(*) Trong quá trình thảo luận tại QH mới đây có 'Ông Nghị" đã nói nhiệu về chủ đề dân trí khiến công luận cực kỳ xôn xao bức xúc. Để bạn đọc tiện tham khảo chủ blog Bách Việt tôi đăng lại 2 bài viết của hai tác giả khác nhau cùng một chủ đề dưới đây (được xếp lại theo ngày viết bài).
Bài thứ nhất: Câu chuyện về Dân trí
* Nguyễn Quang Dy (*)
Người ta nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi “quan trí” lại thấp, cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh), người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”. Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng một vấn đề. Nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”.
Hãy điểm qua 10 hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở đâu,và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ xung thêm). Tuy hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những người cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu bệnh, nếucái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi?
1. Cái cột điện
Bill Gates hay khách quốc tế nào đến Việt Nan đều ấn tượng bởi “cái cột điện” như một hình ảnhđộc đáo khó quên. Đó là một đống dây điện lằng nhằng cuộn vào nhau như cái mạng nhện khổnglồ, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đường phố mà không một nghệ sĩ sắp đặt nào có thể làmnổi. Tác phẩm này có mặt khắp nơi, từ các đường phố lớn sang trọng đến các ngõ hẻm tồi tàn.
Không biết nó xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã tồn tại qua thời gian như một phần của nền vănminh đô thị (theo “định hướng XHCN”). Có người nói đó là hình ảnh của Hà Nội, những ngườikhác thì cho rằng đó là hình ảnh của EVN (tập đoàn điện lực VN). EVN vừa được hưởng ngânsách, vừa độc quyền tăng giá điện tùy ý (như một nhóm lợi ích) mà chẳng cần đầu tư vào hạtầng. Vậy tiền chạy đi đâu? Dù sao, cái tác phẩm nghệ thuật này (biểu tượng cho dân trí) đángđược đưa vào “Guinness Book” về những kỷ lục tồi tệ nhất.
2. Cái loa phường
Có lẽ Bill Gates chưa có dịp thưởng thức cái loa phường để đánh giá. Nó dễ dàng đánh bại cáicột điện để chiếm vị trí số một nếu xếp hạng. Nó cũng hiện diện khắp nơi, nhưng không câm lặng như cái cột điện. Từ sáng sớm đến tối, nó oang oang lặp đi lặp lại mấy nội dung nhàm chán.
Ngay cả khi ta ngủ, hay sang tận Paris hoặc London, trong tai vẫn văng vẳng tiếng loa phường.Thật khó lòng thoát khỏi nó, ngay cả trong tâm thức. Tại sao người ta bỏ được sổ gạo và temphiếu, mà lại không bỏ được cái loa phường điên rồ này? Có lẽ vì nó là công cụ kiểm soát vănhóa tư tưởng, nên tồn tại cùng với chế độ. Chúng ta lớn lên với nó, quen thuộc và chấp nhận nó,nên nó đã đi vào tiềm thức và dân trí, ngay cả khi ta sống cũng như chết. Có lẽ nhạc sỹ Văn Cao,dù đã ở thế giới bên kia, cũng không thể quên được cái thứ “khủng bố mềm” bằng âm thanh này(như có người đặt tên). Tác giả của bài Quốc Ca đã phải chịu đựng cái loa phường chõ vào cănphòng mình như để tra tấn trong suốt cuộc đời còn lại, cho đến khi nhắm mắt.
3. Giao thông nguy hiểm
Đối với những người nước ngoài nào mới đến Việt Nam lần đầu thì có lẽ điều đáng sợ nhất trongđời là phải vượt qua đường phố, nơi xe cộ đi lại hỗn loạn, không ai tránh ai. Nó giống như cảnhbạo lực chỉ thấy trong phim hành động. Nó còn nguy hiểm hơn cả cái cột điện và cái loa phường.
Huffington Post coi giao thông ở Việt Nam là “nơi nguy hiểm nhất”, còn CBS News thì ví giaothông ở đây như “địa ngục”, và BBC cho rằng nó còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Bộ Y tếVN thông báo trong 7 ngày nghỉ Tết năm 2015 có 246 người chết do tai nạn giao thông. Còn bộtrưởng Giao thông VN gọi đó là “quốc nạn” vì mỗi năm có gần 12.000 người chết và 9.300người bị thương, có thể so sánh với con số thương vong do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản.
