Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Báo “lá cải” và Đại tá Son

* MI LÂM
Ngày 21/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (Bộ 4T) Nguyễn Bắc Son trong phiên chất vấn đã có một phát ngôn để đời:
“Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây chỉ là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải”.
Nhân ngày báo chí Việt Nam (21/6), xin phép được bàn một chút về câu nói để đời của Đại tá Son (xin phép được gọi Ông như vậy vì quân hàm quân đội là thiêng liêng không thể từ bỏ, dù ông là Bộ trưởng thì ông vẫn là một ông Đại tá làm Bộ trưởng kiểu ông Đại tá Gaddafi làm Tổng thống Lybia đến mấy chục năm). Trước tiên hãy thử tìm hiểu khái niệm về thuật từ “báo lá cải” (Tiếng Anh là tabloid). Cái này thì lên google gõ cái là ra ngay, đại loại có hai cách hiểu.
Cách hiểu thứ nhất là nếu nhìn vào kích thước của tờ báo thì “báo lá cải” là một loại báo có khổ giấy in nhỏ hơn so với loại báo xuất bản hàng ngày mặc dù không có tiêu chuẩn rõ rệt nào về khổ chính xác của một tờ báo lá cải (phổ biến ở nước Anh với rất nhiều báo lá cải là 16.9 inch x 11 inch tương đương 430 x 280mm, bằng với kích thước báo giấy Năng lượng mới hiện nay). Nguồn gốc là từ viên thuốc có tên “Tabloid” của Công ty dược phẩm có trụ sở tại Anh, Burroughs Wellcome & Co, đặt để gọi loại thuốc viên được ép nhỏ mà họ đưa ra thị trường vào cuối thập niên 1880. Trước khi thuốc viên được ép nhỏ, người bệnh thường phải uống một lượng thuốc bột nhiều hơn. Mặc dù Burroughs Wellcome & Co. không phải là công ty đầu tiên tìm ra kỹ thuật ép nhỏ các viên thuốc lại nhưng họ là công ty thành công nhất khi giới thiệu loại thuốc như thế và vì thế thuật từ “tabloid” trở nên phổ biến hơn trong văn hóa đại chúng. Nghĩa rộng của thuật từ “tabloid” chẳng bao lâu sau đó được dùng để chỉ các thứ khác có khổ nhỏ cũng như cho loại báo chí “ép nhỏ” mà cô đọng các câu chuyện trong một khổ nhỏ đơn giản hơn.
Cách hiểu thứ hai là nếu dựa vào nội dung của tờ báo thì “báo lá cải” (tiếng Anh là tabloid journalism) về nội dung có xu hướng khai thác các đề tài như các câu chuyện tội phạm, chiêm tinh, và lời đồn thổi có liên quan đến những người nổi tiếng gây chấn động. Thuật từ “lá cải” đã trở thành đồng nghĩa với các tờ báo kém chất lượng tại một số khu vực.
Và nên nhớ, tên gọi “báo lá cải” (1901) đã xuất hiện trước khi có các tờ báo khổ “lá cải” mà chứa đựng nội dung “lá cải” ra đời (1918).
Báo lá cải thực chất tồn tại và phát triển ở những nước có nền dân chủ phát triển ở trình độ cao, quyền của báo chí và người dân được luật pháp bảo vệ, đó chính là quyền tự do phát ngôn mà xưa nay vốn vẫn bị các xã hội Đông Á phản đối vì động chạm đến các giá trị gia đình, cộng đồng, đạo đức và trách nhiệm, cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Trở lại với câu nói của Đại tá Son. Ông đề cập đến “báo lá cải” chắc là theo cách hiểu thứ hai (về nội dung). Trên cơ sở lập luận “đối với nhà nước ta hiện nay, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu của xã hội, là cơ quan ngôn luận của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, là diễn đàn của nhân dân” nên không thể có báo lá cải tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng ở đâu đó trong vào các thời điểm nhất định, trong số hơn 800 báo in, 67 Đài PTTH, hàng trăm báo & trang tin điện tử thuộc quản lý của Bộ 4T thì vẫn có những hiện tượng theo khuynh hướng “báo lá cải”. Vấn đề ở chỗ, khuynh hướng này là Thuận hay không thuận? Tốt hay không tốt?
