Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn?

 
“Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận.

Ông Trương Cao Lệ, ảnh: CNN.
Ông Tập Cận Bình và Obama có thể cùng thăm Việt Nam năm nay
Liêu Vọng, một tạp chí của Tân Hoa Xã dẫn nguồn tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 16/7 cho hay, chuyến thăm Việt Nam 3 ngày bắt đầu từ Thứ Năm 16/7 của ông Trương Cao Lệ, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc có thể là hoạt động dọn đường cho ông Tập Cận Bình công du Việt Nam trong năm nay.
Nguồn tin từ giới ngoại giao Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng, ông Trương Cao Lệ đi Việt Nam là để nhằm “dọn đường cho chuyến thăm cấp cao”, củng cố quan hệ truyền thống hữu nghị, tăng cường trao đổi liên lạc giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác giao lưu thiết thực. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Tư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam và ông Bình đã nhận lời.
Có nguồn tin nói rằng chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị Tổng bí thư – Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Thông thường người đi tiền trạm cho ông Bình mỗi lần xuất ngoại sẽ là Ngoại trưởng Vương Nghị hoặc Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì.
Cả hai ông Vương Nghị và Dương Khiết Trì đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Việc một trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc được cử đi tiền trạm cho thấy Bắc Kinh coi trọng chuyến đi này, Liêu Vọng lưu ý.
Nguồn tin nói rằng lựa chọn ông Trương Cao Lệ đi tiền trạm là do “đặc thù của quan hệ Việt – Trung”, hai nước không chỉ là láng giềng mà còn là “anh em đồng chí chung lý tưởng, chế độ”, mặc dù lịch sử cũng có những giai đoạn xung đột kịch liệt. Vài năm trở lại đây vì vấn đề Biển Đông, hai bên đã có “một số khác biệt”.
Hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khiến tâm lý phản đối Trung Quốc (bành trướng) gia tăng trong người dân Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại vừa thực hiện chuyến thăm lịch sử sang Hoa Kỳ, Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề chính của hợp tác Việt – Mỹ, Liêu Vọng nói.
Về quan hệ Mỹ - Việt và khả năng ông Obama thăm Việt Nam, học giả Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Chính sách Ngoại giao – quốc phòng Nga ngày 16/7 bình luận trên tờ Ria Novosti, Tổng thống Mỹ Barack Obama rất cần một “chiến thắng đối ngoại trước khi đi vào lịch sử”, khép lại 2 nhiệm kỳ đứng đầu Nhà Trắng.
Trong khi các vấn đề quốc tế hiện nay như Syria, Trung Đông, khủng hoảng Ukraine không thể giải quyết được trong ngắn hạn, những thành tựu đối ngoại đạt được trong quan hệ với Cuba, Việt Nam và giải quyết vấn đề hạt nhân Iran đã trở thành “tư lương” cho ông Obama rời Nhà Trắng, tạo tiền đề cho đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tới. Trước đó đã có những nguồn tin, bình luận cho biết, ông Obama có thể thăm Việt Nam cuối năm nay.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc tháng Tư vừa qua, ảnh: Tân Hoa Xã.
Ông Trương Cao Lệ sẽ trình bày lập trường về trục Mỹ - Việt – Trung khi thăm Việt Nam?
Liêu Vọng cho hay, Khang Lâm, một thành viên Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) do Trung Quốc thành lập cho rằng, việc Trung Quốc phái ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam thời điểm này cho thấy Bắc Kinh “coi trọng” quan hệ với Việt Nam và muốn “củng cố hữu nghị”. Chuyến đi này, hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề Biển Đông.
