Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Tầm nhìn chiến lược từ chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của chính quyền Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (B. Obama) đã thành công tốt đẹp. Nhân dịp này, Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu đến bạn đọc đánh giá của một số thành viên đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và chính khách Hoa Kỳ về kết quả chuyến thăm.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clin-tơn (B. Clinton): Chuyến thăm đưa quan hệ hai nước thẳng tiến lên phía trước
Phóng viên (PV): Là vị Tổng thống đưa ra quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cách đây 20 năm. Khi đưa ra quyết định lịch sử đó, ông thấy điều gì là khó khăn nhất?
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clin-tơn.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clin-tơn: Tôi thật sự muốn bình thường hóa quan hệ hai nước và muốn làm điều đó vì Việt Nam cũng như vì Hoa Kỳ. Điều khó khăn nhất khi đó là tôi không nhận được đầy đủ sự ủng hộ từ khắp mọi nơi trên đất nước Hoa Kỳ. Vì vậy, tôi đã tìm đủ mọi cách, làm việc với những người từng tham chiến tại Việt Nam như Thượng nghị sĩ đương nhiệm Giôn Mắc-kên (John Mc Cain), Ngoại trưởng Giôn Ke-ri (John Kerry), ông Pi-tơ Pi-tơ-xơn (Pete Peterson, người sau này là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam - PV) cùng nhiều người khác nữa. Chúng tôi tâm niệm, sẽ không bao giờ biết chắc rằng mình có thể làm được nếu không thử cố gắng hết sức mình. Chúng tôi đã quyết tâm phải thành công. Và để thành công thì phải huy động được sự ủng hộ cần thiết. Cuối cùng thì chúng tôi đã làm được.
PV: Đúng dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của chúng tôi đến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên. Ấn tượng sâu sắc nhất của ông về chuyến thăm này là gì?
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clin-tơn: Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo ở cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ. Vì vậy, thật dễ hiểu khi có sự phấn chấn và rất nhiều dự đoán về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi đều tin rằng, việc Tổng Bí thư của các bạn và Tổng thống của chúng tôi cùng xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo, đặc biệt là Tuyên bố về tầm nhìn chung Hoa Kỳ - Việt Nam mà tôi rất thích và đánh giá cao sẽ đưa quan hệ hai nước tiếp tục tiến lên phía trước. Vì lẽ đó, tôi nghĩ rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất thành công. Cá nhân tôi rất vinh hạnh và xúc động khi được đón Tổng Bí thư đến thăm gia đình, gặp gỡ, trò chuyện trong không khí ấm cúng.
Tôi chắc rằng, người Hoa Kỳ rất yêu mến nhân dân Việt Nam. Họ muốn làm bạn với nhân dân Việt Nam và họ muốn thấy nhân dân hai nước cùng tự do nắm tay nhau, cùng có lợi, cùng phát triển, cùng đi đến tương lai. Bởi vậy, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Mở ra kỳ vọng mới về hợp tác thương mại song phương và đa phương
PV: Dư luận đang hết sức quan tâm đến kết quả đàm phán Hiệp định TPP, đồng chí có thể thông tin cụ thể về nội dung này?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Nội dung liên quan đến đàm phán Hiệp định TPP là một trong những chủ đề được đề cập nhiều trong các cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống B. Ô-ba-ma, lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ... Vì ý nghĩa quan trọng của hiệp định, trên tinh thần thẳng thắn xây dựng, hiểu biết lẫn nhau, hai bên thống nhất trong Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ là sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, để sớm kết thúc đàm phán Hiệp định TPP. Hai bên thống nhất cùng thực hiện các cải cách đáp ứng yêu cầu cao và tính chất toàn diện của TPP, kể cả sử dụng những biện pháp cần thiết để đáp ứng cam kết theo Tuyên bố của ILO (năm 1998)... nhằm đạt được một hiệp định chất lượng cao, cân bằng lợi ích, đóng góp vào quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, đồng thời tạo xung lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trong khu vực. Như vậy, những vấn đề được thống nhất lần này sẽ tạo đà thuận lợi cho hai bên cùng các bên liên quan sớm kết thúc đàm phán TPP, mở ra cơ hội hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