Nhưng đối với những người Việt đã quen với chiến tranh và bạo lực thì giao thông hỗn loạn vàtắc đường là một phần của đời thường và dân trí. Người ta còn đùa “Hà Nội không vội đượcđâu!” Hình như người Việt có khiếu hài hước đặc biệt, thích đùa với cả tính mạng của mình. Cóngười còn lập luận tại sao lại phải sợ chết khi hàng ngày ta vẫn “sống trong sợ hãi” như trongphim “thập diện mai phục”.
4. Đường phố ngập lụt
Khi mùa mưa đến, những đường phố lớn ở Hà Nội có thể biến thành những dòng sông nhỏ. Bạnkhông cần mất công đến tận Venice để thưởng ngoạn cảnh này. Chỉ cần sắm cho mình một cáithuyền nhỏ, thay vì cái xe máy vô tích sự trong nước lụt. Năm này qua năm khác, người Hà Nộinơm nớp vừa lo “mất nước” vừa lo “ngập lụt’, mà cả hai đều cùng một nguyên nhân. Nghe nóiđã có những khoản kinh phí lớn của các nhà tài trợ quốc tế và ngân sách quốc gia đầu tư để cảitạo hệ thống cấp thoát nước Hà Nội. Nhưng các khoản tiền này đã trôi theo dòng nước cống rasông ra biển (hoặc chui vào túi ai đó). Ách tắc không phải chỉ có giao thông, cấp thoát nước, hayhệ thống hành hành chính công, mà trên hết là ý thức hệ và dân trí. Vì vậy, muốn tháo gỡ ách tắc ngoài đường, phải tháo gỡ ách tắc trong đầu con người trước.
5. Đái đường & vứt rác
Tuy nhiên, chúng ta có một thói quen rất thông thoáng, đó là đái đường và vứt rác. Bạn có thểthấy cái biển “cấm đái bậy” khắp mọi nơi, nhưng nó không ngăn được người dân đái bậy. Người ta đái bậy và vứt rác khắp nơi, từ những góc phố cổ quanh Hồ Hoàn Kiếm, đến con đường đê dọc sông Hồng nơi có những bức tranh gốm hiện đại. Phải chăng dân ta uống nhiều bia hơi, nên đái nhiều hơn người khác? Phải chăng họ lâu nay phải “sống trong sợ hãi” nên hay vãi đái? Phảichăng đái bậy đã trở thành một phong cách sống? Hay chỉ vì họ không có đủ toilet? Dù đây có phải là một vấn đề quan trọng cần “tái cấu trúc” hay không, dù các “sở ban ngành” (như giaothông công chính hay văn hóa tư tưởng) đã làm được những gì, thì đái bậy và vứt rác vẫn đang hiện hữu như một hình ảnh “đặc thù” của văn hóa và dân trí VN.
6. Ném đá & chửi đổng
Không phải chỉ có đái bậy, mà hình như người Việt còn thích văn hóa ném đá và chửi đổng, đặc biệt là gần đây trên internet và thế giới mạng. Nhiều người cũng rất mê internet và truyền thôngkỹ thuật số nhưng rất ngại tham gia thế giới mạng, chỉ vì vấn đề này. Trên đó hoàn toàn tự do, kểcả ném đá. Không có luật lệ nào cả. Đó là bản chất của thế giới mạng. Có lẽ vì vậy mà tốc độphát triển internet và Facebook ở Viet Nam vào loại nhanh nhất thế giới, thậm chí có hại cho dântrí. Có mấy nguyên nhân chính. Người Việt vốn có truyền thống hay chửi nhau và cãi nhau (không ai chịu ai). Do bị kiểm duyệt quá nhiều và quá lâu nên họ không có thói quen tự do ngôn luận (một cách có văn hóa). Nay internet và truyền thông kỹ thuật số đã mở ra một xa lộ thôngtin mới cho tự do ngôn luận (mà không bị kiểm duyệt). Vì vậy, nó giống như “tháo cống” cho mọi thứ, kể cả gia bảo và rác rưởi, đều bị phơi bày.