Có thể thấy, mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là Chủ nghĩa Cộng sản. (Điều lệ Đảng – Đại hội XI). Nếu lực lượng báo chí thực hiện đúng chức năng của mình, không phân biệt “lề trái lề phải”, vừa phản biện vừa định hướng xã hội thì chắc chắn sẽ tồn tại một số lượng không nhỏ những tờ báo lá cải. Đây chính là lực lượng có vai trò tiên phong trong việc phát hiện và cảnh báo toàn diện các vấn đề của xã hội, từ tổ chức tới cá nhân. Giả thử nếu có báo lá cải một cách “chân chính” như ở những nước phát triển thì việc ông nghị A. mua nhà ở quận Nhất hay ông Ủy viên Trung ương B. cho con đi học ở Canada sẽ được tìm hiểu rốt ráo, thử hỏi với sức ép của dư luận xã hội, tính minh bạch được đề cao, từng đồng xu trong túi các ông được cả nước biết, liệu các ông có dám tham ô tham nhũng không? Rồi nếu có nhiều những kẻ “chõ mũi” vào nồi cơm của các Tập đoàn, Doanh nghiệp Nhà nước (mà việc “chõ mũi” nãy được Luật Báo chí bảo vệ) thì liệu có xảy ra các câu chuyện đau đớn của Vinashin, của Vinalines, … thất thoát nhiều tỷ USD hay không? Tất nhiên, lương tâm đạo đức của người phóng viên trong môi trường báo chí “dân chủ” tự do ngôn luận được đề cao như vậy thì cũng cần phải được tăng cường một cách tương xứng, làm sao để gần hai vạn phóng viên (được cấp thẻ – tất nhiên có nhiều ông có thẻ nhưng chỉ dùng để trình CSGT) luôn là những người lính tiên phong trên mặt trận báo chí, góp phần xây dựng xã hội theo đúng mục tiêu mà Đảng đã đề ra. Hãy nhớ định nghĩa ngắn gọn của Hữu Thọ về một nhà báo chân chính: Có tài, có tâm và có tầm! Một xã hội minh bạch là một điều mà đất nước chúng ta đang thiếu, thiếu trầm trọng, thiếu đến mức không một người dân nào còn dám tin vào việc lương một ông Bộ trưởng là 14 triệu/ tháng, nghĩa là ông (và gia đình ông) chỉ sống dựa vào số tiền đó. Một giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong một bài giảng tại Tập đoàn Dầu khí đã nói vui: “Nếu lương có chừng đấy thì sao đầu các ông lúc nào cũng bóng mượt, lấy gì mà cứ mượt mãi thế? Tiền “gôm” còn chẳng đủ thì sống bằng gì?”.
Như vậy, theo tiến trình phát triển của xã hội nói chung và mục đích của Đảng và Nhà nước nói riêng, xã hội Việt Nam cần tiến đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, minh bạch, quyền con người được tôn trọng như Hiến pháp đã quy định. Song hành với nó là một nền báo chí tự do, tồn tại song song cả báo khổ to (broadsheet) và báo lá cải (tabloid) cả về nội dung và hình thức để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tất nhiên sẽ có những quy định đặc thù theo thể chế chính trị phù hợp, nhưng cũng không thể tước bỏ những quyền theo Hiến pháp và Luật Báo chí quy định để đảm bảo quyền chính đáng của một phóng viên hay một nhà báo trong việc góp phần xây dựng xã hội hoàn thiện hơn. Không nên chỉ duy trì một dạng báo chí “lề phải, chất lượng tốt” vì độc giả cũng có nhiều loại, loại nhí nhố tò mò thích báo chí cũng kiểu nhí nhố tò mò, có sao đâu. Vẫn cần tôn trọng sự đa dạng của báo chí như tự nhiên vốn đã chấp nhận sự đa dạng của muôn loài. Bản thân