PV: Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư vẫn được đánh giá là trọng tâm của hai nước trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này. Trên cương vị của mình, ông kỳ vọng gì về lĩnh vực hợp tác này thời gian tới?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Sau chuyến thăm lịch sử này, chắc chắn quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ có bước phát triển mới. Như đã biết, năm 2014, kim ngạch thương mại hai nước đạt hơn 36 tỷ USD, Hoa Kỳ hiện đứng thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Nhưng hiệp định mới được ký kết, cũng như nội dung đạt được giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này có quy mô lớn hơn, chất lượng tốt hơn. Hoa Kỳ rất kỳ vọng sau chuyến thăm, Việt Nam sẽ có nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy hợp tác giữa hai bên. Ngược lại, Việt Nam cũng thẳng thắn trao đổi, đưa ra những đề nghị, yêu cầu đối với phía Hoa Kỳ nhằm sớm tháo gỡ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những lĩnh vực Hoa Kỳ có thế mạnh... Với kết quả đạt được nêu trên, chắc chắn trong gian tới, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ được mở rộng hơn nhiều.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hợp tác quốc phòng đi vào chiều sâu, hướng đến xây dựng lòng tin giữa hai nước
PV: Là thành viên chính thức của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, ông có thể chia sẻ ấn tượng của mình về chuyến thăm Hoa Kỳ lần này?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi ấn tượng với thái độ, trách nhiệm và tinh thần thẳng thắn trong quá trình trao đổi của lãnh đạo, quan chức hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ tập trung trao đổi những vấn đề chiến lược giữa hai quốc gia, mà còn quan tâm đến những vấn đề lớn của khu vực và thế giới. Hai bên thể hiện rất rõ quan điểm, thẳng thắn trao đổi với nhau cả những vấn đề thiết thực có thể hợp tác, cả những vấn đề còn khác biệt.
Với thái độ, trách nhiệm đó, hai bên đã thống nhất được tinh thần hợp tác chung là “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Đây là tinh thần phản ánh xu thế chung của thời đại chứ không chỉ mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Tôi tin rằng, sau chuyến thăm này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những bước chuyển mới hết sức quan trọng, mang lại hòa bình, ổn định, sự phát triển cho mỗi nước; đồng thời đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Tôi cũng ấn tượng trước phản ứng rất tích cực của dư luận nhân dân Việt Nam, nhân dân Hoa Kỳ, bạn bè thế giới và truyền thông quốc tế về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí, với những tổ chức, cá nhân thường có quan điểm khác biệt, thiếu thiện chí trong quan hệ với Việt Nam cũng phải công nhận ý nghĩa hết sức quan trọng của chuyến thăm và đưa ra những đánh giá, nhận định khá trung thực, tích cực. Do đó, chuyến thăm sẽ có hiệu ứng mạnh mẽ, có tác dụng to lớn, lâu dài trong thời gian tới.
PV: Ông có thể chia sẻ thêm về dấu ấn hợp tác nổi bật trên lĩnh vực quốc phòng trong chuyến thăm?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Trong Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như nội dung hội đàm của hai vị nguyên thủ luôn đề cập tương đối sâu về mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước, nhất là khẳng định lại việc sẽ thực hiện một cách đầy đủ Bản ghi nhớ quốc phòng (năm 2011) và Tầm nhìn chiến lược quốc phòng (năm 2015) mà hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết vào tháng 6 vừa qua tại Hà Nội. Điều đó chứng tỏ, quan hệ quốc phòng là lĩnh vực hai bên rất quan tâm và thực sự có đóng góp trong việc tăng cường quan hệ giữa hai nước, nhất là xây dựng lòng tin. Hơn thế, trong chuyến thăm lần này, hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng đã thật sự đi vào thực tế để tìm kiếm các nội dung, lĩnh vực có thể hợp tác, đem lại lợi ích cho mỗi nước, đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Ví dụ: Ký kết hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh; hợp tác về tìm kiếm, cứu nạn; hợp tác về thực thi pháp luật trên biển; hợp tác để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống... Đây là những lĩnh vực cần thiết phải tăng cường hợp tác với nhau.
Một lĩnh vực nữa mà chúng tôi đã thống nhất được với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, cơ quan chiến lược của Liên hợp quốc là hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Đây là lĩnh vực mới đối với Việt Nam. Việt Nam mới bắt đầu gửi lực lượng tham gia các phái bộ, trong khi Hoa Kỳ đã có rất nhiều kinh nghiệm và có nguồn lực trong lĩnh vực này. Như vậy, sự hợp tác này sẽ rất có lợi cho chúng ta, giúp Việt Nam đóng góp tích cực và ngày càng nhiều cho các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với tư cách là một thành viên có trách nhiệm.
Nguyễn Tấn Tuân (thực hiện)/QĐND
-------------

