Chuyên gia Nga dự đoán kinh tế Trung Quốc nhất định sẽ
suy thoái và người Nga không nên trông đợi vào chỗ dựa như vậy.
Báo chí Nga những ngày qua rất quan tâm tới biến động
trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Một trong những bài báo đáng chú ý có
tiêu đề “Sự sụp đổ của Trung Quốc. Kết thúc của một kỳ tích” được đăng trên
trang mạng Svpressa.ru ngày 6/7 vừa qua.
Bài báo được nhiều trang mạng lớn của Nga đăng lại.
Nhưng điều đáng chú ý hơn là không hiểu vì lý do gì mà sau đó bài báo này lại
bị gỡ khỏi trang chủ Svpressa.ru. Xin lược dịch nội dung để quý bạn đọc tham
khảo quan điểm của một chuyên gia Nga về những biến động của thị trường chứng
khoán Trung Quốc, xa hơn là nền kinh tế Trung Quốc và tác động tới nước Nga:
Trong những tuần qua, thị trường chứng khoán Trung
Quốc đã bị rúng động. Cần phải thẳng thắn rằng sự giảm điểm của chỉ số Shanghai composite bắt
đầu từ giữa tháng 6/2015 không phải là sự điều chỉnh mà là sụp đổ toàn diện. Từ
mốc hơn 5.100 điểm, chỉ số này lao dốc xuống chỉ còn trên 3.600 điểm, giảm
khoảng 30%.
Đã có nhiều cuộc tranh luận về nguyên nhân và hậu quả
của sự sụp đổ này. Những nguyên nhân quen thuộc được nêu lên như sự mất cân đối
về cơ cấu, sự phát triển quá nóng của thị trường hay hiện tượng bong bóng trên
thị trường bất động sản. Cũng có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do chiêu trò
của giới đầu cơ hoặc việc rút vốn ồ ạt liên quan tới các vấn đề ở châu Âu với
một từ “kinh hoàng” là Hy Lạp.
Sự hoảng loạn ngày càng gia tăng và việc phân tích sự
hoảng loạn đó trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là điều cần
thiết.
Kết luận đầu tiên có thể rút ra là nếu không có các
vấn đề trong thực tại nền kinh tế Trung Quốc thì trên thị trường chứng khoán sẽ
không xảy ra “cơn bão” mạnh như vậy. Vậy thì nguồn gốc của cuộc khủng hoảng thị
trường ở Trung Quốc là như thế nào?
Ngày từ năm 2012, một báo cáo phân tích đã được viện
chúng tôi (tác giả) công bố ở Nga mang tên “Những mâu thuẫn của kinh tế Trung
Quốc: sự xuống dốc và kết thúc của một kỳ tích”. (Tác giả giải thích thêm rằng
báo cáo do chính tác giả chủ biên).
Báo cáo này nêu rõ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc
không phải là giai đoạn chuyển đổi sang tốc độ tăng trưởng tự nhiên. Trung Quốc
đang đón chờ sự suy giảm sản xuất và chấn động chính trị.
Báo cáo kết luận rằng Trung Quốc cần thay đổi mô hình
kinh tế và nếu không làm vậy sẽ không thể tiếp tục phát triển, đồng thời nhấn
mạnh Trung Quốc không thể trở thành đầu tàu mới của nền kinh tế thế giới mà
ngược lại đang kéo chìm bị kéo chìm xuống.
Vì cố gắng duy trì tăng trưởng, chính quyền Trung Quốc
đã tạo ra những bong bóng tín dụng và cả bong bóng công nghiệp trong nền kinh
tế. Sự tăng trưởng theo chiều rộng của Trung Quốc đã hỗ trợ cho nền sản xuất
nguyên liệu và máy móc trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó lại không thể tạo ra ở
Trung Quốc những động lực kinh tế mới đối với thế giới mà chỉ làm kiệt quệ tài
nguyên của nước này.
Trong giai đoạn 2010-2012, Trung Quốc không hề tạo ra
bất kỳ lĩnh vực mang tính cách mạng nào, không sản xuất ra loại hàng hóa nào
mới về mặt nguyên tắc. Trên tất cả, Trung Quốc hiện phụ thuộc vào người tiêu
dùng châu Âu và Bắc Mỹ.
Sự suy giảm thu nhập thực tế của người lao động ở các
quốc gia nằm ở trung tâm chủ nghĩa tư bản thế giới đã gây khó khăn cho nền kinh
tế Trung Quốc từ năm này qua năm khác và ngày càng tiêu cực hơn. Trong bối cảnh
đó, không nên mù quáng mà tìn vào những con số thống kê của Trung Quốc bởi nước
này luôn tô điểm cho những kết quả kinh tế.
Cơ sở của “kỳ tích” kinh tế Trung Quốc là sự thống
nhất của một hệ thống “trấn áp” cứng rắn cùng với nguồn lực lao động giá rẻ
khổng lồ. “Năng lượng cơ bắp” là nguồn lực chủ yếu của Trung Quốc hiện đã không
thể đảm bảo giảm giá thành sản phẩm.
Sự suy yếu của đồng euro, đồng rúp, đồng Bảng Anh
trong năm 2014 là những tin tức “không mấy dễ chịu” đối với nền sản xuất Trung
Quốc.
Tác giả bài báo một lần nữa nhắc tới bản báo cáo được
công bố năm 2012 đã nhấn mạnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa kết
thúc. Làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng này trong năm 2014 đã tác động tới
hàng loạt quốc gia, trong đó có Brazil, Nga và Nam Phi.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng và
tăng trưởng! Và dường như không chú ý tới thực tế này. Điều đó tạo ra nguy cơ
biến Trung Quốc trở thành chiếc “máy khuếch đại” cuộc khủng hoảng trên toàn cầu
và nguy cơ đó nay đang dần trở thành hiện thực.
Sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc
chính là dấu hiệu đầu tiên.
Hậu quả nghiêm trọng nhất chính là sự sụt giảm giá
nguyên liệu toàn cầu, trong đó có mặt hàng quan trọng như dầu thô, hiện đang
dao động ở mức 55-65 USD/thùng. Điều đó đã được dự đoán trước khi người Nga
tuyên bố nền kinh tế Trung Quốc nhất định sẽ cứu được nước Nga.
Chính vì vậy, Nga phải tự giải quyết cuộc khủng hoảng
của chính mình. Trung Quốc có thể sẽ không còn là một chỗ dựa nữa bởi nền kinh
tế của nước này chắc chắn sẽ chuyển từ giảm tốc sang giai đoạn suy thoái. Sự
mất cân đối ở Trung Quốc đã tồn tại từ lâu.
Trung Quốc không có đủ nguồn nguyên liệu trong nước
trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2010-2011, chính quyền Trung
Quốc vẫn cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng không chịu thay đổi mô
hình. Kết quả là sự dư thừa nhà ở, trong khi việc xây dựng đường xá và bán xe ô
tô cũng chỉ dựa trên các khoản vay chứ không phải dựa vào thu nhập của người
dân.
Sự tăng trưởng hình thức này đã che giấu lạm phát thực
sự. Trong giai đoạn 2012-2014, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm
lại và hiện đang “bốc mùi” không hề dễ chịu chút nào.
Bên cạnh đó, làn sóng rút vốn khỏi Trung Quốc trong 4
năm qua đang thu hẹp khả năng của thị trường nước này. Sau đợt suy giảm
2008-2009, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không thể phục hồi. Từ năm
2011, tiếp tục diễn ra sự sụt giảm song tới đầu năm 2014 vẫn không thể tăng
mạnh trở lại. Giờ đây, khi thị trường đang trên đà sụp đổ thì rõ ràng càng có
nhiều công ty nước ngoài muốn rời bỏ Trung Quốc hoặc thu hẹp sự hiện diện của
họ trong nền kinh tế này.
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Trung Quốc là không
thể tránh khỏi và nó sẽ trở thành yếu tố đưa nền kinh tế toàn cầu sang giai
đoạn thứ hai của cuộc khủng hoảng. Vấn đề chỉ là nó sẽ diễn ra ngay sau khi thị
trường chứng khoán Thượng Hải sụp đổ, hay là chúng ta sẽ được chứng kiến sự ổn
định của nó khi chính quyền Trung Quốc kiểm soát tình hình thêm một thời gian.
Và suy nghĩ rằng “kỳ tích Trung Quốc” là dỗ dựa cho
nước Nga cần phải chấm dứt!
Tác giả bài báo kết luận rằng nửa cuối mùa Hè này sẽ
trôi qua với sự “nổi bật” của Trung Quốc. Những sự kiện ở đất nước này sẽ ảnh
hưởng tới rất nhiều thứ và không khó để dự đoán.
Việc cắt giảm sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc sẽ
đánh mạnh vào giá cả trên thị trường nguyên liệu. Sự suy giảm thương mại cũng
sẽ tác động mạnh tới các đối tác “đại dương” của Trung Quốc như Australia và
New Zealand. Khu vực Trung Á, các thị trường châu Âu, châu Mỹ cũng sẽ chịu
thiệt hại và tất nhiên là cả các nhà xuất khẩu của Nga.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận.
Chúng ta sẽ sớm nghe thấy những lời nói trấn an của các quan chức Trung Quốc và
được chứng kiến sự “bình thường hóa” giao dịch trên thị trường chứng khoán
Trung Quốc. Những hậu quả nghiêm trọng nhất có thể sẽ xảy ra vào mùa Thu này.
“Thiên tử” đã tới hạn và sẽ suy thoái.
Phong Minh (Tổng hợp)/ĐVO
Dù TQ không có những dấu hiệu của sự suy thoái trầm trọng, thì liên minh Nga Trung vẫn là một liên minh lỏng lẻo, vì hai kẻ này sẽ chẳng bao giờ thật lòng với nhau.
Trả lờiXóaBởi vậy ta hãy lo tự biết việc mình, chớ mong chờ gì ở bọn họ.
Nga không ngu khi quan hệ với Trung Quốc. Chỉ cần đóng van dầu khí, thiệt hại của TQ sẽ gấp hàng trăm lần so với chiến tranh. Cáo già Putin trên cơ Tập Cận Bình.
Xóacornering the market - lũng đoạn thị trường; mua vét thị trường.
Trả lờiXóaMua một loại chứng khoán (hay hàng hóa) nhiều đến mức giành được quyền khống chế giá cả trên thị trường. Một thị trường bị mua vét một loại chứng khoán nào đó là một tin xấu cho người bán non, người này tất phải trả một giá cao hơn để bù đắp được số thiếu cho đủ lượng mua của khách hàng.
Đó,thấy chưa quỉ sa tăng Putin và ma cà rồng Tập cận Bình chắc chắn không chơi với nhau được rồi ! chưa gì mà đã giở quẻ !!!
Trả lờiXóaTrung cộng đại loạn,chia 5 sẻ 7 là hồng phúc cho hàng chục dân tộc xung quanh.
Trả lờiXóaĐồng ý với Lệ Thủy 18:29 !
Trả lờiXóa