là lựa chọn ưu tiên hơn là xe tăng công nghệ cao".

      Xóa
  10. Chúng tôi căm thù đến tận xương tủy những tên độc tài khát máu !

    Trả lờiXóa