“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gây ấn tượng rất tích cực với giới lãnh đạo chính trị của nước Mỹ” - ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard nhận định.
LTS:Sau chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với GS Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard – người sáng lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP.HCM về cảm nhận của ông đối với chuyến thăm và quan hệ hai nước.
GS. Thomas Vallely nhận giấy chứng nhận đầu tư dự án trường ĐH Fulbright cho VN
|
Bước ngoặt trong quan hệ Việt – Mỹ
Thưa ông, giới học giả Mỹ nói chung và cá nhân ông nói riêng nhìn nhận thế nào về chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua?
Theo dõi qua các buổi gặp gỡ và tiếp xúc của TBT Nguyễn Phú Trọng với giới lãnh đạo cấp cao nước Mỹ, cá nhân tôi cho rằng rõ ràng chuyến thăm của TBT là một thành công. Ông Trọng đã tạo ấn tượng rất tích cực với giới lãnh đạo chính trị của nước Mỹ.
Trong tương lai, tôi nghĩ chúng ta sẽ nhìn lại chuyến thăm này như một bước ngoặt trong quá trình phát triển quan hệ Việt-Mỹ. Tôi tin tưởng rằng hai nước chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở quan hệ “đối tác”, mà còn có những bước tiến xa hơn nữa để trở thành bạn của nhau.
Trong tuyên bố chung về tầm nhìn Việt Nam – Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama đã ghi nhận nỗ lực thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước thông qua sáng kiến thành lập trường Đại học Fulbright tại Việt Nam. Ông có chia sẻ gì về những nỗ lực này?
Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) tiêu biểu cho đỉnh cao của gần ba thập kỷ trao đổi học thuật giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tính đến nay, sự hợp tác của chúng ta trong lĩnh vực này tập trung vào hai hình thức trao đổi: trao đổi cá nhân và hỗ trợ cho các tổ chức giáo dục hiện có.
Nhóm thứ nhất bao gồm các sáng kiến học bổng như Chương trình trao đổi Fulbright và Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Nhờ các chương trình và học bổng này của chính phủ Việt Nam, các trường đại học, các quỹ giáo dục và khu vực tư nhân của Hoa Kỳ, hàng ngàn người Việt Nam đã được theo học sau đại học tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ.
Như các bạn biết đấy, những người Việt Nam được đào tạo ở Hoa Kỳ hiện nay đang nắm giữ nhiều vị trí cấp cao trong cả khu vực nhà nước và tư nhân ở Việt Nam.
Một nỗ lực nữa cũng đã được duy trì liên tục nhằm nâng cao chất lượng các trường đại học hiện nay của Việt Nam là thông qua hỗ trợ phát triển giảng viên, hiện đại hóa chương trình giảng dạy và quản lý hành chính. Chương trình Hợp tác Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuật (Higher Engineering Education Alliance Program - HEEAP) với sự tham gia của Intel, Đại học bang Arizona, và USAID đã rất thành công và là điển hình cho mô hình hợp tác này.
Hai loại hình hợp tác giáo dục trên có tầm quan trọng rất lớn và nên tiếp tục duy trì.
GS. Thomas Vallely. Ảnh: Phạm Hải
|
Việt Nam cần một mô hình đại học mới
Phát biểu tại lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trường Đại học Fulbright VN (FUV) tại NewYork, Tổng Bí thư mong muốn xây dựng một trường ĐH toàn diện, có hệ thống quản trị hiện đại và trang bị những kiến thức mới phù hợp với nhu cầu Việt Nam. Liệu có thể kỳ vọng những mô hình như FUV sẽ lấp được những khoảng trống trong giáo dục Việt Nam?
Ngoài hai hình thức hợp tác như trên tôi đã nói, có một hình thức hợp tác thứ ba có thể được coi là sự “đổi mới thể chế”.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ về cách tiếp cận đó, cũng giống như Đại học Fulbright Việt Nam.
Điểm khác biệt của FUV đó là, tạo ra một trường đại học Việt Nam kiểu mới, của tư nhân và phi lợi nhuận, cung cấp một môi trường học tập và làm việc hấp dẫn đối với các thế hệ mới các nhà khoa học và học giả được đào tạo sau đại học ở nước ngoài của Việt Nam.