ông Đại tá Son cũng thừa nhận một khuynh hướng “lá cải” đang tồn tại trong nền báo chí đương đại. Điều ông cần làm mạnh tay hơn, theo ý kiến cá nhân, đó là cần giải phóng cho những tờ báo có tư tưởng phản biện, dám soi mói đời tư của chính khách cũng như đang soi mói đời tư của giới showbiz bây giờ, dám “chõ mũi” vào mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế chính trị văn hóa xã hội. Có như vậy, một xã hội dân chủ hình thức sẽ không còn đất để tồn tại và sẽ sớm bị diệt vong, nhường chỗ cho một xã hội dân chủ thực sự, bên cạnh một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Tâm tình thêm với ông Đại tá Son (là bên cạnh việc tái cơ cấu các cơ quan và doanh nghiệp của Bộ thì ông nên xem tivi nhiều hơn để thấy được diện mạo thực sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). VTV trong thời gian qua mặc dù có nhiều cống hiến cho xã hội và hoàn thành trách nhiệm một kênh truyền thông đắc lực hiệu quả của Đảng và Nhà nước thì vẫn thực sự chưa đạt đến chuẩn mực quốc tế. Chỉ cần so sánh một bản tin của CNN hay BBC làm live thôi là đã đủ chứng minh. Tuy nhiên, điều đáng nói là VTV bộc lộ nhiều điều bất cập và tai tiếng ảnh hưởng xấu đến nhận thức người dân, khiến họ không còn thực sự tin vào những gì mà VTV truyền tải (thực ra chính thống chỉ nên tin có TTXVN mà thôi). Cụ thể là:
– Tình trạng bè phái, mất đoàn kết nội bộ, khiến 1 Phó TGĐ phải xin nghỉ việc.
– Biên tập viên ăn cắp, chửi tục, hủ hóa, …
– Xây dựng chương trình thiếu sức sống, chất lượng kém, nhất là phát các phim truyền hình và các games đã quá lỗi thời.
– Xây dựng kịch bản để nói đểu các khách mời nhằm trả thù cho các phát ngôn của họ trên sóng đối với VTV (ví dụ vụ ông Đặng Gia Mẫn bị tụi Việt Khuê và Xuân Bắc, Tự Long hạ nhục hồi World Cup sau khi ông Mẫn phê phán tụi BLV bóng đá của VTV hay vụ BTV Ngọc Trinh với nhà văn Quang Vinh liên quan đến Công Phượng).
–  Trình độ BTV kém, nhất là khả năng ngoại ngữ (điển hình vụ anh Lại Văn Sâm phiên dịch tài tử HK).
– Một loạt chương trình bị Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tuýt còi cấm phát song, phạt hàng chục triệu đồng.
Còn nhiều nữa chưa liệt kê hết.
Mất niềm tin vào VTV đã đành, quan trọng hơn là điều đó phần nào chứng minh được xu hướng "lá cải" trong hệ thống báo chí phát thanh truyền hình của Bộ 4T. Điều này thật nguy hiểm vì Đài Trung ương có diện phủ sóng rộng khắp cả nước. Người dân luôn coi Đài Trung ương là chuẩn mực định hướng xã hội, nếu mà cứ sai mãi thế này thì liệu đất nước sẽ ra sao? Liệu có đảm bảo được nhiệm vụ là công cụ tuyên truyền như Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao cho không? Ông vốn là một quân nhân, ông hiểu trách nhiệm của người đứng đầu trong mọi sai phạm của tổ chức, vì vậy công luận cần một hành động dũng cảm hơn của ông trong nhiệm kỳ cuối cùng này. Hãy góp phần xây dựng một nền báo chí chân chính như Hiến pháp đã quy định. Ai đúng và ai sai? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Và thực sự ông hiểu thế nào về đồng đội Kim Quốc Hoa đang bị tạm giam? Hãy thực sự để nhân dân hiểu rằng đập trong trái tim ông là một trái tim của một quân nhân dũng cảm chứ không phải là một ông Bộ trưởng sắp nghỉ hưu.
Kính,
Hà Nội ngày 22 tháng 6 năm 2015
M.L.(Tác giả gửi BVN)
-----------

