Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Du học sinh 'nói thật', phụ huynh Việt đau đầu

Các du học sinh ở Anh. Ảnh: Studylink
Khi theo học ở nước ngoài, du học sinh Việt Nam thường không mấy khó khăn để giành những điểm số rất ấn tượng trong các môn Toán – Khoa học… tuy nhiên đó mới chỉ là phần nổi tươi đẹp của tảng băng.
LTS:Cứ mỗi kỳ thi về, các phụ huynh và học sinh lại chộn rộn với kết quả học tập của các em. Nhưng những năm gần đây, các phụ huynh và chuyên gia giáo dục lại bắt đầu hoang mang vì... nhiều học sinh giỏi quá. Áp lực và thời gian học hành gia tăng; nhưng cái giỏi này có thực chất không, có đi đôi với hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống không?
Tuần Việt Nam mở diễn đàn Thế nào là giỏi và giỏi để làm gì? Mời các phụ huynh và chuyên gia giáo dục cùng tham gia thảo luận.
Các 'siêu nhân' Việt Nam
Hơn 20 năm đi học trong nước và nước ngoài, trải nghiệm cả hai nền giáo dục Á Âu, tôi luôn tự hào về khả năng tính nhẩm rất nhanh của mình, dù rằng chưa bao giờ được coi là một người khá toán khi còn học trong nước.
Niềm tự hào đó chắc sẽ là mãi mãi cho đến một cuộc đối thoại của giữa tôi và một người bạn nước ngoài.
Thán phục trước khả năng tính nhẩm trong chớp mắt của tôi, trong khi bạn phải bấm máy tính rất lâu mặc dù phép tính khá đơn giản với đa số học sinh tiểu học ở Việt Nam. Chúng tôi đưa câu chuyện đi xa hơn khi hỏi về quá trình học tập của nhau khi còn là học sinh.
Ra là bạn hoàn toàn không được học những gì chúng tôi đã học: không biết tính nhẩm chỉ biết bấm máy tính nhưng lại được học kiên nhẫn xếp hàng khi qua đường hay chờ đợi; không hề biết giải những bài toán cực khó mà học sinh lớp 10 ở Việt Nam ngày nào cũng luyện, nhưng lại có kỹ năng lập kế hoạch công việc rất tốt và chính xác.
Nếu xét theo tiêu chí của người Việt "nét chữ nết người" thì có lẽ anh bạn tôi hẳn không phải… người tốt. Chữ anh quá xấu, nghiêng ngả hết cả, do chưa có ngày nào được học tập viết trên vở ô ly như chúng tôi ngày xưa. Thế nhưng anh lại có thể say sưa kể với tôi về những vở kịch kinh điển của Shakespeare, sẵn sàng bỏ hàng giờ lang thang trong Bảo tàng Anh Quốc (British Museum) để kể cho tôi về hòn đá Rosetta (The Rosetta Stone) và giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày.
Tôi thấy may cho bạn đã không học ở Việt Nam, vì với cái kiểu đấy, tôi biết bạn sẽ chẳng bao giờ được là học sinh giỏi. Tuy nhiên, phải nhìn nhận lại thật tường minh và nghiêm túc “Thế nào là học giỏi và có nhất thiết phải học giỏi bằng mọi giá hay không?”
Quả thật có một sự khác biệt rất lớn trong đường lối giáo dục của thế giới phương Tây và Việt Nam.
Nền giáo dục Anh và nhiều nước khác chú trọng đào tạo ra con người phát triển toàn diện, giúp từng cá nhân nắm bắt và định vị được tiềm năng để tự định hướng đi phù hợp và phát triển khả năng thích ứng với đa dạng cuộc sống.
Sau kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc (16-17 tuổi) và thi lấy chứng chỉ giáo dục phổ thông (GCSE), các em học sinh được rộng mở với hai lựa chọn: học các nghề các em ưa thích và đã được định hướng từ trước tại các trường cao đẳng hay các khóa học nghề; hoặc theo đuổi con đường học vấn bằng cách tiếp tục học dự bị A-levels để vào các trường đại học.