Tất nhiên, FUV sẽ được hưởng lợi từ các khoản đầu tư dành cho trao đổi học thuật cá nhân, bởi vì chúng tôi dự định sẽ tuyển dụng các cá nhân từng tham gia các chương trình như chương trình trao đổi Fulbright, VEF, và nhiều chương trình khác.
Với thông điệp được nhiều người nhấn mạnh trong dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa này, là “Hướng về tương lai”, ông có hi vọng giáo dục vẫn tiếp tục là cầu nối mạnh mẽ để hai nước thực sự trở thành bạn của nhau trong tương lai?
Tôi tin TBT Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ đúng mong muốn của tất cả chúng ta khi ông nói với chúng tôi tại New York rằng: “Xây dựng tốt trường Đại học Fulbright Việt Nam là góp phần tăng cường khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
Chúng tôi đang tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình triển khai với mong muốn hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong Chính phủ Việt Nam để đảm bảo thêm các giấy phép hoạt động cần thiết.
FUV hiện đang bước vào giai đoạn mới. Trang web của trường sẽ được cho ra mắt vào cuối mùa hè này.
Kế hoạch tiếp theo là xây dựng khuôn viên FUV trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho VietNamNet!
Lan Anh/tuanvietnam
-----------------
(*) - Ông Thomas Vallely cũng là Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV), tổ chức chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng trường ĐH Fulbright Việt Nam. Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho trường ĐH Fulbright. Theo đó, trường ĐH Fulbright sẽ được cấp 15ha đất tại Khu Công nghệ cao TP.HCM để xây trụ sở chính.
|
>> Xem thêm các bài trong mạch Hai mươi năm bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ
Trong phép tu luyện thường hay dùng khái niệm “NGỘ” để chỉ trạng thái bỗng nhiên nhận ra một điều quan trọng nhân gặp một tình huống nào đó mà từ lâu không biết. Nếu nhân sự kiện tan sương đầu ngõ mà ông Trọng ngộ ra được chân lý của thời đại để tự đổi mới như ông Trường Chinh trước đây thì trước hết là hạnh phúc cho ông, sau nữa sẽ mang lại đổi mới cho ĐH XII sắp tới của Đảng, mang lại điều tốt lành cho Đảng, cho dân tộc.
Trả lờiXóaNếu sương đầu ngõ tạm tan mà trong nhà vẫn lục đục, vẫn lộn xộn thì chẳng mấy chốc khói bụi sẽ bao trùm và nhà có nguy cơ sụp đổ. Thế thì tan sương đầu ngõ chỉ có tác dụng tạm thời mà thôi.
Nếu tính từ năm 1945 thì Việt Nam mất đến 70 năm đánh nhau, giết hại nhau hàng triệu người để bây giờ lại phải quay lại từ đầu.
XóaCũng không trách ông HCM được, ông ấy đã cố xin theo Mỹ, làm hòa với Pháp mà không được, lại mắc thế kẹt với Liên xô, bị tụi Tàu nó chơi đểu mà vẫn phải nín nhịn.
Chỉ có trách ông Lê Duẩn, thời cơ đến khi hiệp định Paris được ký kết mà không biết hòa giải dân tộc, rồi năm 1975 quá kiêu ngạo đòi Mỹ bồi thường chiến tranh để cho hôm nay CSVN phải sang vái lạy Mỹ xin giúp vào TPP...
Năm 1965, Thủ tướng Lý Quang Diệu khi sang thăm Sài gòn từng mơ ước một ngày nào đó Singapore sánh ngang được với hòn ngọc Viễn Đông Sài Gòn. Ông ta đã từng nói:
“Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Thế mà VN dưới sự dẩn dắt tài tình của CSVN, đi từ thất bại này đến thất bại khác về kinh tế và chính trị, đến bây giờ gần như chót bảng Asean.
Thế rồi cả lũ CSVN vẫn chưa biết mùi thất bại hoặc biết mà không quan tâm vì quan trọng là chúng còn tồn tại, còn tham nhũng, còn độc tài và bỏ mặc đất nước hoang tàn cho tương lai quyết định...
“Thú vị,” “sâu sắc,” “ngỡ ngàng,” “kỳ diệu,” “hết sức tâm đắc”… đó là những mỹ từ mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã dùng trong phát biểu với Tổng thống Obama và trong bài diễn văn đọc trước bữa tiệc chiêu đãi do Phó Tổng thống Joe Biden chủ trì.
