Nga thử nghiệm vũ khí tấn công hạt nhân
siêu thanh
Nga vừa phóng thử một loại vũ khí tấn công siêu thanh
mới mang tên Yu-71, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và được cho là có
thể “xuyên thủng” mọi hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.
Yu-71 có thể đạt tốc độ 11.200 km/h
Theo đó, Nga đã phát triển Yu-71 từ một vài năm trước. Lần gần đây nhất, hôm 26/2, Nga đã sử dụng tên lửa SS-19 để đưa Yu-71 lên không gian.
Yu-71 thuộc Dự án 4202, có thể được coi như một loại máy bay siêu thanh và là một phần của kế hoạch hiện đại hoá lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Mẫu vũ khí này bay được ở tốc độ 11.200 km/h và đổi hướng linh hoạt. Nhờ đó, nó trở thành một loại vũ khí cực kì nguy hiểm và rất khó nắm bắt.
Được biết, Nga có thể đưa khoảng 24 vũ khí tấn công hạt nhân siêu thanh Yu-71 vào trang bị trong giai đoạn 2020 - 2025. Đây cũng là khoảng thời gian, nước này hoàn thành xong việc chế tạo tên lửa xuyên lục địa Sarmat và máy bay ném bom tàng hình chiến lược PAK DA.
Không chỉ Nga, cả Mỹ và Trung Quốc cũng đang phát triển các loại vũ khí siêu thanh tối tân.
Trung Quốc đã phóng thử ít nhất 4 lần thiết bị tấn công siêu thanh Wu-14 và theo cảnh báo của Lầu Năm Góc, nó có thể vô hiệu hoá được lá chắn phòng thủ của Mỹ. Trong khi đó, loại thiết bị của Mỹ có tên vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW), được sử dụng như một phần của chương trình “Tấn công toàn cầu chớp nhoáng”.
Ấn Độ bật mí ứng viên thay thế xe tăng T-72
Lục quân Ấn Độ đang lên kế hoạch phát triển một mẫu xe tăng hạng trung mới, nhằm thay thế hơn 2.500 chiếc T-72 mua của Nga.
Xe tăng T-72
Theo đó, lực lượng này đã đưa ra yêu cầu tìm kiếm đối tác thiết kế mẫu xe tăng mới trong khuôn khổ chương trình “Xe tác chiến tương lai” (FRCV). Ấn Độ coi đây là nền tảng cho 11 loại xe quân sự khác nhau gồm: xe hạng nhẹ, xe bắc cầu bọc thép, pháo tự hành, pháo phòng không...
Nguyên Trung tướng Lục quân Ấn Độ, Anil Chait cho biết, FRCV có thể được phát triển dựa trên nền tảng xe tăng T-90, thay vì xe tăng Arjun Mark-II. Vì là mẫu xe tăng hạng trung, nên nó có thể có khối lượng trên 40 tấn. Ngoài ra, các nhà phát triển Ấn Độ muốn nhấn mạnh tới khả năng “sống xót cao” của chiếc xe.
Được biết, kế hoạch phát triển FRCV sẽ không ảnh hưởng tới tương lai của mẫu xe tăng nội địa Arjun. Xe tăng nội địa Arjun sẽ vẫn tiếp tục phát triển, ít nhất là đến phiên bản Mark-3 do thời gian hoàn thiện mẫu FRCV còn khá lâu.
Venezuela nhận số lượng lớn xe quân sự từ Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela, Vladimir Padrino Lopez mới đây đã tham dự buổi lễ tiếp nhận 557 xe quân sự Trung Quốc, được tổ chức tại căn cứ không quân Liberators, thuộc bang Aragua.
Theo đó, các xe quân sự gồm xe chống bạo động ABV-1; xe phun nước chống bạo động; xe thiết giáp bánh lốp 4x4 VN-4 và xe tải bánh lốp 6x6 NG2629 do công ty công nghiệp Bắc Phương Trung Quốc sản xuất sẽ được trang bị cho lực lượng Lục quân, Hải quân, Không quân, cảnh vệ quốc gia và cảnh sát Venezuela.
Xe thiết giáp VN-4 do Trung Quốc sản xuất
Việc nhận lô xe quân sự kể trên thuộc dự án trang bị 2.106 xe quân sự cho Venezuela, trong khuôn khổ kế hoạch hiện đại hóa và trao đổi trang bị của lực lượng vũ trang nước này giai đoạn 2009 – 2019. Phần lớn số xe được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Được biết, Venezuela sẽ tiếp nhận lô xe quân sự thứ 2 vào tháng 9/2015 và lô xe thứ 3 sẽ được bàn giao vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016. Lô thiết bị quân sự lần này sẽ giúp tăng cường sức chiến đấu và sự cơ động của lực lượng vũ trang Venezuela.
Trước đó, truyền thông Venezuela đưa tin, lực lượng cảnh vệ quốc gia Venezuela đã bị thiệt hại 16 xe quân sự trong đợt chống biểu tình diễn ra hồi tháng 2/2015.
Nhật phát triển phương tiện tấn công đổ bộ mới
Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries) của Nhật Bản đang phát triển một phương tiện tấn công đổ bộ mới, có khả năng trở thành sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Nhật Bản trong tương lai.
Phương tiện đổ bộ AAV-7 của Mỹ
Nguyên mẫu này sử dụng động cơ được cải tiến từ xe tăng chiến đấu chủ lực mà Mitsubishi từng chế tạo cho quân đội Nhật Bản, và một công nghệ động cơ phản lực mới.
Các kĩ sư của Mitsubishi tin rằng, phương tiện mới sẽ sở hữu sự linh hoạt và di chuyển trên nước nhanh hơn xe tấn công đổ bộ AAV-7 của Mỹ. Cụ thể, xe có thể di chuyển với tốc độ từ 20 - 25 hải lý/h, trong khi AAV-7 chỉ đạt tốc độ 7 hải lý/h.
Người phát ngôn của tập đoàn Mitsubishi cho biết, dự án phát triển phương tiện tấn công đổ bộ mới đã được trình lên Bộ Quốc phòng xem xét. Bên cạnh đó, hãng BAE Systems cũng đã đàm phán với Mitsubishi để trở thành đối tác, chịu trách nhiệm thiết kế phần thân của phương tiện này.
T.Quân (Theo Năng lượng Mới)
Có vẻ như là nghịch lý, nhưng đúng là muốn giữ hòa bình phải có nhiều vũ khí tối tân.
Trả lờiXóaViệt Nam nên đặt mua 10.000 phương tiện đổ bộ của Nhật Bản để bảo vệ tổ quốc.
Trả lờiXóa1000 tướng + 25000 tiến sĩ + 10000 GS PGS và 16 UVBCT VN
Trả lờiXóacó suy nghĩ gì khi TG đang tiến nhanh như vũ bão
Ôi Venezuela,đồng minh thân cận của csvn,nhập hàng đống vũ khí từ tàu,không sử dụng để bảo vệ đất nước mà chỉ hăm he đàn áp chính người dân của họ.
Trả lờiXóaVenez.bơi ngược dòng mà cứ tưởng mình khôn !
XóaChưa thấy quan tài chưa đổ lệ !
Nhân dân Venez.hãy chuẩn bị học bài học Ba Lan
để đấu tranh thoát khỏi chế độ CS.trong nay mai !