Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Về Dự án Chỉnh trị Sông Hồng

         
              Gần đây rất nhiều bạn đọc muốn được biết ý kiến của các nhà khoa học về Dự án chỉnh trị sông Hồng của họa sĩ Văn Thơ, chúng tôi xin trích một số nhận xét đánh giá dưới đây nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của các bạn.
- Nguyễn Vĩnh Phúc, Nhà Hà Nội học: “Cứ tưởng một họa sĩ dù tài danh như Văn Thơ thì sao mà bàn về một vấn đề trị thủy, tức về các khoa học về cường độ, biên độ lũ, lưu lượng dòng chảy sự sói bồi rồi lòng dẫn, kè cứng, kè mềm… Nhưng sau khi được dự mấy cuộc hội thảo về dự án Văn Thơ do Báo Khoa học và đời sống tổ chức thì tôi bàng hoàng và ngộ ra một điều người xưa đã nói : hữu chí cánh thành. 4 vấn đề cần quan tâm của dự án mà phía Seoul chưa giải quyết được thỏa đáng thì “Dự án Văn Thơ” tỏ ra nghiên cứu kỹ 4 vấn đề trên, tạo ra quỹ đất gấp 4 lần dự án Seoul, dân cư bị di dời chỉ bằng 1/3 Seoul, theo đó di tích được bảo tồn nhiều hơn. Kết luận chỉ xin thưa là năm vừa qua khi trả lời VTC News tôi có nói: Hai vấn đề trị thủy và di dân thì dự án Văn Thơ trội hơn dự án Seoul, bởi một lẽ đơn giản, ông là người Việt Nam, người Hà Nội nên dứt khoát hiểu Việt Nam, hiểu Hà Nội hơn”.
- Vũ Ngọc Hải, Giáo sư tiến sĩ khoa học địa chất, nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạ: “Đề án được tác giả Văn thơ nghiên cứu nghiêm túc đầy tâm huyết với những cơ sở khoa học ban đầu có được là đáng tin cậy… những ý tưởng và nghiên cứu ban đầu của họa sĩ Văn Thơ thể hiện trong đề án là một không gian tương lai thực ở Hà Nội, mà những bức tranh tương tự đã là hiện hữu ở một số thủ đô các nước phát triển như cộng hòa liên bang Nga (Sông Maxcơva) Cộng hòa Pháp (sông Senl)”.
- Phan Đình Đại, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách Bộ Xây dựng nguyên chuyên gia hỗ trợ dự án quy hoạch đoạn sông Hồng qua Hà Nội của Seoul Hàn Quốc: “Tôi thành thật thán phục… ông đã đưa ra phương án tối ưu để chọn được tuyến đê, điều chỉnh an toàn và phù hợp với thủy lực dòng chảy của đoạn sông, ông đã đề xuất được phương án kè cứng bờ đê bằng kết cấu thích hợp, hiện đại cho tất cả các đoạn sông xung yếu của Hà Nội, đảm bảo an toàn lâu bền (nếu không nói là vĩnh cửu).
            “Đề án cũng đưa ra được phương án nạo vét lòng dẫn bồi đắp hai bờ và các đảo để tạo cảnh quan hợp lý và làm đẹp thủ đô.
            “Đề án đã đưa ra phương án cải tạo đê hai bờ sông Hồng, kiên cố hóa mặt đê, tạo kết cấu đê ổn định.
- Đỗ Văn Du, Giảng viên chính trường Cán bộ Khí tượng thủy văn: “Ý tưởng điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng, sông Đuống đoạn chảy qua Hà Nội của họa sĩ Văn Thơ bằng đề án nắn dòng, khai dòng thoát lũ và kè giữ đê bằng phương pháp “kè kiêm đại lộ” thay cho đê cũ là một đề án táo bạo, sáng tạo và có tính khả thi, đảm bảo đê kiên cố, chống được sự va đập cọ sát của dòng nước nhất là về mùa mưa lũ.