Trả lờiXóaNguyễn Phú Trọng còn đưa ra một vế của câu đối – ngay cả điều này cũng mang phong cách đặc quan thầy TQ – để tán dương quan hệ VN và Mỹ: “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Ngay nội dung của „16 chữ bạc“ này cũng thể hiện một ý nghĩa hợp tác hời hợt, chỉ là gác lại quá khứ, khác biệt, phát huy những điểm giống nhau mà thôi. Điều đó khác hẳn với nội dung hợp tác với TQ – nước đã xâm lược VN và nhiều năm nay đã bằng mọi cách, như con trăn nuốt dần VN.
Chính xác! Đối với ông Trọng, Trung + mới là 16 chữ vàng
XóaMặc dù Mỹ đã tạm thời bỏ qua tất cả những khác biệt về thể chế, những vi phạm nhân quyền …để chìa cánh tay cho VN, nhưng một ông Trọng giáo điều vẫn lặp lại những bài nói đã cũ mèm, nghe thì đầy những hình dung từ kêu như chuông nhưng cuối cùng vẫn chỉ bộc lộ bản chất bên trong: hăng hái gia nhập TPP, mong ông Mỹ thể tất cho để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Tiền đầu tư thì nhận nhưng điều cốt tử của nhà cầm quyền là giữ thể chế cộng sản độc tài, hợp tác chỉ ở mức hời hợt…
Trả lờiXóaNhững lời hoa mỹ về hứa hẹn hợp tác tăng cường nhân quyền được nhắc đến nhiều lần. Nhưng cơ sở để tin là VN sẽ thực hiện thì gần như bằng không, vì từ năm 2013, sau khi ông Sang ký với Mỹ một văn bản hợp tác toàn diện, nhà nước CSVN đã tăng mức độ đàn áp người bất đồng chính kiến, dân oan, bạo lực xã hội và tham nhũng cũng tăng vọt. 2015 là năm của những vụ tàn sát cả gia đình vô cùng tàn bạo. Số lượng công an, an ninh xã thôn xóm…là khổng lồ, tiêu phí rất nhiều tiền thuế của dân nhưng chủ yếu để đàn áp những tiếng nói bất đồng hoặc để phục vụ cho việc bảo kê lợi ích của quan chức chính quyền…
Với 16 chữ tặng cho Mỹ na ná như 16 chữ vàng của TQ, qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, có thể thấy rằng một khi còn thể chế chính trị cộng sản độc tài, sự lệ thuộc của họ vào TQ gần như tuyệt đối.
Trả lờiXóaDù nhà cầm quyền cộng sản VN đi đâu, làm gì, dù họ có đặt chân tới vương quốc tự do nào, thì „con rắn Trung hoa“ trong tay áo họ vẫn nhả nọc độc ngấm vào tim họ, sai khiến họ theo những tiêu chí quyền lợi của TQ. Rất tiếc là quyền lợi này luôn đi ngược quyền lợi của đất nước VN.
Cũng có thể thấy sự đắc ý của TQ qua Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc ngày 8/7 trong bài xã luận về chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng.
Trả lờiXóa“…Một số nhà quan sát và trí thức Mỹ có thể muốn đưa Việt Nam vào trại của Mỹ để chống Trung Quốc. Mục tiêu này dường như luôn hiển hiện, nhưng mãi mãi không làm được.
…Trung Quốc không cần làm ầm lên trong khi Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ bình thường…
Cho đến nay, không nước nào có lợi khi mời Mỹ vào can thiệp tranh chấp với Trung Quốc. Thực tế, chuyện này sẽ chỉ thất bại.”
Dù có những tín hiệu tốt hơn về bang giao Việt – Mỹ, nhưng nước Mỹ và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cùng cải cách thể chế ở VN sẽ hoàn toàn bị ngăn trở nếu chưa xóa bỏ được thể chế cộng sản độc tài.
Trả lờiXóaBởi chế độ này chung một „dây rốn“ ăn vào „tử cung“ của nhà độc tài TQ.
Trong sự kiềm tỏa của „dây rốn“ đó, dẫu ông Nguyễn Phú Trọng hay ai đó bỗng bất chợt ăn năn thì cũng đã bị trói tay.
