Trong vòng một tuần lễ, cũng chưa thể đi nhiều nơi để nhìn tận mắt cuộc sống và hoạt động của người dân ở một đất nước vừa thoát ra không lâu khỏi chế độ độc tài quân sự; chỉ xin ghi lại sơ lược vài cảm nhận “tận mắt nhìn”, cho dù có thể “phiến diện, chủ quan”.
Đưa đón các cháu học sinh đến trường.
Myanmar chưa giầu ( dân số khoảng 56 triệu người, GDP năm 2013 khoảng 110 tỷ USD. ), không đưa đón học sinh đến trường bằng xe “Bus- School” như một số nước. Họ xây các trường học trong vòng bán kính vài chục km, như vậy, tránh việc xây dựng trường học manh mún, dàn trải và có thể tập trung đầu tư tốt nhất cho trường học về cả giáo viên và cơ sở vật chất. Để giải quyết chuyện đưa đón học sinh đi học xa nhà, Chính Phủ Myanmar dùng xe của quân đội, hàng ngày đưa đón các cháu từ điểm tập kết đến trường và ngược lại ( mỗi khu vực dân cư, sẽ có qui định 1 điểm tập kết làm địa điểm đưa và đón con cho cha mẹ học sinh). Khi tan trường, cảnh sát sẽ có mặt tại cổng trường để điểu hành xe qua lại nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Đường phố không có xe mô tô và rất ít tai nạn.
Yangon ( YAN), (TP lớn nhất - thủ đô cũ Myanmar), một thành phố khoảng 7 triệu dân, tại các khu phố trung tâm ( trừ khu vực ngoại thành), xe mô tô và các loại xe 3 bánh khác bị cấm chạy. ô-tô, loại tay lái thuận và nghịch đều được phép chạy ( xe Nhật Bản và Hàn Quốc là chính). Lái xe chấp hành khá nghiêm luật giao thông, trên đường phố, rất ít gặp CSGT: giá xăng hiên nay ở Yan là 7.37 kyat/lit ( khoảng gần 15.000 Vnđ/lit). Ở YAN, có rất ít Show-room ô-tô ‘hoành tráng”, đa phần các xe nhập về để tại các bãi ( chủ yếu từ Thái Lan), giá bán, có thuế ( chưa tới 20%), xem ra “khá mềm ’ hơn giá xe ở VN. Ở đây, hiếm thấy các biểu ngữ chăng trên đường phố; ban đêm, việc chiếu sang khá “khiêm tốn”, và có đoạn không được chiếu sáng .
Xe Bus chạy khí GAS.
YAN có khoảng 7000 xe Bus, chủ yếu là Cty tư nhân, lo chuyên chở người đi lại trong nội đô và ra vùng ngoại ô. YAN chưa có Metro. Đường phố tại YAN hầu hết là 6 làn xe, xe Bus ( tay lái nghịch) chạy làn trong cùng bên phải. Tất cả các xe Bus ( và một số lớn xe taxi) chạy bằng khi Gas, nên dù đa phần là xe cũ ( không có điểu hòa), nhưng không hề có khói đen mù gây ô nhiễm đường phố. Các nhà chờ xe Bus cách nhau khoảng hơn 500 m, và xây dựng khá đơn giản, không cầu kỳ “hoành tráng”. Đèn tín hiệu giao thông, với hiển thị đếm lùi thời gian, luôn có cùng mầu với mầu của đèn đang hiển thị của đèn giao thông ( cùng xanh, đỏ hoặc cùng vàng.).Các đèn chớp cảnh báo đều dùng năng lương mặt trời, các đèn tín hiêu tại các ngã giao rất ít khi “liệt” vì mất điện.
Đường cao tốc.
Myanmar vốn là thuộc địa của Anh, quốc lộ chính hầu hết 6- 8 làn xe, tuy xây đã lâu, mặt đường cơ bản vẫn tốt, không hề thấy “vệt hằn, lún”( Myanmar là xứ nắng nóng chẳng kém gì VN). Tại Naypyitaw ( thủ đô mới do chính quyền độc tài quân sự quyết định chọn) có những con đường tới 20 làn xe. Một cao tốc mới xây,dài khoảng gần 700 Km, với 4 làn xe ( 2 làn xe/ chiều chạy), cao tốc này chỉ dành cho xe con dưới 9 chỗ và xe Bus, xe chở Khách và xe tải nhỏ.( các xe tải lớn vẫn đi trên quốc lộ cũ). Trên cao tốc, vệt dừng xe khẩn cấp không thảm nhựa, không có các thiết bị của “giao thông thông minh- ITS”, không hề có hệ thống đèn chiếu sáng ( trừ khu vực dẫn vào trạm thu phí) , rất ít giao cắt với các tuyến đường phụ ( để hạn chế kinh phí xây dựng- vì ở mỗi ngã giao – Interchange- mất số tiền tương đương cả ngàn tỷ vnđ đê xây). Có một số đoạn xây bằng bê ton xi măng ( theo lái xe kể lại : thi công mặt đường xi măng hoàn toàn dùng sức người, rất ít máy móc). Dải phân cách giữa khá rộng ( khoảng 10m) để trồng cây, cỏ ( và khi cần mở rộng, thì xén vào đây, không vướng chuyện GPMB..) Các trạm thu phí trên cao tốc, chủ yếu là ở 2 đầu vào và ra, ( không xây văn phòng thu phí), hoàn toàn thu phí thủ công vé giấy và rất ít người.
Đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại YAN, có một số dự án khách sạn cao tầng đang xây cất. Điều mà người viết phát hiên ra, là song song với các Cty lớn, các nhà đầu tư “nhỏ, lẻ” đang âm thầm xâm nhập Myanmar ( thủ tục khá thông thoáng, khi hoạt động, điều quan tâm nhất là phải đóng đủ thuế cho chính quyền…), một số CTy của TQ, đã đầu tư ở châu Phi, đang đầu tư ở YAN, thay vì thuê người Myanmar biết tiếng Anh, họ thuê và mang luôn nhân viên người Phi ( cụ thể là người Tangania), vốn đã làm quen với họ, và sử dụng tiếng Anh rất tốt, tiền lương không đắt, sang Myanmar làm trợ lý. Số khu CN tại Myanmar đang rất “khiêm tốn” qui mô nhỏ, công nghê cũ ( như một xưởng thép của TQ, nấu thép kiểu ‘Đa Hội”( ở Hà –Đông ngày xưa).
Trồng cây gỗ “Tech’ để xuất khẩu.
Myanmar có 1 loại cây – gỗ rất quý, chuyên xuất khẩu dùng đóng tầu thuyền. ván sàn…Cây này được ươm bằng hạt, rồi trồng khắp nơi, kể cả dọc theo các đường giao thông ( cây mọc thằng, lá to như lá bàng, nhưng nhạt mầu hơn, cây có thể cao tới 40m, đường kính tới hơn 100 cm) . Khoảng 15 năm, có thể thu hoạch gỗ, càng để lâu năm, gỗ càng có giá trị cao . Người dân tận dụng mọi đất trống để trồng, và đó là gỗ của họ sau này khi đem bán.
An Nguyên/ Đại lộ
-------------
Cắt bỏ cái đuôi "định hướng CNXH", Myanmar nay sẽ rất thoải mái phát triển, không bị lũ nham hiểm kìm hãm.
Trả lờiXóaNăm 1974, My rơi vào vòng "ý thức hệ" của TQ và LX, chủ yếu là TQ muốn M trở thành nước lệ thuộc TQ, từ Công hòa Myanmar đổi thành "Công hòa XHCN Myanmar". Sau 14 năm, My cũng thấm cái dại theo đuôi Cs, dân phản đối rầm rầm do những độc tài, mất dân chủ, TQ can thiệp quá sâu làm mất Độc lập, My liền lấy lại tên nước" Lên bang Cộng hòa Myanmar" (1988). Trong khi Vn đeo cái biển hiệu CHXHCNVN 1976 (sau My 2 năm) mà nay vẫn kiên trì không chịu nhả cái XHCN ra. My dang vượt VN rất xa...
Trả lờiXóaChuc mung cac ban lang gieng.
Trả lờiXóaCac ban hay phat trien that nhanh roi nho quay sang tham quan cai chuong khi XHCN cua chung toi.
Rat han hanh
Tôi người xứ Thanh đã sang Lào làm ăn 2 năm rồi
Trả lờiXóaTôi yêu quê hương nước Việt. Nhưng thấy nước Lào cũng là niềm mơ ước của tôi
XH của họ lành mạnh văn minh thật sự, không nhiêu khê nhiễu loạn, bon chen lưu manh như VN
Đọc bài viết trên tôi càng thấy nản lòng khi lãnh đạo ĐCS VN ngày càng hư hỏng, gian ác, dối trá
Phải công nhận lập trường, bản lĩnh tự chủ của lãnh đạo Lào. Dù cho LX, TQ, VN nhiều lần gợi ý, thậm chí có khi như ép buộc, nhưng không có chuyện Đảng Cộng sản, mà vẫn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, không có chuyện CHXHCN Lào, mà vẫn Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Thế mới biết, từ năm 1976, VN bắt chước LX: Đảng CSVN, rồi CHXHCN VN, bắt chước LX, thì là khỉ chứ đâu có oan? Suy cho cùng, Lào mang danh theo CS, nhưng về bản chất hiện thực là nước trung lập.
XóaMừng cho đất nước bạn. Nghĩ đến đất nước mình.
Trả lờiXóaĐịnh hướng XHCN là cái con chi chi.
Hãy đi chung con đường nhân loại đang đi. Lãnh đạo VN thích tìm con đường đi mới dưới anh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, nên đất nước tụt hậu đói khổ; nhận biết sai lầm nên quay lại đi con đường nhân loại đang đi nhưng gọi là "đổi mới" sợ mất thể diện nên vẫn giữ cái đuôi XHCN. Hiện nay kinhtế thị trường định hướng XHCN chỉ là bình phong để chuyển tài nguyên quốc gia sang các nhóm tư bản thân hữu ( nhóm lợi ích) thế thôi, chư có gì là lo cho dân giầu nước mạch, xã hội công bằg dân chủ văn minh như khẩu hiệu đâu
Trả lờiXóa