Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Vẫn "Tăng trưởng" nhờ bán tài nguyên !?

Theo chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng nhờ vào bán tài nguyên và sự phát triển của doanh nghiệp FDI, còn cải cách nền kinh tế thì diễn ra chậm chạp.
Đây là thực tế được TS. Lê Đăng Doanh chỉ ra tại Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế quý 2/2015 do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) tổ chức.

Năng suất lao động kém, sử dụng nguồn vốn không hiệu quả!
Theo ông Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của CIEM, trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét, được thể hiện ở cả đầu tư và chi tiêu dùng. Trong đó, công nghiệp – xây dựng là điểm sáng chính với tốc độ tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ 2014, sản xuất và đơn hàng vững chắc. 
Bên cạnh đó, lạm phát cũng ổn định ở mức thấp dưới, trong quý 2 CPI chỉ tăng 0,65%; nguồn tín dụng tăng mạnh. Vốn đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được 8,8 tỷ USD vốn cấp mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp FDI vẫn đang làm chủ cuộc chơi ở Việt Nam khi xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2013-2015.
Ngoài những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế được ông Nguyễn Tú Anh chỉ ra, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM cho rằng, bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn bề ngoài có thể tốt, nhưng nhìn sâu hơn, dài hơn thì có quá nhiều vấn đề nội tại mà chưa giải quyết được.
Cụ thể, ông Cung cho biết, dù có phục hồi nhưng xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng rất chậm trong 6 tháng đầu năm. Thâm hụt thương mại cũng đạt con số lớn, lên đến 2,4 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm và 3,07 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm.
"Cùng với đó là năng suất lao động có xu hướng đi xuống và những nghịch lý trong việc sử dụng vốn tại Việt Nam đang đặt ra rất nhiều vấn đề", ông Cung nói.
Viện trưởng CIEM lấy ví dụ như năng suất lao động của Việt Nam trong thập kỷ 1990 - 2000 chủ yếu là tăng năng suất lao động nội ngành. Còn từ năm 2000 trở lại đây, năng suất nội ngành giảm, năng suất tăng chủ yếu do phân bố lại, cơ cấu lại nguồn lực. Đối với người lao động cũng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp nên năng suất tăng lên, chứ không phải năng suất tăng do kỹ năng tăng lên hay nhờ áp dụng khoa học công nghệ. 
Riêng về sử dụng nguồn vốn, ông Cung cho rằng, nguồn vốn hiện nay đang được đổ vào những ngành kém hiệu quả, sử dụng vốn hiệu quả thấp, trong đó chủ yếu là những ngành có năng suất lao động thấp như ngân hàng, tài chính, bất động sản... "Đây chính là nghịch lý đang tồn tại ở Việt Nam", ông Cung nhận định.
Tăng trưởng nhờ vào khai thác tài nguyên!
Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng chỉ ra một thực tế rằng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng nhờ vào bán tài nguyên và sự phát triển của doanh nghiệp FDI, còn cải cách nền kinh tế thì diễn ra chậm chạp.
"Nhìn đi nhìn lại tôi vẫn thấy nền kinh tế của chúng ta vẫn cứ tăng trưởng bằng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển của khu vực FDI. Trong khi đó cải cách thì diễn ra rất chậm chạp, cổ phần hóa không được bao nhiêu", TS. Lê Đăng Doanh nói.
Theo ông Doanh, Việt Nam cần phải thực hiện triệt để hơn nữa Nghị quyết 19, đẩy mạnh cổ phần hóa và đánh giá kỹ những tác động mà các Hiệp định thương mại sẽ đem lại cho Việt Nam trong thời gian tới. Chẳng hạn như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ là rất tích cực, hai nền kinh tế sẽ bổ sung cho nhau và thúc đẩy cải cách tại Việt Nam diễn ra mạnh. 
"Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận lại là từ nay đến cuối năm đồng đô la sẽ mạnh lên, giá các loại tiền tệ khác giảm đi và xu thế hội nhập sẽ khiến các loại hàng hóa tràn vào Việt Nam với giá rẻ. Thịt gà của Mỹ là một ví dụ. Khi đó, nhập siêu sẽ thế nào? Tỷ giá liệu có tăng lên?", ông Doanh nói.
TS. Lưu Bích Hồ, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách cũng nhất trí với quan điểm của TS. Lê Đăng Doanh và cho rằng, cần phải lưu ý thêm việc thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng có khoảng cách lớn. Đặc biệt là việc thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng có ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
"Việt Nam lên lấy nợ công của Hy Lạp làm tấm gương và lấy thị trường chứng khoán của Trung Quốc làm bài học trong việc sử dụng nguồn vốn", TS. Lưu Bích Hồ nhận định.
Duyên Duyên/Motthegioi
------------

