Hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' của cựu Thứ trưởng Ngoại
giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ đã đề cấp đến những gì xảy ra sau Hội nghị
Thành Đô 3-4 tháng 9/1990 giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc năm 1990, chủ
đề hiện được dư luận ở Việt Nam quan tâm trở lại:
Sau đây là hai chương BBC Tiếng Việt xin trích dẫn từ
các nguồn mở đã đăng trên mạng Internet ở nước ngoài ở dạng tư liệu, mở đầu là
chương 16 dưới tiêu đề 'Món nợ Thành Đô':
“Từ tháng 9/90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về
thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó, cụ thể là tác động với
Phnom Penh nhận SNC có 13 thành viên và do Sihanouk làm Chủ tịch. Với cách làm
đó, họ khơi sâu thêm bất đồng trong nội bộ ta… Trung Quốc thấy rằng việc thực
hiện thoả thuận Thành Đô gặp trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương
chia rẽ nội bộ ta càng trắng trợn hơn. Đại sứ mới của Malaysia ngày 3.10.90 đến
chào xã giao, nói với tôi là ở Bắc Kinh người ta đưa tin là có sự khác nhau
giữa Bộ Ngoại giao và lãnh đạo Đảng về chủ trương đối ngoại cho nên trong
chuyến đi Thành Đô gặp cấp cao Trung Quốc không có ông Nguyễn Cơ Thạch.
Sau Thành Đô, trong khi ta nới rộng hoạt động của sứ
quán Trung Quốc ở Việt Nam thì phía Trung Quốc lại tỏ ra lạnh nhạt với Bộ Ngoại
giao công kích lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam; hạn chế hoạt động của Đại sứ ta
ở Bắc Kinh, không sắp xếp Đại sứ ta tham dự vào cuộc Lý Bằng tiếp anh Võ Nguyên
Giáp, anh Vũ Oanh; cử cán bộ cấp thấp tiếp và làm việc với Đại sứ ta.
Trung Quốc một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa
giải quyết thì quan hệ Trung – Việt “chỉ có bước đi nhỏ”, mặt khác thăm dò và
tích cực tác động đến vấn đề nhân sự và phương án chuẩn bị Đại hội VII của Đảng
Cộng sản Việt Nam sẽ họp vào giữa năm 1991. Từ tháng 3/91, tại kỳ họp Quốc hội
Trung Quốc khoá 7, Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có
một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Về vấn đề SNC của
Campuchia. Trung Quốc không cố bám giữ con số 13, tạm gác vấn đề chủ tịch, phó
chủ tịch, đưa ra công thức “Sihanouk chủ trì các cuộc họp SNC”. Từ chỗ chỉ có
quan hệ với 3 phái, sau cuộc gặp SNC ở Pattaya (Thái Lan), Trung Quốc chuyển
sang quan hệ trực tiếp với Nhà nước Campuchia, mời Hun Sen thăm Bắc Kinh trong
3 ngày (22-24/7/91).
Chiều Chủ nhật 18/11/90 họp Bộ Chính trị về vấn đề
Campuchia. Từ sau khi P5 thoả thuận về văn kiện khung (28/890) cuộc đấu tranh
về vấn đề Campuchia đi vào giai đoạn cuối, gay gắt và quyết liệt. Thay mặt Bộ
Ngoại giao, tôi trình bày đề án về nguyên tắc đấu tranh về văn kiện khung của
P5 và về vấn đề SNC để Bộ Chính trị cho ý kiến. Khi tôi trình bày xong, anh
Thạch đề nghị Bộ Chính trị khẳng định 2 điểm:
1. Vấn đề SNC là vấn đề nội bộ của Campuchia, ta không
ép bạn được, phải tôn trọng chủ quyền của bạn;
2. Về văn kiện khung, ta phải bác những điểm vi phạm
Hiến chương LHQ. Nếu không sau này có ảnh hưởng đến vấn đề xử lý Trường Sa… Ta
thấy rõ Trung Quốc và Mỹ đều nhất trí xoá Nhà nước Campuchia bằng cách khác
nhau.