            “Tác giả Văn Thơ cũng đưa ra được ý tưởng không đắp lại đê mà là kè kiêm đại lộ để sau khi làm xong thì được một quỹ đất để xây dựng thành phố sông Hồng với những công trình nguy nga kiên cố vững chắc, soi bóng xuống dòng sông, vừa là vách tựa vững chắc cho kè bê tông, vừa xây dựng được những công trình tuyệt mỹ, chúng tôi đánh giá cao tính nổi trội và tính mỹ thuật của đề án này.
            “Tác giả Văn Thơ đã khảo sát, đo đạc khá công phu dọc theo hai bờ sông Hồng sông Đuống đoạn qua Hà Nội và nêu ra chi tiết những đoạn sông cần phải khơi sâu, mở rộng hoặc thu hẹp đê cũ lại để cho dòng chảy được suôn sẻ và đỡ chiếm qua nhiều diện tích, nhất là về mùa mưa lũ đảm bảo dòng chảy thông thoáng, tác giả cũng đề cập đến cả vấn đề nghiên cứu trên thượng nguồn và hạ lưu liên quan đến đoạn sông chảy qua Hà Nội, thể hiện tầm nhìn bao quát của đề án này đó là vấn đề rất quan trọng mà tác giả đã cân nhắc kỹ”.
- Vũ Ngọc Thành, kiến trúc sư  nguyên Giám đốc Công ty CP TV ĐT Xây dựng phát triển công nghiệp: “1. Tính khoa học của dự án: Việc trị thủy đoạn sông này dựa trên nguyên tắc từ tần xuất ngập lụt của đoạn sông Hồng qua Hà Nội hàng trăm năm để làm cơ sở xác định lưu lượng, tiết diện dòng chảy của sông là hợp lý, khi tiết diện dòng chảy được mở rộng sẽ đáp ứng yêu cầu tiêu nước khi nước thượng nguồn tràn về. Mở rộng tiết diện dòng chảy theo chiều ngang lòng sông là yếu tố cơ bản, tránh ngập lụt tránh nạo vét cho đoạn sông này”.
            2. Tính bền vững của Dự án là dùng tường cọc cừ bê tông cốt thép dọc hai bên bờ sông để bảo đảm tính vĩnh cửu của công trình, giải quyết ổn định cho dòng chảy.
            3. Tính hiện thực của dự án : Trên cơ sở xác định được tiết diện dòng chảy. Đê mới được hình thành. Quỹ đất giải phóng được khỏi ngập lụt so với trước khi cải tạo sẽ là tài sản, là nguồn vốn cung cấp cho việc thực hiện dự án”.
- Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đình Quang, Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ khí tượng thủy văn và môi trường.
            Thứ nhất: Cảm tưởng của tôi về dự án của Anh Thơ là nó có cái hồn, có cái tâm linh, có cái tâm tư của người Việt mà các dự án khác không có nhất là dự án của Hàn Quốc. Không phải một người khách quan ở đâu đó nhìn vào nước Việt Nam để đặt ra một dự án mang nhiều về kỹ thuật, nhiều về kinh tế và nhiều cái khác…
            Thứ hai : Nhiều cuộc hội thảo cũng phải đi đến một ý kiến thống nhất là sông Hồng không phải là sông Hàn, về chuyên môn, về thủy lợi, về đời sống của các con sông thì ta thấy không thể có cái hòa hợp, có cái tương thích, sự giống nhau của 2 thế hệ sông này được.
            Thứ ba: Dự án của Anh Thơ nêu ra một cái ý mấu chốt nhất, với mục tiêu chủ đạo nhất là vấn đề chỉnh trị lũ, song người khác thì lại không coi cái chống lũ là hàng đầu mà coi kinh tế, lợi nhuận thế nọ thế kia…
            Thứ tư: Dự án của Anh Thơ tính khả thi nó lớn hơn vì vốn đầu tư ít hơn, vấn đề di dân ít hơn, lợi ích kinh tế, dân sinh, xã hội ưu việt hơn, hợp lòng dân hơn so với các dự án khác ...
/Trích “Báo cáo chuyên đề đánh giá các ý kiến của các nhà khoa học và lãnh đạo các cấp về dự án”/.
Nguyễn Đông Phong (From: Nguyen Ngoc Son <nn_son@yahoo.com>).
 