4 nhận xét:

  1. Người VN chân chínhlúc 13:22 15 tháng 7, 2015

    Để có chuyến đi lịch sử này, không rõ ông Tổng đã được "Thấ lực thù địch" tẩy não ra sao?

    Trả lờiXóa
  2. Người VN chân chínhlúc 15:15 15 tháng 7, 2015

    Kết quả tuyệt vời của chuyến công du này là

    1- Ông TBT Trọng thừa nhận mọi cố gắng sắp xếp trong quan hệ Việt Mỹ là ý nguyện của đang CS do ông cầm quyền.

    2- Ông thừa nhận hai bên còn có đôi việc cần bàn thê, để mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

    Thế là tốt rồi.
    Thậm chí kể cả việc ai đó đã xóa bỏ PQT và thay lãnh đạo bộ quốc phòng cũng là chủ trương của chính ông.
    Ông phải nói vậy cho khỏi bẽ mặt và đó chính là con đường ông buộc phải đi.

    Cám ơn ông.
    Chuyến đi của ông có ý nghĩa lịch sử rất lớn chính là chỗ đó..

    Trả lờiXóa
  3. Những vấn đề "vĩ mô" mà ông Trọng trao đổi với phía HK thì dân đen không thể biết được và cũng không dám lạm bàn. Chỉ xin nêu ra mấy vấn đề mà mọi người đều thấy rõ:
    1- So sánh chuyến thăm HK của ông Trọng với các chuyến thăm của ông sang Trung cộng, ta thấy ông Trọng thoải mái hơn nhiều, ngay từ khi đặt chân lên xứ cờ hoa. Sau này trong tất cả các cuộc gặp với các quan chức HK, ông đều cười tươi, cười thoải mái, mà điều này ta không hề thấy khi ông gặp các quan chức Tầu, cùng lắm chỉ là nụ cười gượng gạo, xã giao khi bắt tay lúc đầu, còn sau đó là bao trùm không khí trang nghiêm, căng thẳng và những lời nói sáo rỗng của cả 2 bên.
    2- Sau chuyến thăm này, ông Trọng có thể yên tâm "ăn no ngủ kỹ" khi biết rằng HK sẽ không bao giờ lật đổ thể chế chính trị hiện nay, tức là lật đổ chế độ CSVN. Ngược lại, kẻ lăm le lật đổ chế độ lại chính là người "tồng chí" phương Bắc và những người đồng chí tham nhũng trong đội ngũ của ông. Vì vậy, nếu có cảnh giác thì ông phải cảnh giác với đám này chứ không phải với HK. Ông nhớ nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tôi là rô bô, có nhớ cái gì đâu?"

      Xóa