Cuối cuộc họp, Tổng bí thư Linh kết luận: “Về SNC ta
không thể góp ý với bạn được… Nếu nói Trung Quốc và Mỹ như nhau thì tôi không
đồng ý. Sau hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị sẽ đánh giá lại một số vấn đề
liên quan đến ngoại giao như nhận định về Trung Quốc thế nào, tuyên bố hoặc nói
về Trung Quốc như thế nào?”
Nguyễn
Cơ Thạch nói luôn: “Đồng ý đánh giá lại cả cuộc hội đàm ở Thành Đô”.
Dự thảo Hiệp định toàn bộ về Campuchia ngày 26/11/90
do P5 thảo ra đã được các thành viên SNC Campuchia chấp nhận về cơ bản tại cuộc
họp ở Paris
ngày 23/12/90. Chủ trương của ta là giải pháp chính trị về Campuchia, nhất là
những vấn đề nội bộ Campuchia, phải do bạn tự quyết định và chịu trách nhiệm
với dân tộc Campuchia. Ta hết sức giúp đỡ họ, gợi ý để họ tránh được những thất
bại không đáng có, nhưng ta không thể làm thay. Như vậy ta vừa hết lòng giúp
bạn vừa không để Việt Nam
một lần nữa bị sa lầy vào cuộc đấu tranh nội bộ của Campuchia. Không để vấn đề
giải pháp chính trị về Campuchia lại một lần nữa trở thành vấn đề lịch sử trong
quan hệ Việt Nam
– Campuchia.
Theo yêu cầu của bạn, ngày 14/1/91, tôi cùng các anh
Huỳnh Anh Dũng, Lê Công Phụng, Vũ Tiến Phúc, chuyên viên về giải pháp
Campuchia, sang Phnom Penh làm việc với bạn với mục đích:
a. Tìm hiểu suy nghĩ và ý định của bạn về giải pháp
Campuchia sau khi bạn đã chấp nhận văn kiện khung của P5 tại cuộc họp Jakarta
10/9/90 và chấp nhận về cơ bản dự thảo Hiệp định 26/11 của P5 tại cuộc họp
Paris 23/12/90;
b. Thuyết phục bạn kiên quyết tách riêng các vấn đề
nội bộ thuộc chủ quyền Campuchia để chỉ thảo luận và giải quyết trong SNC;
c. Thoả thuận kế hoạch chuẩn bị cho việc họp lại Hội
nghị quốc tế Paris .
Khi tiếp tôi, anh Hun Sen nói: “Trong nội bộ
Campuchia, xu hướng mạnh nhất là muốn có một giải pháp chính trị giữ được thành
quả cách mạng, không để cho Pol Pot quay trở lại… Tình hình hiện nay rất tế
nhị. Tình hình phức tạp sẽ xảy ra nếu ta chấp nhận một giải pháp vô nguyên tắc.
Chỉ cần chấp nhau một giải pháp như vậy thì nội bộ Campuchia đã hỗn loạn rồi
chứ chưa nói là ký kết. Ta giữ lập trường cứng như vừa qua là tốt. Đề nghị Việt
Nam
không để đẩy quá nhanh tiến trình giải pháp.
Như vậy, qua các cuộc gặp Bộ trưởng Hor Nam Hong, Thứ
trưởng Dith Munty và Thứ trưởng Sok An, nhất là qua phát biểu của Chủ tịch Hun
Sen chiều 16/11, có thể thấy được chủ trương của bạn cố kéo dài trạng thái đánh
đàm hiện tại vì nhiều yếu tố chủ quan khách quan khác nhau, song chủ yếu vì
trong nội bộ lãnh đạo bạn xu hướng chưa muốn đi vào giải pháp còn rất mạnh. Hun
Sen cho biết theo quyết định của Bộ Chinh trị Campuchia, trong cuộc họp Trung
ương ngày 17/1/91, ông ta sẽ thông báo cho Trung ương là “năm 1991 sẽ chưa có
giải pháp”.
Tuy nhiên, tôi lại có cảm thấy trong suy nghĩ cũng như
trong hành động lãnh đạo Campuchia đang có nhiều mâu thuẫn lúng túng, chưa xác
định được cho mình một đường lối rõ ràng mạch lạc, mà chỉ lo đối phó từng bước
với những vấn đề trong nội bộ cũng như với đối phương.