Sẽ không có kỳ thị thành hay bại cho bất cứ lựa chọn nào.
Giáo dục Việt Nam lại đang cố gắng đào tạo con người “học giỏi” theo những khuôn mẫu được xã hội định dạng sẵn. Như thế nào là học giỏi “kiểu Việt Nam”? Là điểm số cao chót vót? Là giấy khen – danh hiệu? Là nhất định phải đỗ đại học? Tất cả những điều đó dường như đã trở thành những quy chuẩn mặc định khó có thể lung lay. Phụ huynh Việt đặc biệt dễ phát sốt lên với “thần đồng”.
            Dốt cũng được, nhưng không được dốt... một mình
Khi theo học ở nước ngoài, du học sinh Việt Nam thường không mấy khó khăn để giành những điểm số rất ấn tượng trong các môn Toán – Khoa học… tuy nhiên đó mới chỉ là phần nổi tươi đẹp của tảng băng.
“Học tốt nhưng kỹ năng giao tiếp hạn chế - làm việc nhóm chưa hiệu quả - chưa thật tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa”… thường là những lời nhận xét không hiếm gặp của các thầy Tây cho trò Việt ở Anh.
Để trở thành học sinh giỏi, học sinh Việt phải chăng đang mất nhiều hơn “được”?
Mỗi năm có bao nhiêu em đang phải quên ăn quên ngủ, quên chơi và quên cả tuổi thơ để bố mẹ đang "đầu cơ" vào các lò luyện chữ luyện viết chữ đẹp, để phấn đấu góp phần đưa nước ta trở thành đất nước có chữ viết tay đẹp nhất trong thế giới toàn dùng máy tính?
Mỗi năm có bao nhiêu em đang phải tự cắt bớt thời gian thư giãn, nghỉ ngơi của mình để chạy theo guồng máy đầy áp lực của thi cử? Phải là Giỏi, phải là Xuất sắc, phải là người dẫn đầu, dù có là dẫn đầu trong mệt mỏi… Đó là còn chưa kể tới những trường hợp “Con cứ việc học, còn giấy khen….. để bố mẹ lo”.
Mỗi năm có bao nhiêu em đang phải vật lộn với những môn học, những đơn vị kiến thức mà có thể rất lâu sau hoặc cũng có thể không bao giờ các em hiểu rằng cần học điều đó để làm gì.
Đồng phục là một nét đẹp nhân văn nơi học đường, tuy nhiên đồng phục giấy khen- đồng phục tư duy- đồng phục “Học sinh giỏi” đang ngày càng phổ biến như hiện nay thật khó có thể coi là một chuyện đáng mừng.
Tôi tự hỏi sau cùng bố mẹ Việt có thực sự sợ con mình dốt không? Không, đúng ra là họ sợ con mình dốt trong khi xung quanh “con nhà người ta” giỏi hết. Dốt cũng được, nhưng tuyệt đối không được dốt… một mình.
“Quyền được học dốt” hay gọi tên chính xác hơn là quyền được học – được phát triển với đúng năng lực bản thân đang là một quyền mà phần đông học sinh Việt Nam đang chính bố mẹ, thầy cô, và xã hội vô hình trung xâm phạm một cách không thương tiếc.
Tuổi thơ và những tháng ngày tươi đẹp nhất của rất nhiều học sinh Việt Nam đang bị đánh cắp bởi một logic đang ngày càng tỏ ra không phù hợp trong thời đại mới “Học giỏi là con đường độc đạo để thành công.”
Con bạn có được quyền đi ngủ lúc 9h tối nay thay vì luyện đến gần sáng chỉ để chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp hay không – đó không phải là câu hỏi dành cho Bộ Giáo dục và nhà trường, mà dành cho chính bạn, những quý vị phụ huynh đáng mến – những người định hướng quan trọng nhất cho con em mình.
Con học giỏi vì cuộc sống, hay học giỏi vì thành tích? Chỉ chính quý vị mới có thể trả lời.
Hoàng Huy/TuanVietNam/VnN
------------