-------------

5 nhận xét:

  1. Họa sĩ Văn Thơ đúng là một họa sĩ, vẽ đẹp và công phu. Cái mà mọi người tán thưởng và tôn trọng ông chính bởi vì ông thành tâm mong muốn giúp Hà Nội những ý tưởng tốt, không vụ lợi. Mọi người tán thưởng ca ngợi ông cách đây 8 năm, vào lúc dự án có tính chất buôn đất của Hàn quốc đang được Hà Nội nhiệt liệt ủng hồ chính là để bác bỏ cái dự án rất vô khoa học và mng tính lừa đảo của họ mà thôi. Thực chất Dự án cuqr Họa sĩ Văn Thơ vô cùng phi thực tế và không tưởng.

    Trả lờiXóa
  2. 11 tỷ đồng "lót tay" quan chức đường sắt VNcs được giao ở đâu?
    Lần lượt 3 giám đốc của Ban Quản lý các dự án đường sắt Việt Nam đều biết cấp phó Phạm Hải Bằng tiếp nhận, sử dụng các khoản tiền nhận trái phép từ nhà thầu JTC (Nhật Bản) nhưng "không chỉ đạo chấm dứt".
    rong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bị can Phạm Hải Bằng (Phó giám đốc RPMU kiêm chủ nhiệm dự án tuyến số 1) đã nêu khó khăn của RPMU về chi phí triển khai thực hiện dự án và được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ.
    Theo tài liệu điều tra của Nhật Bản, từ tháng 9/2009 đến 2/2014, Bằng đã trực tiếp hoặc chỉ đạo Phạm Quang Duy (Trưởng phòng Dự án 3) và Nguyễn Nam Thái (Phó phòng dự án) 15 lần nhận tiền của JTC, tổng cộng khoảng 70 triệu yên (11 tỷ đồng).
    Cụ thể, người của JTC đã 11 lần trực tiếp đưa gần 60 triệu yên cho ông Bằng tại văn phòng RPMU; một lần đưa 3 triệu yên cho Bằng và Thái cũng tại RPMU và 3 lần đưa tổng số 15 triệu yên cho Thái tại văn phòng RPMU và JTC. Mục đích đưa tiền nhằm được thuận lợi cho quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn.
    Các bị can Thái, Duy, Bằng khai khi tiếp nhận và sử dụng 11 tỷ đồng đã không mở sổ sách theo dõi tại RPMU hay Tổ dự án; cũng không báo cáo ai tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Trong số này, ông Bằng quản lý 4,8 tỷ đồng; Thái quản lý 3,4 tỷ và Duy 2,8 tỷ.
    Thái và Duy khai theo chỉ đạo của Bằng, tiền chủ yếu nhằm "vụ lợi cá nhân". Sau mỗi lần chốt số liệu chi tiêu với bị can Bằng, Thái đều xóa file Excel theo dõi.
    Bằng khai tiền do mình quản lý đã "chi hết vào việc tiếp khách, đối ngoại" song không ghi chép lại nên "không nhớ cụ thể."?
    (VNExpress 27-6-2015)

    Trả lờiXóa
  3. quan tham không ủng hộ dự án của ông thơ

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta trân trọng một sáng tác lãng mạn của họa sĩ. Tuy nhiên, để xây dựng phố ngoài bãi Sông Hồng thì tầng thấp nhất của ngôi nhà phải cao ít nhất bằng mặt đe Sông Hồng hiện hữu, còng đường giao thông thì sao? Tầng thấp nhất của một ngôi nhà phải cao hơn mặt đường. Rõ ràng là dự án này không khả thi. Còn Hà Nội định bắt chước Hàn Quốc thì lại là một sự ngu xuẩn chưa từng có trong quy hoạch và xây dựng đô thị.

    Trả lờiXóa
  5. Hình vẽ thì đẹp.
    Thực tế xương xẩu!

    Trả lờiXóa