Cuối năm nay ông Tập Cận Bình cũng lần đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ, Khang Lâm cho rằng ông Lệ sẽ trình bày với phía Việt Nam về lập trường của Bắc Kinh trong trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung cũng như những phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ gần đây. “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận.
Tờ Channel News Asia của Singapore ngày 16/7 cũng lưu ý rằng, việc ông Trương Cao Lệ đi thăm Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ là “có hàm ý”.
Quan hệ Việt – Mỹ phát triển hoàn toàn phù hợp với lợi ích của hai nước
Bình luận về tam giác Mỹ - Việt – Trung, ngày 10/7 học giả Alexei Maslov từ khoa Nghiên cứu Phương Đông đại học Kinh tế nói với Ria Novosti, việc tái lập quan hệ với Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chính sách mới của Hoa Kỳ. Đặc biệt hai nước đã nhất trí tăng cường số lượng các chuyến thăm viếng cấp cao lẫn nhau, mở rộng tham vấn song phương, thúc đẩy hợp tác trong đàm phán ký kết TPP.
“Điều này cũng có lợi đối với Việt Nam hiện nay bởi sức ép quá mạnh từ Trung Quốc cả về tài chính lẫn quân sự, cũng như vấn đề Biển Đông. Việt Nam đang tìm kiếm các đối tác mới. Một sự xích lại gần với Hoa Kỳ lúc này gần như không có rủi ro. Khối lượng thương mại Mỹ - Việt đã đạt gần 38 tỉ USD (năm 2014), lớn hơn rất nhiều lần kim ngạch thương mại Nga – Việt”, ông Alexei Maslov bình luận.
Ông cũng nhận định rằng, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang quan tâm tìm cách cân bằng quan hệ với Việt Nam. Việt Nam cũng rất quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư, công nghệ mới và xử lý khá tốt những mâu thuẫn trong quan hệ với 2 cường quốc Đông – Tây này để ổn định tình hình.
Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Ảnh: Zimbio.
Trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ sẽ tham gia vào hoạt động hỗ trợ đào tạo cho các chuyên gia lĩnh vực công nghệ mới đang phát triển ở Việt Nam. Hoạt động kinh doanh sản xuất ở Việt Nam sẽ rẻ hơn ở Trung Quốc, Washington sẽ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc.
Về mặt quốc phòng, hai bên đã ký kết một số văn bản bao gồm tầm nhìn hợp tác quân sự song phương có thể bao gồm việc Việt Nam mua các thiết bị, công nghệ quân sự Mỹ cho quân đội. Đó là nội dung rất đáng chú ý ngoài hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama, ông Alexei Maslov bình luận.
Trục Mỹ-Việt-Trung bước vào giai đoạn 3 của một chu kỳ
Đó là bình luận của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore trên trang Diễn đàn Đông Á ngày 8/7 vừa qua xoay quanh trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung với chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo Tiến sĩ Hiệp, các động lực bên trong tam giác chiến lược Mỹ - Việt – Trung đang bước vào giai đoạn thứ 3 của một chu kỳ. Những năm 1950 – 1960 Việt Nam và Trung Quốc bắt tay chống Mỹ. Trong những năm 1970  - 1980 Trung Quốc đứng về phía Hoa Kỳ chống Việt Nam. Bây giờ “thủy triều thời cuộc” đã đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau khi cả hai cùng đôi mặt với một Trung Quốc (bành trướng) đang lên.
Trung Quốc không nên đổ lỗi cho các nước khác mà họ gọi là “các thế lực thù địch” trong khu vực. Hoạt động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) chính là chất xúc tác cho tất cả những biến đổi chiến lược. Chính Trung Quốc phải là người khắc phục những căng thẳng gia tang do chính họ gây ra.
Trong lúc chờ đợi, sự leo thang hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông  chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ giảm xuống trong tương lai gần, những hoạt động xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, dù Bắc Kinh phật ý.
Hồng Thủy/GDVN/TTHN
------------