29 nhận xét:

  1. Một khi CSVN bắt buộc báo chí phải viết theo ý đảng thì báo chí không ai đọc, đó là lý do tại sao báo chí VN muốn có người đọc thì phải có khuynh hướng lá cải.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo chí Việt nam hiện nay đang bị lá cải hóa, thật trớ trêu là xu hướng này lại sinh ra là do CSVN định hướng gắt gao quá, báo chi viết chỉ theo một ý đảng, không theo lòng dân, dân không đọc nên báo chí nhà nước phải tìm cách lá cải hóa để có tin giật gân, rẻ tiền để câu khách.

      Xóa
    2. Đúng là báo chí CSVN không có báo lá cải, mà chỉ có báo LÁ ĐA, NÓ TO BẰNG CÁI BÀN LÀ LIÊN XÔ ẤY MÀ, ngoài Đồ SON nhiều lắm, tha hồ mua, mà giá cũng đắt chứ không rẻ!

      Xóa
    3. Comt hay nhất bài.

      Xóa
    4. thế giới dân sự hóa quân đội, công an ! Nhiều bộ trưởng quốc phòng, công an, an ninh quốc gia là dân sự. Ở ta thì nhiều Đại Ta, tướng quân đội công an lại chuyển sang làm công tác dân sự trong chính phủ. Phải chăng là nguồn quan chức dân sự ngày càng thiếu và yếu nhỉ ?

      Xóa
  2. Báo chí được gọi là cách mạng của đảng nhà nước cộng sản Việt Nam qua thời gian dài tồn tại, phát triển thật ra không có cách mạng chi cả, nó vẫn hoạt động báo chí theo bài bản của CSVN, nghĩa là vẫn tuyên truyền thêu dệt cái tốt, cái thành tích ảo không có thật và bản chất vẫn hung hăng như các tên Hồng vệ binh của Mao, là viết “vung xích chó” giàn hàng hàng lớp lớp mác lê kề vào cổ kết án, kích động, vu khống dựng lên kẻ thù tưởng tượng để trấn áp, dập tắt những tiếng nói khác với cương lĩnh của đảng, khác với chủ trương, đường lối của nhà nước.
    Những tờ báo như vậy thì không ai đọc cả, cho nên phải viết đủ thứ chuyện lá cải để câu khách rẻ tiến như tình, tiền, tù tội, cướp, giết, hiếp, chân dài, lộ hàng...
    Vô hình chung, báo chí VN hiện nay đa phần trở thành báo lá cải.
    Người đọc phải đi tìm những luồng thông tin khác từ các blogers chân chính để đọc tin và biết sự thật thì CSVM lại cấm đoán và bắt bỏ tù theo điều 258.

    Trả lờiXóa
  3. Tại Việt Nam, giải trí là cửa ngách để người ta bước chân vào làng truyền thông vốn bị kiểm soát chặt chẽ.
    Cho dù vô tình hay cố ý, các quan chức quản lý báo chí có vẻ xem các ấn phẩm tiêu khiển và giải trí là vô hại về chính trị và không thực sự để tâm tới mảng này.
    Nhưng trong 'cuộc chiến' lá cải hiện nay, một số quan chức đã nhắc lại thông điệp 'định hướng dư luận' và người ta có thể tưởng tượng ra một nền báo chí lá cải 'theo định hướng xã hội chủ nghĩa'.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi là nhà báo thất nghiệplúc 18:20 23 tháng 6, 2015

    Đúng là Việt Nam không có báo lá cải, thưa ông Bộ trưởng bộ 4T, bởi vì báo chí VN do ông quản lý hiện nay là báo chí đã được định hướng XHCN, có ai được tự do nói và viết theo ý kiến riêng của họ đâu.
    Thậm chí có khi, có tờ báo đăng một sự thật nào đó, không đúng đường lối phương châm do các ông chỉ đạo, thì cả phóng viên cả TBT bị "Ăn đòn" ngay. .

    Trả lờiXóa
  5. Ông NB Son: Sự thật là điều công chúng luôn muốn biết, nhưng báo chí không phải lúc nào cũng “chạy theo” những điều mà công chúng muốn biết.
    Đúng thế, hãy noi gương các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân... Họ luôn luôn đăng những điều công chúng KHÔNG muốn biết. Thế mới gọi là làm báo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo chí và báo chí cách mạng khác nhau ở chỗ nào? Bạn đọc hay tác giả nào biết nói cho mình nghe với. Cảm ơn !

      Xóa
    2. Báo chí và báo chí cách mạng khác nhau là ở chỗ: sự thật và lừa đảo "định hướng"

      Xóa
  6. Trừ những tờ báo đảng như Nhân Dân, Quân đội nhân dân…báo chí VN nói chung cũng phải tự cân đối, tự thu tự chi bằng nguồn bán báo và nguồn thu từ quảng cáo, nhất là những tờ báo online chỉ sống hoàn toàn bằng quảng cáo, nên phải tính đến yếu tố “câu khách”. Từ sự thúc bách phải có người đọc, nhiều tờ báo đã chạy theo khai thác tối đa những đề tài giật gân như vừa nói trên.