Trong lần gặp Heng Somrin ở Hà Nội ngày 24/2/91, anh
Nguyễn Văn Linh vẫn cố ép bạn “cần thực hiện tốt chính sách hoà hợp dân tộc,
không nên nhấn mạnh vấn đề diệt chủng, nên SNC gồm 13 thành viên và Sihanouk
làm Chủ tịch”. Heng Somrin về nói lại với Bộ Chính trị Đảng Campuchia thì tất
cả đều băn khoăn và ngại rằng Heng Somrin không thạo tiếng Việt nên nghe có thể
sai sót. Thực ra, như Hun Sen nói với anh Ngô Điền, khi nghe Heng Somrin nói
lại những ý kiến của anh Linh, Bộ Chính trị Campuchia rất lo vì thấy Việt Nam
khác Campuchia nhiều quá. Ngày 13/3/91 Hun Sen nói với anh Thạch: “Có thể có
sách lược phân hoá Khmer đỏ, nhưng dứt khoát không thể bỏ vấn đề diệt chủng.
Nếu bỏ sẽ có 3 mối nguy hiểm: sẽ mất con bài mặc cả trong đàm phán ngay từ đầu;
mất lợi thế trong tổng tuyển cử; kẻ thù sẽ có lợi trong việc vu cáo Việt Nam là
mọi chuyện xảy ra 12 năm qua đều do Việt Nam gây ra cả. Số lượng thành viên SNC
có thể là 12 hoặc 14, không thể chấp nhận con số 13, sẵn sàng cho Sihanouk làm
chủ tịch, Hun Sen làm phó, không đòi chức chủ tịch luân phiên hay đồng chủ tịch
nữa”.
Trong cách làm này của ta cho thấy ta chỉ quan tâm đến
điều mà ta cho là có lợi ích đối với ta mà thiếu cân nhắc xem điều đó có phù
hợp với lợi ích của bạn không. Cách làm đó tất yếu ảnh hưởng xấu đến quan hệ
gắn bó lâu nay giữa ta với Phnom Penh .
Đầu năm 1991, Bộ Chính trị đã có cuộc họp tại T78
thành phố Hồ Chí Minh (24-25/1/91) để bàn về vấn đề Campuchia. Tôi trình bày
chủ trương tách mặt quốc tế với mặt nội bộ của giải pháp Campuchia, đồng thời
báo cáo ý kiến của Hun Sen cho biết là Bộ Chính trị Campuchia quyết định không
đi vào giải pháp trong năm 1991. Bộ Chính trị quyết định cần thăm dò khả năng
họp Bộ Chính trị 3 nước để hướng Campuchia đi vào giải pháp, họp có tính chất
trao đổi, gợi ý chứ không quyết định, ta không thể ép bạn, đồng thời phải tỏ được
thiện chí, tránh mọi việc làm ta bị cô lập.
Nhân dịp này, tôi đã ngỏ ý với anh Thạch là tôi muốn
rút khỏi Trung ương khoá tới. Anh Thạch tỏ ý không tán thành. Đến tháng 2/91,
khi có cuộc bầu đại biểu ở các tỉnh để đi dự Đại hội VII, tôi đã gửi thư cho
anh Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, xin rút khỏi danh sách dự
Đại hội VII. Lúc này tinh thần tôi đã có phần mệt mỏi vì những sự việc trong
thời gian qua. Nhưng yêu cầu của tôi không được đáp ứng. Tôi nhận được giấy đi
dự Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn la và được bầu vào Đoàn đại biểu tỉnh Sơn la đi dự
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.Tháng 6/91, tôi có giấy đi dự Đại hội Đảng
với tư cách đại biểu tỉnh Sơn La rồi tiếp tục tham gia Trung ương khoá VII.