7. Học vẹt
Không có vấn đề nào bị công chúng phê phán nhiều như giáo dục. Nhưng càng cải cách, chất lượng giáo dục càng tụt hậu. Tại sao? Các chuyên gia nói là do học vẹt, làm triệt tiêu năng lựcsáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. Giáo dục tụt hậu như vậy làm sao dân trí cao được?
Human Development Indicators xếp Việt Nam đứng thứ 121/187, tức là dưới trung bình. Khôngcó một trường đại học nào của VN được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và cóchất lượng. International Property Rights Index xếp Việt Nam đứng thứ 108/130, tính theo giá trịtrí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ. Giáo dục bị tụt hậu thê thảm như vậy mà vẫn có nhân tài xuất hiện(như Ngô Bảo Châu). Đất nước bị tàn phá kinh người như vậy, thế mà vẫn còn cảnh đẹp (nhưhang Sơn Đòng). Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là sản phẩm của giáo dục VN và Sơn Đòngkhông phải là sản phẩm của du lịch VN. Nếu tiếp tục định hướng XHCN như cũ thì đa số nhântài chắc sẽ bỏ đất nước và đa số khách du lịch chắc sẽ không quay lại VN.
8. Lễ hội quá nhiều
Gần đây có quá nhiều lễ hội ở Việt Nam, cũng như những hình ảnh phản cảm thiếu văn hóa và thậm chí đầy bạo lực trong các hoạt động này. Đây là hệ quả của căn bệnh “cờ đèn kèn trống”.Nó phản ánh tâm thức bất an của những người hơi bị cuồng tín và quá khích, cố giành bằng đượcmột vài biểu tượng văn hóa nào đó, mà không biết đó là dân trí thấp. Điều này có thể bị những kẻbất lương và tham nhũng trong chính quyền lợi dụng để “đục nươc béo cò”. Có rất nhiều kinhphí để chi cho những lễ hội tốn kém như vậy, và có nhiều đền chùa cổ kính vô giá đã bị phá bỏđể biến thành những “công trình văn hóa” mới toanh chẳng có giá trị gì về lịch sử. Có thể gọiđây là nạn tham nhũng về văn hóa.
9. Xây để phá
Gần đây, ai đi qua đường Bưởi ở Hà Nội đều nhìn thấy một quang cảnh như thời chiến tranh (saumột trận ném bom), nhà cửa dọc phố bị phá hủy (để làm đường). Nó lặp lại hình ảnh nhiều nămvề trước khi nhà cửa dọc đường đê Yên Phụ (đông bắc Hà Nội) bị phá hủy (để bảo vệ đê), nghenói gây tổn thất trên 10 triệu USD, và làm cho cuộc sống nhiều gia đình điêu đứng. Trong thờichiến thì những việc này có thể hiểu được, nhưng thật khó hiểu tại sao hòa bình đã 40 năm rồimà tư duy thời chiến vẫn không hề thay đổi. Quy hoạch đô thị kiểu gì mà cứ cho xây rồi lại phá?
Hàng năm, Hà Nội vẫn đào vỉa hè và đường lên để lát lại và sửa đường ống, chẳng ai phối hợpvới ai, vừa tốn kém vừa bất ổn cho giao thông và cuộc sống con người. Căn bệnh này đã lây lantới thành phố Hồ Chí Minh, với những “lô cốt” mọc lên trên đường phố. Hình như người Việt thích xây để phá, chứ không phải để tồn tại. Kiểu dân trí lạ lùng này (theo “định hướng XHCN”)có thể biến “nền văn minh Sông Hồng” thành “nền văn minh Sông Tô Lịch” (một con sông nhỏtại Hà Nội đã bị chết vì ô nhiễm nặng nề).