    Các nước tự do dân chủ cũng có báo “lá cải”, kể cả báo khiêu dâm. Nhưng ở các nước ấy có những quy định rất chặt chẽ về đạo đức nghề báo, có luật pháp rõ ràng, và nếu nhà báo vượt quá giới hạn hoặc viết ẩu, viết bậy thì cá nhân hoặc tập đoàn nào là “nạn nhân” sẽ kiện ra tòa và không chỉ phóng viên mà cả ban biên tập, chủ bút, cả tờ báo đó cũng bị phạt một cách xứng đáng. Còn ở VN, nếu một cá nhân hay một công ty nào bị một phóng viên vì lý do nào đó viết ẩu, viết sai, thậm chí vu khống, bôi nhọ, lắm khi cũng chẳng muốn kiện vì có kiện cũng chưa chắc đã được gì, mà chỉ mất thì giờ, mệt mỏi thêm. Với tâm lý ấy người ta thường đành là cho qua, và các nhà báo vô lương tâm hoặc yếu kém về tay nghề cứ vậy mà tồn tại, tiếp tục viết bậy!

    Trả lờiXóa
  7. Từ khi internet phát triển, rồi blog, các trang mạng xã hội và những tờ báo ngoài luồng, những tờ “dân báo” ra đời, chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của dòng báo chí ngoài luồng và các trang mạng xã hội này đối với một bộ phận người dân và ngay cả đối với báo chí “chính thống” ra sao. Nhiều người đã được “mở mắt” thức tỉnh từ khi đọc báo bên ngoài, biết được những sự thật về lịch sử, về xã hội, về chế độ mà đảng và nhà nước cố tình bưng bít, bóp méo bao lâu nay. Con số người bỏ không đọc, không tin vào báo đảng, ngược lại theo dõi thường xuyên các tờ báo bên ngoài, các trang mạng xã hội ngày càng nhiều. Ngay báo chí “chính thống” của nhà nước cũng bị tác động bởi báo ngoài luồng.

    Bất cứ một thông tin dối trá, một bài viết tuyên truyền sặc mùi tuyên giáo, một hành động phản cảm hay một lời phát biểu dốt nát, ngu xuẩn của một ông quan bà nghị nào đó, những chi tiết sai sót, phi lý của một vụ án oan hay một vụ án có tính chất chính trị, một điều luật, chính sách ngớ ngẩn mới được thông qua…tất cả đều nhanh chóng bị đưa ra mổ xẻ trên các tờ “dân báo”, các trang mạng xã hội. Không chỉ một hai lần, báo chí “chính thống” phải điều chỉnh hoặc âm thầm gỡ bài khi bị báo ngoài luồng “bóc mẽ” những sự dối trá, sai sự thật.

    Trả lờiXóa
  8. Nhiều người làm báo không lương tâm khi đưa ra một vụ án chưa thực sự khởi tố, người bị tình nghi vẫn chưa bị kết tội đã thay mặt tòa kết án người ta, giết chết người ta về mặt uy tín xã hội. Có những bài báo khi viết về những vụ án hiếp dâm, đã không thèm che mặt nạn nhân hoặc có làm mờ và ghi tắt tên nhưng lại đưa những thông tin về trường học, cơ quan hoặc đưa hình ảnh nhà cửa khiến những người nào biết nạn nhân có thể dễ dảng đoán ra. Nhất là những vụ án mà nạn nhân hay người phạm tội là trẻ vị thành niên, cuộc đời vẫn còn dài trước mắt, sẽ sống ra sao sau khi vụ án đi qua.

    Có những bài báo khai thác nhiều kỳ một vụ án giết người không chỉ từ lúc kẻ thủ phạm ra tay thủ ác mà cả quãng đời trước đó và sau đó trong trại giam, thông tin về cha mẹ người yêu hay vợ, chồng được đưa tuốt lên mặt báo. Hay vụ những người mẫu bán dâm, báo chí khai thác tối đa, phỏng vấn cả chồng, mẹ chồng tương lai của một người mẫu trong số đó, cuộc đời người mẫu này coi như không còn có cửa làm lại, cho dù sau khi mãn hạn tù. Và vô số những ví dụ về những cách đưa tin bài thiếu lương tâm như vậy mà chúng ta có thể bắt gặp tràn ngập trên báo chí VN.

    Chưa nói đến khía cạnh lớn hơn là dối trá, bóp méo sự thật. Biết bao nhiêu sự dối trá trong suốt chiều dài nắm quyền của đảng cộng sản mà nhờ có internet, báo chí bên ngoài, người dân VN mới biết được, nhưng vẫn còn rất nhiều thông tin nằm trong bóng tối chưa bị lộ ra.