Tình hình bất đồng ý kiến trong Bộ Chính tri càng đến
gần Đại hội càng bộc lộ gay gắt. Ngày 13/4/91, trong cuộc họp Bộ Chinh trị bàn
về tình hình thế giới và đường lối đối ngoại để chuẩn bị báo cáo chính trị tại
Đại hội, sau khi anh Thạch bản báo cáo về “Tình hình thế giới và chiến lược đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta”, Lê Đức Anh giới thiệu đại tá Lân, cán bộ Cục II
Bộ Quốc phòng, trình bày về tình hình thế giới và mưu đồ đế quốc”. Nghe xong,
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chủ quan tôi nghĩ giữa bản trình bày
sáng nay (của Bộ Ngoại giao) và bản trình bày tình hình quân sự chiều nay của
Bộ Quốc phòng có nhiều chỗ khác nhau. Muốn thảo luận chủ trương thì phải thảo
luận tình hình trước, nhưng cách đánh gia tình hình còn khác nhau.”
Cố vấn Phạm Văn Đồng: “Nói khôi hài lúc này thật
không phải lẽ. Chúng ta cần cố gắng làm việc đúng lương tâm, nghiêm chỉnh, đúng
trách nhiệm của mình. Bộ Chính trị đã giao cho 3 đồng chí phụ trách 3 ngành làm
nhưng lại chưa làm”.
Lê Đức Anh: “Bộ Chính trị nên nghe tình hình
nhiều mặt, ngay trong nước chúng ta cũng đánh giá khác nhau. Căn cứ vào đánh
giá chung, mỗi ngành có đề án riêng, không làm chung được.”
Nguyễn Cơ Thạch đồng ý 3 ngành thảo luận để đi tới
nhất trí về tình hình, còn công tác thì mỗi ngành làm.
Trên tinh thần đó, ngày 2/591, đã có cuộc họp giữa
Ngoại giao, An ninh và Quốc phòng để thống nhất nhận định tình hình thế giới.
Dự họp về phía Bộ Quốc phòng có: Lê Đức Anh, Trần Văn Quang, Đại tá Lân, Bộ Nội
vụ có: Mai Chí Thọ; Bộ Ngoại giao có Nguyễn Cơ Thạch và 4 thứ trưởng. Còn 3 phó
ban Đối ngoại: Nguyễn Thị Bình, Trịnh Ngọc Thái, Nguyễn Quang Tạo. Thu hoạch
của cuộc họp khá nghèo nàn, không đem lại được sự nhất trí trong nhận định tình
hình, chỉ nhất trí được mấy điểm lý luận chung chung.
Chỉ còn một tháng đến ngày họp Đại hội VII, Chính trị
B họp liền gần 3 ngày (15,16 và 17/5/91) để thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về
tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và
phương hướng tới”. Bộ Chính trị có mặt đông đủ. Theo dõi cuộc họp ở ghế dự
thính. Số dự thính lúc đầu có 10 người, từ chiều 16/5 khi đi vào kiểm điểm việc
thực hiện các Nghị quyết về đối ngoại của Đại hội VI thì dự thính thu hẹp lại
chỉ còn có Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm và tôi. Từ đầu đến cuối, tôi
đã nhận rõ sự đấu tranh giữa hai quan điểm về mặt quốc tế, nhất là khi đi vào
phần kiểm điểm thực hiện đường lối đối ngoại, nói đến vấn đề Campuchia và quan
hệ với Trung Quốc.
Bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có nêu “đã có
một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị”, “thái độ đối
với Trung Quốc có sự thay đổi qua 2 giai đoạn (trước và sau năm 1989) trái với
Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (20/5/88)”, “giữa ta và bạn Campuchia đã bộc lộ
sự khác nhau khá rõ rệt”, về đối ngoại, ta “lúng túng, thiếu bình tĩnh” trước
cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và Liên Xô…; đã bỏ lỡ cơ hội cải thiện với
ASEAN (khi Thái Lan mời Thủ tướng Đỗ Mười sang thăm, nhưng anh Mười nói phải đi
Liên Xô, đi Ấn Độ rồi mới đi Thái), đã làm nảy sinh tranh cãi khá căng, đặc
biệt khi bàn đến đúng sai trong chuyện gặp cấp cao Trung Quốc ở Thành Đô tháng
9.90 và vấn đề chống diệt chủng và “giải pháp Đỏ”.