22 nhận xét:

  1. Theo tôi: Bài viết rất hay phù hợp với số ít những người làm cha, mẹ ở VN;
    Số đông cha mẹ còn lại sẽ không đồng tình - bởi cả XH đang cạnh tranh khốc liệt vì những thành tích mà đôi khi những thành tích ấy chỉ là mớ giấy lộn dầy dần theo năm tháng;
    Trẻ em không có tuổi thơ - và giáo viên có cơ hội làm kinh tế giỏi;

    Trả lờiXóa
  2. Tac gia nham roi, quyen duoc 'ngu dot' thi dan VN ta co nhieu lam
    Vay nen ho phai phan dau de co quyen 'khon' nhu bon lanh dao.
    Luu y la 'khon' chu khong phai 'gioi' deu nhe

    Trả lờiXóa
  3. Trương Minh Tịnhlúc 11:19 22 tháng 6, 2015

    Tôi quan sát (và nói chuyện) với mấy đứa cháu của tôi.Thấy rõ ràng giáo dục VN rất tệ.Nhìn chung xã hội thì biết ngay.

    Trả lờiXóa
  4. Giáo dục hiện tại thiếu tấm gương. Hãy nhìn đa số học sinh hiện nay nếu không chạy theo các anh chàng đẹp trai, cô nàng đẹp gái thì đều có một mục tiêu như S. Jobs hay Bill Gate. Tấm gương sống, thực và là nguồn cảm hứng ở VN hoàn toàn vắng vẻ.
    VN đang ở thời đại mà người đàng hoàng nếu không vác lên người một cái mặt nạ thì cũng sống ẩn dật kín cổng, cao tường, biết mỉm cười, biết lắng nghe, làm chuyện tốt nhỏ và thầm lặng. Ngày xưa biết chữ, biết đọc sách thánh hiền thì đều có thể làm thầy, làm quan, còn ngày nay tri thức chắc chắn đông đảo gấp trăm, gấp ngàn lần nhưng chọn sống ẩn dật, thầm lặng là đủ biết cái thời đại này bi ai hỗn loạn tới cỡ nào. Ếch ngồi đáy giếng, múa rìu trước mắt lỗ ban ngày ngày xuất hiện trước tivi không biết rằng kệch cỡm ra sao !
    Nhìn cái ban Nội chính, nó ra đời và hoạt động đủ để biết mấy cái ban thanh tra, kiểm sát đang tồn tại nó hỏng tới cỡ nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 13:21 22 tháng 6, 2015

      Nặc Danh 11:40 nói chuẫn.Hay.

      Xóa
    2. Tôi rất đồng ý với bác. Cái kết quả phát triển của xã hội VN hôm nay là hậu quả của một chế độ độc tài do những thành phần không có đủ trình độ và nhân cách lãnh đạo. Muốn độc tài định hướng nhưng không biết phải định hướng cái gì và định hướng đi đâu ? Luôn tìm cách che giấu và sợ sự thật, đâm ra phải luôn giối trá.
      Đcsvn lãnh đạo chiến tranh chém giết thì hay nhưng không có khả năng xây dựng một nền kinh tế tân tiến và một xã hội văn minh được. Và chúng ta cũng đừng quên một điều cơ bản mà lịch sử phát triển của con người đã cho thấy là chế độ cs không thể tạo ra của cải mới cho xã hội mà chỉ có khả năng phân phối của cải trong xã hội thôi (chưa nói đến là liệu những người cs họ có khả năng phân phối đồng đều ra sao nữa ?)

      Xóa
  5. Nếu bạn học đồ họa, giáo viên nước ngoài sẽ dạy ngay vào chương trình Acad, Photoshop, Corel, Macintosh, v.v...
    Còn ở VN? Giáo viên sẽ bỏ ra cả tháng để dạy cho bạn biết lịch sử máy tính, cấu tạo trong ngoài, cách vận hành của máy. v.v... và v.v... Có giáo viên còn tự hào "người VN phát minh ra computer đầu tiên"? Sau đó mới dạy "dè sẻn" kiến thức đồ họa. Thậm chí không hiểu họ có biết hết không?...
    P/S: Bill Gates chọn vợ bằng cách bắt người yêu phải về đích... 1 game do anh ta tạo ra. Chẳng cần tiêu chuẩn cô này phải là đảng viên.

    Trả lờiXóa
  6. Từ nhiều năm nay tôi nói với các cháu các em tôi đi học để biết, để làm người, để hiểu biết xã hội, để độc lập được trong cuộc sống, học để sau nay có kiến thức làm nghề, nghề gì cũng cao quý miễn nó làm ra sản phẩm phục vụ XH, phục vụ bản thân. Không nên học chạy theo điểm theo giấy khen, mấy cháu được diện đi ôn luyện thi học sinh giỏi ( gọi là đi BỒI) tôi nói các cháu không nên đi vì đi bồi như thế vô hình dung các cháu học lệch, kết quả là các cháu nghe tôi không đi. Yooi nói cho các cháu các em tôi cứ cho các cháu học hết THPT nếu học được thì cho đi đại học những nghành mà xã hội đang cần, còn không thích học thì đi học lấy một cái nghề theo khả năng rồi đi làm ăn, kết quả là các cháu định hướng đúng và đều có cuộc sống tốt không phải tốn tiền vô bổ cho học đại học để khi ra trường không xin được việc ( không có tiền mấy trăm triệu xin chạy việc) phải đi làm may, giày da như một số cháu khác.....