10. Đốn hạ cây xanh
Trong khi các vấn đề nan giải trên đây vẫn còn đó, thì gần đây Hà Nội đã có một quyết định “rấttáo bạo” là chặt bỏ 6700 cây xanh đã tồn tại hàng thế kỷ nay như “lá phổi” của thành phố và làhình ảnh hấp dẫn của Hà Nội. Cái quyết định ngu xuẩn và quái gở này đã vấp phải một làn sóngphản kháng của dư luận, buộc lãnh đạo thành phố phải nghĩ lại và nhân nhượng (sau khi vài trămcây xanh đã bị giết oan). Cực đoan và bạo lực không chỉ đe dọa con người, mà còn đe dọa thiên nhiên và môi trường sống. Hình ảnh phản cảm về Hà Nội chặt hạ cây xanh vô tội đã lan truyềnkhắp thế giới qua internet, trong khi bảo vệ môi trường để đối phó với thay đổi khí hậu đang trởthành vấn đề sống còn của loài người. Chẳng lẽ Hà Nội muốn quay về thời kỳ đồ đá, bằng cáchphá hủy nốt những gì chiến tranh chưa kịp phá hủy?
Thay cho lời kết
Không biết sau khi Hà Nội quyết định chặt 6700 cây xanh sẽ là sự kiện gì khác tiếp theo, nhưngvụ bê bối này đã đem lại một số bài học hữu ích. Một là, khi nào báo chí mạng “lề trái” và báochí “lề phải” cùng vào cuộc, phản ánh đồng thuận xã hội cao hơn, thì tiếng nói sẽ mạnh hơn. Hailà, khi nào dư luận trong nước và quốc tế cùng lên tiếng, thì sức ép sẽ hiệu quả hơn. Ba là, khinào chính quyền bị động, lúng túng đối phó với dân trí cao hơn, thì họ buộc phải lắng nghe vànhân nhượng, dù chỉ để gỡ thể diện. Tuy nhiên, chừng nào não trạng cực đoan và bạo lực còn ngự trị xã hội, thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nếu người dân không thoát khỏi nỗi sợ hãi, không nâng cao dân trí và năng lực, buộc chính quyền phải lắng nghe, thì sẽ không có gì thay đổi. Xét cho cùng, dân trí là nền tảng của xã hội công dân và sự chấn hưng của một quốc gia.
(*) Nguyễn Quang Dy là một cán bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu
Bài thứ hai: Dân trí có hạn hay quan trí có vấn đề
* Nguyễn Văn Tuấn / Basam 05-06-2015
Cứ mỗi lần Quốc hội nhóm họp là người dân có dịp nghe những lời hay ý đẹp của các đại biểu, và năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn như trong cuộc thảo luận về trưng cầu dân ý một ông dân biểu Hà Nội nói rằng cần phải xem “lòng đảng” ra sao. Tôi đọc đi đọc lại mà không hiểu cái “lòng đảng” là cái gì mà cần phải xem xét. Mượn ý cụ Nguyễn Du, có ai lấy thước mà đo … lòng đảng được? Một ông khác thì nói “dân trí thấp, không thể tuỳ tiện trưng cầu” (1). Hi vọng là báo chí tường thuật đúng những gì ông nói. Ông là một quan chức trong Hội nhà báo, tức là thuộc nhóm có học, mà nói như thế thì quả là đáng ngạc nhiên.
Vì ngạc nhiên, nên tôi tò mò kiểm tra xem tình hình dân trí của ta như thế nào, và kết quả có lẽ sẽ làm bạn ngạc nhiên. Sau đây là vài số liệu chính dựa vào điều tra dân số năm 2009 (tức là hiện nay đã khá hơn) (2):
Gần 94% người dân biết đọc, biết viết;
Khoảng 1/4 người Việt xong trung học hay cao hơn;
Ở người trên 15 tuổi, 4.2% có bằng cử nhân và 0.2% có bằng sau đại học;
Việt Nam có hơn 100 ngàn thạc sĩ, 24 ngàn tiến sĩ, 10 ngàn giáo sư và phó giáo sư (3). Ngoài ra, chúng ta còn biết rằng Việt Nam có nhiều tướng lãnh có bằng tiến sĩ và học hàm giáo sư.