Ông Trọng làm vế đối „đạo văn“ 16 chữ vàng của TQ, mang phong cách đặc quan thầy TQ – để tán dương quan hệ VN và Mỹ: “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Trả lờiXóaNgười ta không thể không nhớ lại, năm 1999, trong tuyên bố chung cấp cao, Trung Quốc đã khái quát phương châm “16 chữ vàng” với Việt Nam, cụ thể như sau: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
Vậy thì người Mỹ khó có thể tin tưởng ở ông Trọng nói riêng và CSVN nói chung, vẫn là một rọ CS với TQ.
Có thể tin chuyến thăm đầu tiên của một TBT ĐCSVN tới Hoa Kỳ đang và sẽ để lại nhiều thay đổi trong tư duy và nhận thức không chỉ của riêng ông Trọng mà còn của cả các đồng chí gần gũi của ông về triết lý bạn thù trong quan hệ quốc tế ngày nay, đó là không có đồng chí (bạn bè) vĩnh cửu, không có kẻ thù vĩnh viễn; cái vĩnh cửu, vĩnh viễn đó chính là lợi ích dân tộc, là quyền lợi quốc gia! Có thể hy vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ để lại một dấu ấn đặc biệt, bằng cách dũng cảm tiến hànhmột thay đổi mạnh mẽ có tính bước ngoặt trước khi ông rời chức vụ cao nhất là TBT của ĐCSVN sau Đại hội Đảng lần thứ XII tới vào đầu năm 2016 này.
Trả lờiXóaVí dụ tuyên bố giải tán đảng CS, đổi tên nước là Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, sửa đổi lại hiến pháp theo tinh thần tuyên ngôn nhân quyền của tổng thống Thomas Jefferson, cho phép đa đảng, từ bỏ hợp tác với TQ và quay sang hợp tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nhật, EU... Được như vậy thì đất nước và nhân dân Việt Nam sẽ có HỒNG PHÚC.
Và đây có lẽ là thời cơ ngàn năm có một, ông Trọng và CSVN mà bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc, với đất nước!!!
Không dễ cho VN đâu, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam sau chuyến đi của ông Trọng đã nói “Nếu Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và hưởng lợi từ hiệp định này, thì Việt Nam cần phải thoả mãn các tiêu chuẩn cao về tự do, dân chủ và nhân quyền”. Mà mấy món này thì CSVN xem là kẻ thù số 1 của nền độc tài chuyên chính giữ đảng!!!
Trả lờiXóaĐúng vậy.
XóaÔng Đại sứ rất thiện chí. Ông vừa gặp bà con người Mỹ gốc Việt tại quận Cam' TPP chưa được ký, đù Obama nhân nhượng, dù đại sứ Mỹ tại VN thiện chí, thì VN vẫn phải có một bước cải thiện nhân quyền.
Tôi đề nghị thả tù nhân chống TQ xâm lược, đề nghị loại bỏ điều 258 bộ luật hình sự
“Hướng về tương lai”? Hẳn rồi, nhưng “tương lai” nào?
Trả lờiXóaKhông phải ông Tổng đã gây được ấn tượng, mà là những người rất thông minh và đầy thện chí của Việt Nam và Mỹ đã chuẩn bị hoàn hảo một màn trình diễn rất ngoạn mục, khiến cho ông Tổng bước vào tưởng mình là người đã tạo nên ấn tượng sâu sắc như thế.
Trả lờiXóaCác học bổng Fulright đã đến VN từ 3 chục năm nay, vào những ngày ông không ngừng chửi bới nó....nhưng hôm nay, ông chỉ cần có mặt để chứng kiến việc cấp giấy phép xây dựng FUV thì tất cả công lao rơi vào tay ông rồi.
Có thể nói đây là một thắng lợi của Mỹ, của VN và tất nhiên của ông Tổng.
Thế mới biết, thế nào là ý nghĩa của Win Win.....
KHÔNG (!). Qua chuyến đi thăm Mỹ nói chung và đặc biệt qua những lời phát biểu của NPT tại buổi gặp TBT ĐCS Mỹ và việc ông Trọng đã „đạo văn“ mang phong cách đặc quan thầy TQ – “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Nó làm cho ta hụt hẫng, thiếu hẳn đi cái tầm của một chính khách chuyên nghiệp. Qua đó ta lại thấy NPT chỉ là một con người máy móc, lập dị, không có đổi mới, không có sáng tạo.