    Trả lờiXóa
  7. Ông bạn tôi mổ mắt phải. Tạm thời chỉ nhìn được một mắt (trái).
    Ông ta thổ lộ: "Nhìn bằng một con mắt khó chịu lắm ông ạ. Đã hạn chế, hình ảnh lại cứ bèn bẹt? Giờ tự nhiên tôi thấy rõ rằng hai đảng tốt hơn một. Xưa nay mình không chịu ngẫm ra?"

    Trả lờiXóa
  8. Hỏng đời bố, cô đời conlúc 16:21 22 tháng 6, 2015

    Đất nước đảo điên thì đáng lo ngại nhất là tương lai của những đứa trẻ.
    Làm cách nào để cứu con mình là việc mỗi bậc cha mẹ phải bận tâm.

    Trả lờiXóa
  9. Có vị đại biểu QH phát biểu rằng Hoàng Sa chỉ là ... bãi chim ỉa!? - Giáo dục VN như thế đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc cấp trên của nó cũng nói: "Tây Nguyên là nơi chim ĩa. Hổng guan trọng (Lú)"?

      Xóa
  10. “Việt Nam tiếp tục là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam giữ các bloggers và các công dân mạng,” bản phúc trình viết và cho biết có đến 25 trong tổng số 34 cây viết blog đang bị giam cầm là bị bắt giữ dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  11. Việt Nam đứng thứ 174 trên tổng số 180 quốc gia được tổ chức Phóng viên Không Biên giới, (Reporters sans Frontieres - RSF) , xếp hạng về tự do báo chí năm 2014, theo một phúc trình mà RSF vừa mới loan báo.
    Việt Nam đứng ngay trước Trung Quốc, đất nước láng giềng có cùng chế độ Đảng trị, trong khi hai quốc gia cộng sản khác là Cuba và Lào xếp trên Việt Nam vài bậc – lần lượt ở các vị trí 170 và 171.
    Một quốc gia cộng sản nữa là Bắc Hàn có vị trí áp chót: hạng 179/180

    Trả lờiXóa
  12. Mục đích đi học ở Việt Nam cha mẹ nghèo thì muốn con đỡ khổ, cha mẹ giầu thì để xếp chỗ cho con nở mày nở mặt , nói chung là để kiếm tiền ngay, vì vậy các trường ở Việt Nam! bỏ không dạy các môn không ra tiền hay khó kiếm tiền như nhạc , họa , thể thao, giao tiếp ...chính vì tập trung vào ít môn nên các em có điểm cao, còn các môn khác điểm thấp thì im, khi tính điểm cuối khoá thì thấp, ra trường khó hoà nhập.

    Trả lờiXóa
  13. Dưới sự "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng" thì không chỉ giáo dục mà còn y tế,kinh tế,đạo đức xã hội,luật pháp,môi trường,khoa học,độc lập dân tộc,chủ quyền quốc gia....đều hỗn loạn,đảo điên,xuống cấp,tụt hậu...
    Thế hệ mai sau sẽ lớn lên trong môi trường độc hại như thế.
    Phải xoá bỏ điều 4,đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân

    Trả lờiXóa
  14. Từ khi ĐẢNG TA cầm quyền, đảng đã từng bước biến giáo dục từ QUỐC SÁCH thành CUỐC XÁCH - Thật đau cho dân tộc và giống nòi (!).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy đâu phải TA?
      (Xin lỗi, lộn xuống bên dưới)

      Xóa
  15. Chúng tôi không chắp nhận ĐỘC TÀI,nước VN là của chung 90 triệu người VN - không phải của riêng anh,anh không có quyền tùy tiện muốn làm gì thì làm !

    Trả lờiXóa
  16. Lệ Thủy 05:42 nói đúng // độc tài độc đảng là nguyên nhân của mọi đổ vở và tan nát - Đó là chân lý bất di bất dịch của loài người ( đã chứng minh hết sức rõ ràng xuyên suốt dòng lịch sử của nhân loại,tuyệt đối không thể chối cải !!! )

    Trả lờiXóa
  17. LÃNH ĐẠO ĐCS VN bớt tham đi và hãy mở to mắt ra để học Lãnh đạo Lào và CamPuchia

    Trả lờiXóa