Niên học 2011-2012, Việt Nam có 215 trường cao đẳng, 204 trường đại học, với 756 ngàn học sinh cao đẳng và 1.4 triệu sinh viên đại học.
Nói chung, nhìn qua những con số trên, rất khó nói rằng dân trí Việt Nam còn thấp. Nếu nhìn vào con số giáo sư và tiến sĩ, Việt Nam còn cao hơn cả Thái Lan (vốn chỉ có 5414 phó giáo sư và 708 giáo sư).
Ở VN có một nghịch lí rất đáng chú ý. Khi nói về thành tựu giáo dục thì các quan chức thích nói rằng nền giáo dục ưu việt đã thành công xoá mù chữ, rằng dân ta thông minh và sáng tạo. Nhưng khi có ai đề nghị cải cách thể chế, phục hồi các quyền căn bản của công dân (như tự do báo chí, tự do ngôn luận, trưng cầu dân ý) thì chính những cán bộ này lại nói rằng trình độ dân trí còn thấp, chưa thể cải cách được. Hiếm thấy các quan chức Việt Nam khinh thường dân như thế. Ấy thế mà họ lúc nào cũng oang oang nói là đầy tớ của nhân dân!
Nhưng những dữ liệu tôi vừa trình bày trên đây cho thấy dân trí Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên, hãy giả dụ rằng người dân thiếu thông tin, thì nhiệm vụ của Nhà nước là phải cung cấp cho họ thông tin đa chiều để nâng cao nhận thức và “dân trí”. Nhưng rất tiếc là các cán bộ trong chính quyền chưa làm (hay chưa dám làm) việc nâng cao dân trí bằng cách cung cấp thông tin cho người dân.
Thật ra, những người mở miệng nói dân trí thấp chính là “suy bụng ta ra bụng người” — chính cái quan trí của họ mới thật sự thấp.
___
Ghi thêm: Hôm nay, ông dân biểu này đính chính rằng ông ủng hộ trưng cầu dân ý, nhưng chỉ hạn chế trong một số vấn đề (4). Ông không nói những vấn đề nào không nên trưng cầu dân ý, có lẽ chính ông cũng không biết.
Ông “đá banh” sang một ông giáo sư luật tên là Nguyễn Đăng Dung, nói rằng ông Dung là người nói trình độ dân trí VN còn thấp và trưng cầu ý kiến chỉ gây hại. Chưa biết có thật sự Gs Dung nói câu đó. Thật ra, bất cứ ai, kể cả những người có chức danh giáo sư, mà nói thế thì tôi nghĩ cái trí của người đó cũng thấp thế thôi, đâu có đáng để tham khảo. Vấn đề là chứng cứ, chứ ý kiến cá nhân của ông ấy chẳng có giá trị gì.
(1) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/241118/trung-cau-y-dan-phai-xem-long-dang.html
(2) http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Factsheet/FINAL_Factsheet_Education_ENG.pdf
(3) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/09/ve-nhung-con-so-giao-su-pho-giao-su-vn.html
(4) http://vtc.vn/noi-trinh-do-dan-tri-thap-bi-phan-ung-dai-bieu-ha-minh-hue-len-tieng.2.556547.htm
/BachViet/
---------------
Dân trí thấp là do chính sách ngu dân! Nay vẫn muốn duy trì cung cách đó!
Trả lờiXóaThực ra, nếu lãnh đạo là nười hiền lương, dân trí ắt sẽ cao thôi. Không lấy Mỹ làm ví dụ (bọn DLV lại la ông ổng "Phản động!"), chỉ cần lấy gương các nước Bắc Âu thi chúng ta thấy ngay thôi.
Phó chủ tịch hội Nhà Báo Hại!
Trả lờiXóaĐã có lần tôi thưa với quý vị.Cái chế độ CS nầy có đễu giả không tưỡng tượng được.
Trả lờiXóaKhi cần người ta lao vào lửa đạn để chết thay cho chúng thì chúng nói:"VN tiền rừng biển bạc","đĩnh cao của trí tuệ loài người","ra ngõ gặp anh hùng","dân biết dân bàn dân làm dân kiễm tra".......