9 nhận xét:

  1. Có vẻ như "đứa con hoang đàng" càng này càng...hoang đàng rồi đây.
    Không biết họ Trương kia sẽ "dạy" những gì nhỉ?
    Có lẻ chính sách "xoay trục" của đứa con làm thằng cha ngày càng bối rối,tức tối

    Trả lờiXóa
  2. Ông này qua dàn xếp để các đồng chí chi bộ An Nam cùng hợp tác với nhau tốt , để làm việc cho có hiệu quả ,chắc đồng thời cũng giãng giãi những lợi ích hay , đẹp của giấc mơ Trung Hoa mà con cháu qúi vị có thể hưởng ké chút chút .
    Chắc cũng kèm theo lời giãi thích ý nghĩa của các bản hợp đồng , nhắc lại nguyên nhân thế nào mà VN mới có ngày nay , đồng thời nhẹ nhàng giãi thích nếu đi trật hợp đồng ví như Pháp không giao tàu đổ bộ đóng cho Nga, thì hậu quả sẽ ra sao .
    Đồng chí Cao Lệ này lo lắng kỹ quá , tất cã đều được đào tạo từ 1 lò ở bển ra , lâu nay vẫn đi 1 đường , chưa hề sai lệch .

    Nhớ lại , trong tất cã các TBT , chỉ có duy nhất TBT Lê Duẫn là đi đường khác , dường như kềm chế cấp cao , vì ổng biết ông Thánh là ai , từ đâu đến , rồi lái tàu theo hướng khác .
    Tất cã những gì thời đó từ báo chí , loa phường , giáo dục đảng , đều chống Tàu , Thoát Trung khác hẳn bây giờ .Nhưng đường đi , gãy gánh nữa chừng xuân ...

    VN dường như có hồn thiêng sông núi . Có thể vì vậy mới xui khiến TBT Lê Duẩn ( hay là tự TBT Lê Duẫn tiên tri thời cuộc về sau , muốn hậu thế biết rõ sự thật ) , ông để lại 1 câu bất hủ : “ Ta đánh đây là đánh cho Liên xô , Trung Quốc “ .
    Mới thấy thì giống như 1 điều ngây ngô , tự nhận mình là tay sai ,lại ghi lớn ngay lối vào đền thờ , nhưng câu này ẩn chứa sự sâu sắc khác hẳn .
    Quả đúng tầm vóc của 1 TBT đâu thể nào để lại 1 câu ngờ nghệch đến thế , lại ở 1 vị trí quan trọng .
    Có nghĩa là nhắc nhở khéo cho hậu thế biết chiến tranh Nam Bắc thật sự là theo lệnh Nga , Tàu để bành trướng chủ nghĩa CS . ( chứ không phải là Giãi phóng , Thống Nhất đất nước hay đuổi Mỹ xâm lược gì cã .)

    Mà theo lệnh Tàu thì có ngày VN sẽ quy Tàu . Liệu chừng .! ! !

    ( ông này có tâm cơ nghĩ xa về sau cho tương lai đất nước , nên mới để lại hậu thế 1 câu ẩn ý quá sâu sắc , khéo léo , như bậc thầy chơi chử hạng siêu đẳng .
    Xưa nay những người khác quan điểm thường lấy câu này để chứng minh công cuộc đánh chiếm miền Nam chỉ là tay sai .
    Nhưng có lẽ thâm ý của TBT Lê Duẫn đi rất xa điều trơ trẽn tầm thường ấy , ông chỉ thành thực nhắc khéo cho hậu thế chuyện lệ thuộc Tàu . )

    Trả lờiXóa
  3. THOÁT TRUNG (!).- Rất khó. Nhưng xin thưa: CŨNG DỄ THÔI MÀ.
    Hãy biến đi Trương Cao Lệ.

    Trả lờiXóa
  4. Cút đi thằng chó Trương Cao Lệ,dân VN chúng ông hiểu rõ bản chất cướp bóc và đê tiện của chúng con rồi !

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không quan tâm đến cái ông Trương Cao Lệ này lắm.
    Bởi vì mọi thứ đang diễn ra hôm nay đều đã được nghĩ tới và chuẩn bị từ lâu rồi.
    Chỉ có các đ/c BỐN TỐT & MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG là ngỡ ngàng, lúng túng và hoảng hốt thôi.

    Trung Quốc có truyền thống là thâm hiểm và mưu sâu.
    Nhưng người lãnh đạo TQ có thói xấu thâm căn cố đế là họ tự coi mình là Thiên tử - Thiên Tử tức là con trời.
    Nhưng họ lại thích hành động theo ý họ mà không theo ý Trời.
    Vậy họ sẽ bị "Trời chu Đất diệt"

    Trả lờiXóa
  6. Giết Tàu cộng là nghĩa vụ thiêng liêng của loài người !

    Trả lờiXóa
  7. Con của Đát 23:41 nói chí phải,đòng ý 100% !