Trả lờiXóaẤn tượng quá đi chứ! Hình như cứ qua bển (châu Mỹ) là bác nhà mình gây ấn tượng. Lần đi Cuba chả thế à! Chém gió nghe cứ vun vút, vun vút.
Trả lờiXóaDiễn viên NPT thủ vai đạt yêu cầu. Đạo diễn là ai?
Trả lờiXóaNhận thức của con người được được chia làm 4 đẳng cấp : Hiểu-Biết-Ngộ-Liễu. Dưới Hiểu là u mê lú lẫn. Trên Ngộ là Liễu. Liễu là đẳng cấp cao nhất của nhận thức. Liễu là đẳng cấp nhận thức của Phật Tổ, Thánh nhân.
Trả lờiXóaTừ u mê, lú lẫn với những lý thuyết giáo điều . bảo thủ vượt qua Hiểu và Biết để vươn tới Ngộ là một bước tiến thần kỳ của nhận thức. Hy vọng TBT NPT đạt được cảnh giới này trong chuyến đi thăm Mỹ vừa qua. Đó là hồng phúc cho nước Việt !. Mong là vậy !
Đã có thay đổi rồi
Trả lờiXóaChả là dân Hà Nội có thói quen: thấy mặt là tắt ti vi. Chuyến đi thăm Hoa Kỳ của bác Cả đã làm thay đổi thói quen ấy.
Thấy bác Trọng trên TV có lẽ nay khỏi "bấm chuyển kênh" để cố gắng theo dõi xem bác nói gì, 'tiến bộ' được bao nhiêu! (tò mò).
XóaKhi mê Người chỉ là Người
Trả lờiXóaNgộ rồi mới biết trong Người có Con
Khi mê Con chỉ là Con
Ngộ rồi mới biết trong Con có Người.
Liệu NPT có Ngộ được điều gì sau chuyến thăm Mỹ lịch sử này không hay vẫn cứ u mê lú lẫn giáo điều và bảo thủ !
Tôi không quan tâm nhiều đến "Ấn tượng vay mượn" đã tạo nên sau chuyến thăm Mỹ của ông Tổng Trọng. Một thủ lĩnh cộng sản như ông Tổng không thể có thay đổi sâu sắc trong lý trí và hành động. Tôi mừng vì ông ấy vẫn còn và không tạo nên sự hoảng loạn trong giới lãnh đạo chính quyền các cấp.
Trả lờiXóaĐiều mà tôi thấy yên lòng là việc kết thúc vai trò chính trị của Phùng Quang Thanh và tay chân của hắn ta trong quân đội ( cả trong dân sự nữa ) Những người làm được những việc vừa qua thì đủ khôn ngoan và sức mạnh để đánh rắn là phải dập đầu.
Mong mỏi của tôi lúc này là những người tù lương tâm ( hơn 100 người ) đã chịu nhiều khốn khổ chỉ vì chống TQ xâm lược, phải được trở về với cộng đồng.
Đất nước chắc chắn sẽ có đổi thay. Đó là quy luật.
Dân ta khổ quá nhiều rồi nên sự chuyển giao trong hòa bình dù sao vẫn được hoan nghênh hơn.
Còn tất nhiên xã hội vẫn tiến lên, cái gì cần bị loại thì sớm muộn sẽ bị loại
"Ngôn ngữ ngoại giao" để chỉ về những phát biểu sáo rỗng, qua loa, đại khái.
Trả lờiXóaTôi có xem một bộ phim mà bố vợ phát biểu ca ngợi con rể trong đám cưới. Một người nói với ông ta sau đó:
- Ông nói hay quá! Hẳn ông thương con rể lắm?
- Tôi ư? Thật khốn nạn cho con gái tôi khi lấy nhầm thằng chó chết đó!
Đúng vậy ! Thậm chí còn hơn thế nữa là
Xóangôn ngữ của trường phái thực dụng Mỹ
do đó,vấn đề quan trọng nhất cho VN.là
phải biết tận dụng cơ hội làm nước mạnh
dân giàu,chứ không phải làm đảng mạnh
dân khổ !