Đến khi chúng nó ngồi "ăn tiệc chiến thắng" với nhau thì chúng nói "bọn bay dân trí còn thấp,đi chỗ khác chơi""đât nước ta còn nghèo,chúng mầy không được đòi hỏi.......".
Quý vị nghĩ có tức không ?.
Và vừa rồi để chứng tỏ sự ngu dốt cùng cực và đầu óc phong kiến, quan lại,hủ lậu vô trách nhiệm chúng trả lời với nhóm VÌ MỘT HÀ NỘI XANH rằng:
Xóa“THEO LUẬT, CÔNG DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN CHẤT VẤN CHÍNH QUYỀN” (?!)
“DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN YÊU CẦU NHÀ NƯỚC GIẢI TRÌNH”
Như vậy thì MẤY ÔNG BÀ CHỦ (nhân dân) phải lôi đầu những thằng ĐẦY TỚ (đảng viên cs) thổ tả, mất dạy, hổn láo nầy ra đập một trận như bài "địa chủ ác ghê" của C.B cho chúng biết mặt.
XóaMK "đầy tớ" mà dám hổn láo vậy thì ai mà mướn? Ngoai lũ cướp giật.
Một sinh cấp 2,nhắm mắt không cần suy nghĩ,trả lời ngay :" quan chức ngu" ( thấp,có nghĩa là có độ cao nhưng không được cao lắm !),còn ngu có nghĩa là không có một chút nào cả,- xuyên qua cách ứng xử ăn nói của các vị ĐBQH trong các phiên họp ( Ông nghị Phước,ông nghi thầy tu Thanh Quyết ... chẳng hạn ),và cứ một hồi thực hiện xong một dự án hay một công trình nào đó ,=> kết quả lần sau thua lần trước,việc lập văn miếu thờ một người ngoại bang trong khi dân mình đang đói khổ,việc lấp sông làm thay đổi dòng chảy,viêc tàn phá môi trường sống và hệ sinh thái vân vân và vân vân ...( nhiều và nhiều lắm để chứng minh điều này !)
Trả lờiXóaTôi bổ xung thêm mục thứ 11 đó là khẩu hiệu, tranh cổ động: khẩu hiệu trưng bày vô tội vạ, nhất là dịp cận tết nguyên đán, chuẩn bị bầu cử, đại hội đảng các cấp trước và sau đại hội, cùng cái loa phường kết hợp nói ra rả lúc sáng sớm và chiều tối, có lẽ chỉ có VN mới có nhiều khẩu hiệu, tranh cổ động kiểu như thế này trăng khắp ngã 3, ngã 4, căng ngang cột điện, cây ven đường, cơ quan trụ sở: "Mừng đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới" "Năm mới thắng lợi mới" "đảng CSVN quang vinh muôn năm" "tiến tới đại hội đảng bộ tỉnh X lần thứ Y" "đảng bộ và nhân dân tỉnh X phấn đấu thực hiện thành công nghị quyết đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ Y" "đưa nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII vào cuộc sống" "phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" "tất cả vì XHCN, vì hạnh phúc của nhân dân" "đảng là cuộc sống của tôi" " ý đảng lòng dân" "
Trả lờiXóa2 ông bạn Nặc danh 12:35 và 14:32 nói chí phải,quá chuẩn- chúc 2 vị sức khỏe,viết tiếp cho đàn em đọc với nhá !
Trả lờiXóa"Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải gìm cơn mửa" nên tôi chẳng nói được lời nào!
Trả lờiXóaTheo suy nghĩ của tôi ai nói: Dân trí thấp. Thì chính người nói đó là người không có văn hóa.
Trả lờiXóaCó một chân lý rất giản dị trong cuộc sống là: Không có thầy dốt mà chỉ có trò ngu.
Vậy trong cuộc sống AI LÀ THẦY, AI LÀ TRÒ (?). Xin dành cho những TRÒ DỐT.
Xứ Hổ ơi, đúng ra là "không có trò dốt, chỉ có thầy ngu"!!
XóaNói dân trí là đúng nhưng nói "quan trí" lại sai nhưng
Trả lờiXóaở VN.thì không sai mà chính xác 100%.