    Trả lờiXóa
  9. "“Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải." (TRICH)

    Ai đó đã nói "khi CS nói "KHẲNG ĐỊNH" thì NÊN nghĩ NGƯỢC lại thì đúng nhất"

    Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư Xô Viết)

    "I have devoted half of my life for communism.
    Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives."

    "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá."

    Trả lờiXóa
  10. http://4.bp.blogspot.com/_EcqNNOOaVLE/TSAjkaC47nI/AAAAAAAABxI/2o5gvC22mms/s1600/Mikhail%2BGorbachev.jpg

    Trả lờiXóa
  11. Chuyên cướp - Giết - Hiếp thì liệt vào loại lá gì . Su hào hay bắp cải , hay lá nho . Toàn quân của Nguyễn Bắc Son cả đấy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nó là lá nho, hoặc lá khoai lang,(dùng che b đảng)

      Xóa
  12. Đã 3 năm nay, tôi không mua một tờ báo nào, vừa đỡ tốn tiền, vừa đỡ ngu mê người.
    Từ khi có mạng internet và điện thoại, tôi khinh hệ thống truyền thông cuả đảng không bao giờ thèm đọc, xem, nghe..

    Trả lờiXóa
  13. Hiện nay,ai yêu thích báo Nhân Dân nhất?
    Xin trả lời cho ông Son biết,đó là mấy anh chàng làm việc trong các cơ quan nhà nước mà ở nhà có nuôi chim cảnh.Vì đó là tấm lót cứt chim rất tuyệt vời,vừa sạch sẽ (vì chẳng có ai mở ra),vừa nhiều (mỗi cơ quan bị ép mua vài kg mỗi tháng),đáp ứng rất tốt nhu cầu thay tấm lót cứt chim hàng ngày của mấy ảnh.

    Trả lờiXóa
  14. Trên cõi đời này, không có nghề nào khốn nạn, hèn hạ, đểu cáng và tai hại như nghề ĐIẾM BÚT (làm đĩ bằng bút).

    Trả lờiXóa
  15. "VN không có báo lá cải"- chỉ có lá 'bị xỏ 3 que'

    Trả lờiXóa
  16. Ông Đại tá Son đã có 01 (Một) câu nói đúng: “Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải". Đúng vì: Trong XH chúng ta chưa có báo chí (!). Làm chi có: "Sinh con rồi mới sinh cha" trong chuyện này được. Bởi Bọ máy cai trị XH của CN Mac-lê-mao gồm hai gọng kìm ĐẢNG và CHÍNH QUYỀN CHUYÊN CHÍNH VS (?) - Các Ban đảng đều có Bộ chính quyền tương ứng... Ban tuyên giáo tương Bộ 4T. Thực chất chúng nó tuy hai nhưng là một. Theo tôi đề nghị QH nên gọi Bộ 4T là bộ Tuyên giáo thế mới đúng chức năng nhiệm vụ và công năng của nó.

    Trả lờiXóa
  17. bài viết hay nhưng dài quá, ông Sơn kia không dám đọc đâu ...ổng đọc hiểu chiết liền..

    Trả lờiXóa
  18. Không có báo lá cải. Không sai. Báo chí VN ngày nay theo hai khuynh hướng : Búa liềm và ốc bươu vàng. Viết theo kiểu này dần dần chỉ có ma đọc. Là người , đọc báo mạng lề Dân.

    Trả lờiXóa
  19. đề nghị các bác mua báo để ủng hộ các phóng viên của 700 tờ báo đang ngắc ngoải

    Trả lờiXóa
  20. Báo chí hiện nay toàn chuyện hình sự: trộm cướp,giết chóc, hiếp dâm, tự tử, ma túy, buôn lậu,...; những trang "tử tế" nhất là những trang đăng quảng cáo để kiếm tiền; số tin, bài chính luận thì rất ít (vì ít người ...muốn xem!).
    Vậy thì liệt nó vô loại nào cà???

    Trả lờiXóa
  21. "Thưa các đồng chí. Phải nói là chưa bao giờ báo chí cắt mạng chúng ta lâm vào tình thế bí rị như hiện nay! Người dân họ rỉ tai nhau rằng, chỉ có đần độn mới đọc báo chín thốn?"
    (Thé Huỳnh)

    Trả lờiXóa