    Trả lờiXóa
  8. Thôi VN xong rồi , kế của Tàu quá cao , quá thâm . Đúng là ngày xưa không có internet , ngay cã Ũy viên Trung Ưng Đảng cũng không hay biết kế của Tàu .
    Ông Trương này qua đây cũng chỉ là màn phờ phỉnh dân thôi , chẳng có gì quan trọng , vì Tướng Thanh phát ngôn vô ý tứ làm mất lòng dân nên Tàu cho ổng di dời qua chổ khác hưởng nhàn ( Chắc đang ở bên Tàu )
    Rồi cho ông Trương này qua làm như dàn xếp nội bộ cho êm vì vừa có biến cố : Thân Mỹ ( xạo , họ đạo diễn tất cã ) .
    Tóm lại , chẳng có biến cố hay thay đổi quái gì cã , vẫn tiến hành sáp nhập ̣đúng theo lộ trình .
    Cứu nước đang mong chờ vào dân , mà dân đang bị phỉnh phờ , lơ mơ

    Trả lờiXóa
  9. Khi nhân dân đã chọn , ý dân đã quyết thì chính sách tuyên truyền của Đảng sẽ bị vô hiệu . Mười sáu chữ vàng bốn tốt không thực tế và thất bại trước tinh thần 92% dân VN chuộng Mỹ ( như lời xác minh của Đại sứ Mỹ tại VN mới đây sau chuyến công du của TBT Ng phú Trọng )

    Mỹ đã rời bỏ VN 1973 để chọn một giải pháp khác khi người Mỹ xác nhận nhân dân MN đã mỏi mệt và mong mỏi hoà bình , qua phương cách thăm dò dư luận .

    Bởi thế , đường lối ngoại giao của Mỹ đặt trên tâm lý quần chúng của những xã hội tiếp cận . Nếu hôm nay đa số dân Việt thích Tàu , chắc chắn không có có chuyến công du của ông Trọng .

    Sự thất bại của TQ tại VN đã thấy rõ khi lợi dụng Đảng CSVN để thực hiện mơ ước chiến lược bành trướng một Trung Hoa mới trước một nước Mỹ dân chủ tự do tôn trọng nhân quyền .

    Một dân tộc TQ với những đường lối cố chấp thư cựu do ĐCSTQ lãnh đạo cần phải được đổi mới khi cả thế giới không tin tưởng được , lo phận mình không xong , nội tình không ổn thì dầu cho Tập cận Bình có đến VN cũng chẳng gặt hái được gì .

    Cả thế giới đang cảm thấy nguy hiểm hiểm và dề phòng Nga lẫn cả TQ về cả ba phương diện quân sự , chính trị , kinh tế . Điều này rất quan trọng cho sự chuyển mình của VN và nhân dân Việt đã chọn đúng con đường để tồn tại và tiến lên . Đảng hôm nay phải từng bước theo dân nếu Đảng muốn giữ giá trị lãnh đạo chứ không phải cai trị .

    Trong chính sách chuyển trục về Thái bình Dương , Mỹ vẫn xem trọng TQ như VN , không dặt TQ vào đối kháng quân sự hay chính trị vì nguy hiểm dẫn đến một thế chiến thứ ba . Nhưng Mỹ sẽ bám sát TQ bằng mọi cách và dùng sức mạnh của dân chủ , nhân quyền và sự thật không bưng bít tác động vào dân chúng để TQ cũng giống như VN tự diễn biến và thay đổi cho phù hợp với an ninh phát triền chung của thế giới .

    Tóm lại hôm nay người Việt chúng ta lựa chon không phải là chế độ Tư Bản hay Cộng Sản . Chúng ta lựa chọn một phương thức lãnh đạo phù hợp chung vì an ninh và phát triển cả thế giới , trong đó sự minh bạch và công bằng dưới khía cạnh nhân quyền phải được tôn trọng nhằm bảo vệ sự an toàn cho các đối tác làm ăn trên thương trường thế giới .

    Trương cao Lệ sang VN không công bố mục đích chính là gì ? Chỉ được phát biểu chung chung cho thấy TQ yếu thế vẫn tiếp tục xử dụng hành vi mờ ám . Đúng ra lãnh đạo VN nên công khai tất cả những bàn bạc với TQ , thoả thuận với TQ nhằm củng cố niềm tin quốc nội lẫn thế giới .

    VN cần chứng tỏ tính bình đẳng , độc lập và xác tín trên chính sách ngoại giao thì TQ chẳng làm gì được VN hôm nay .

    Trả lờiXóa