Lý do là quan chức được bổ nhiệm không phải vì tài
trí của họ,nên sau đó họ phải học bổ túc nhưng khổ
nỗi là học thuyết Mác Lê để "đè đầu cỡi cổ" dân đen,
chứ không phải nâng cao kiến thức.Đó là lý do vì sao
kiến thức của họ thấp như tác gỉa đánh giá ở trên.
Quan khôn thì dân sáng!!!dân trí các nước cao vì lãnh đạo họ tài giỏi thật sự,dân trí ta thấp vì quan toàn bọn gian tham đểu ác dó là biểu hiện của ngu tối!!!
Trả lờiXóaTrước hết Xứ Hổ tôi xin cảm ơn bạn Nặc danh 17:37 , Nhân đây tôi xin nói nhỏ thêm với bạn rằng: Ai nói: Dân trí thấp. Thì chính người nói đó là người không có văn hóa & NGƯỜI ĐÓ RẤT THIẾU TRI THỨC !.
Trả lờiXóaChúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Xin cám ơn XuHo. Mạnh khỏe tôi có, nhưng hạnh phúc hôm nay thì không.
XóaMột người dân thường Việt Nam cứ nhìn những hình ảnh trên cũng thấy rất xấu hổ và đau lòng lắm rồi...Thế còn...
Trả lờiXóachủ tịch nuớc mà phát biếu "ơ mỹ không có đa đảng mà chỉ có 2 đảng thay nhau lãnh đạo" đủ biết quan trí ở ta cao cỡ nào rồi ...
Trả lờiXóathiến heo, y tá, phu dồn diền mò lên tới thượng tầng thì ...quan trí cao sao nổi ...
Dân trí là mặt bằng chung chứ sao lại có ngoại lệ một số thiểu số dân trí cao chen vào
Trả lờiXóaNhìn kỹ bản mặt Hà Minh Huệ, tôi thấy đồng chí ấy có vẻ lưu manh đểu đểu thế nào ấy!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóa(Theo Pháp luật Việt Nam)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/247246/cham-soc-ong-chu-dang-tri-osin-tro-thanh-nu-ti-phu.html
Ông Hữu vốn là một cựu tù chính trị tại Phú Quốc từ năm 1969 đến 1973. Năm 1996, ông Hữu đại diện cho gia đình ký hợp đồng nhận khoán đất để trồng cao su với lâm trường Hiếu Liêm (nay là Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai) ở xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu có diện tích 27, 5 ha với thời gian 50 năm (1996 – 2046).
Sau đó ông Hữu trực tiếp đứng ra quản lý, khai thác và điều hành hoạt động. Toàn bộ tài sản và tiền vay mượn từ nhiều nguồn, ông Hữu đều dùng đầu tư vào việc trồng cao su.
Năm 2007, ông Hữu bị tai biến mạch máu não, trí nhớ bị mất dần. Gia đình giao cho bà Đô trông coi, quản lý khai thác mủ cao su. Lợi dụng tình hình sức khỏe yếu của ông chủ, sự lỏng lẻo quản lý của bà chủ, bà Đô từng bước thực hiện hành vi chiếm đoạt toàn bộ diện tích cao su.
Năm 2009, ông Hữu tiếp tục bị tai biến và bị mất trí nhớ hoàn toàn. Tuy nhiên, vào ngày 27/10/2010, bà Đô vẫn đưa ông chủ đến văn phòng công chứng Hố Nai lập hợp đồng chuyển nhượng 27,5 ha cao su với giá 12 tỉ đồng.
Ba năm sau, vào năm 2012, bà Đô tiếp tục đưa ông chủ đến phòng công chứng ký kết hợp đồng liên kết trồng cao su số đất 50 ha ở Bình Thuận. Theo đó, mỗi người sẽ quản lý 50% số đất trên.
Từ khi bị cho là chiếm đoạt được những vườn cao su của gia đình ông Hữu, người làm công năm xưa thu lợi, lấy tiền xây biệt thự, tiêu xài sung sướng.
Còn gia đình bà Trang có nguy cơ mất trắng khối tài sản do chính tay tạo dựng nên. và