13 nhận xét:

  1. Thì anh nhớn nào đã từng nói "VN rừng vàng biển bạc" mà. Cứ đem vàng bạc ra bán sạch! Rồi đến đất đai nhà cửa trâu bò lợn gà! Cả DLV cũng chung số phận - bán vợ đợ con!
    Xong phim "Đời cô Lựu đạn"!

    Trả lờiXóa
  2. Năng suất lao động đã cực thấp! Robot sản xuất cũng coi như không có!
    Chỉ có đầy robot nói phét và tham nhũng thôi!
    Chỉ có từ chết đến chết!

    Trả lờiXóa
  3. Trương Minh Tịnhlúc 09:10 30 tháng 7, 2015

    Biển,đảo,biên giới,thác,ghềnh,nước non....còn bán thì nhằm nhò gì tài nguyên.

    Trả lờiXóa
  4. VN đã và đang được thế giới công nhận là một con rồng đang nổi. Các nước vẫn đang nô nức đầu tư, làm ăn tại VN. Sao lại có những kẻ vừa mù vừa điếc như thế hả trời (Ở đây có ý nói bọn phản động, chứ không giám xúc phạm gì đến TS Lê Đăng Doanh nha)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rồng bay chứ rồng nằm nổi trên mặt nước thì chết mẹ nó rồi DLV thối tai ơi!

      Xóa
    2. đúng là VN đã là 1 con rồng châu á ..trước 1975

      sau 75, nhờ ơn Đảng và nhà nước, VN đã chuyển mình thành còn rận cúa châu á ...và bây giờ do 16 cục đất sét lãnh đạo tài tình hơn nữa đang thành con rệp của châu á đấy ...

      Xóa
    3. Đi chữa bệnh tâm thần đi Nặc danh09:43 Ngày 30 tháng 07 năm 2015 ơi!
      VN giờ luôn bị xếp chót mọi mặt!

      Xóa
    4. "hả trời, hả trời" cái gì? Con rồng đâu ra? Con giun thì có!

      Xóa
  5. Lot vao bay 'thu nhap trung binh' roi, ong 09:43 a
    Toi xin nhac lai la VN van thay doi vi bi cuon di do su phat trien nhu vu bao tu ben ngoai
    Vi vay cu lach bach le let mai thoi. Trong mien nam co danh tu "con vit det " rat dung voi ta
    Tat nhien nhung trieu dai du thoi nat den dau, truoc va sau khi sup do van co nhieu ke ung ho no
    Vi vay rat thong cam voi ong

    Trả lờiXóa
  6. Bán tài nguyên quốc gia lấy tiền,rồi tính vào lợi tức hàng năn thì gọi là "LÙI TRƯỞNG,CHẾT TRƯỞNG" chứ tăng trưởng gì !

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh 09:43 là dư luận viên hả ? ăn nói ngu ngốc quá,bạn hãy để yên cho giới trí yêu nước làm việc để canh tân đất nước // còn bạn,hãy kiếm nghề lương thiện mà sống đi,đừng làm nghề dư luận viên nữa,nghề này đang bị xã hội tiến bộ nguyền rũa hết mức đấy ! trong bài com của bạn có từ "phản động", ai là người phản động đây ? bạn biết soi gương không ? nếu biêt,xin mời bạn hãy soi gương đi - để bạn tự xem bạn giống ai !

    Trả lờiXóa
  8. Tăng trưởng... nợ!

    Trả lờiXóa
  9. Xét đến cùng thì kinh tế Việt Nam TĂNG TRƯỞNG ÂM TRONG 30 NĂM QUA
    Lãnh đạo ĐCS VN trước đây làm tay sai cho Liên xô TQ
    Lãnh đạo ĐCS VN bây giờ vẫn làm tay sai cho TQ và đang có ý chuyển sang làm tay sai cho Mỹ
    Xã tôi thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa nếu không bán đất thì chẳng làm được gì cả
    Đả đảo bọn độc tài, hèn với giặc - ác với dân

    Trả lờiXóa