Anh Võ Chí Công: “Về Trung Quốc rất phức tạp… Bộ Chính
trị đã đánh giá Trung Quốc có hai mặt xã hội chủ nghĩa và bá quyền. Về xã hội
chủ nghĩa cũng cần thấy là trong “nháy nháy”… Khó khăn là chưa bình thường hoá
quan hệ… Họ đưa ra 5 trở ngại, có cái hàng trăm năm không giải quyết nổi. Ví dụ
như chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên
cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạtta ra… Chuyện “giải pháp Đỏ”
là không được, vì như vậy thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đi với ta chống Mỹ
trong lúc chủ trương của họ là tranh thủ khoa học – kỹ thuật của phương Tây để
hiện đại hoá, còn gì là Trung Quốc nữa?
Tới cuối cuộc họp, Nguyễn Đức Tâm còn nói: “Chưa làm
dự thảo Nghị quyết ngay được vì qua thảo luận thấy ý kiến Bộ Chính trị còn khác
nhau về đánh giá đúng thành tích, đúng bạn thù, đối sách. Đại hội đến nơi, sau
Đại hội không còn Bộ Chính trị này nữa, tuy một số đồng chí còn ở lại… Mặc dù
vậy Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp vẫn kết luận làm dự thảo Nghị quyết về
đối ngoại.”
'Lịch sử chưa sang trang'
Chương 20 là chương kêt thúc hồi ký, dưới tiêu đề “Kết
thúc một chặng đường nhưng lịch sử chưa sang trang”, ông Trần Quang Cơ viết: “Sau
12 năm ròng rã, đối với chúng ta, vấn đề Campuchia coi như đã kết thúc và đã
trở thành một hồ sơ của bộ phận lưu trữ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng
những bài học của 12 năm ấy vẫn còn có nhiều tính chất thời sự, nhất là bài học
về chính sách và thái độ cư xử với các nước lớn.
Tiếp sau việc vấn đề Campuchia được giải quyết là việc
thực hiện bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Theo thoả thuận giữa hai bên,
ngày 5/11/91, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm
chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan
hệ giữa hai nước.“Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau… Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng
minh, không trở lại quan hệ như những năm 50-60…”
Ông Trần Quang Cơ đã nhìn thấy trước kế hoạch độc
chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Tuy nhiên sau khi bình thường hoá quan hệ, lại dồn dập
diễn ra những sự kiện xấu trên nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, tập trung gay
gắt nhất là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ trên bộ vùng biên giới Hà Giang
tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng
12/91 rồi 4.5.92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5.92) và tranh chấp biển đảo mà
đỉnh cao là vụ Trung Quốc công khai hoá việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác
dầu khí với Công ty Năng lượng Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục
địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).
Vì sao Trung Quốc tăng cường lấn ép ta vào thời điểm
này? Vì Trung Quốc cho rằng tình hình đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp
rút thực hiện yêu cầu tăng thế và lực (xây dựng hải quân nhanh, nổ thử bom 1000
kilôton, thi hành chiến lược “biên giới mềm”) nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ
bất lợi so với Mỹ và các nước lớn khác, trong đó có ý đồ gấp rút biến biển Nam
Trung Hoa – mà ta gọi là Biển Đông – thành vùng biển độc chiếm của Trung Quốc,
từ đó khống chế toàn bộ vùng Đông Nam Á.
1. Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới
chưa hình thành. Các đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương
đều đang gặp khó khăn, Liên Xô vừa tan rã. Liên bang Nga trước mắt chưa phải là
thách thức đáng kể, Mỹ đang giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á – Thái Bình
Dương, tránh can thiệp nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến.
Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường hoá
quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa siết
chặt bên trong, nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam – Đông Dương là thuộc khu
vực ảnh hưởng của Trung Quốc.
2. Đông Nam Á mới bắt đầu quá trình nối lại các quan
hệ giao lưu giữa hai nhóm nước đối đầu cũ. Triển vọng liên kết hay nhất thể hoá
Đông Nam Á, bất lợi đối với ý đồ bá quyền của Trung Quốc, đang còn có những trở
ngại (nghi ngờ nhau do khác ý thức hệ, va chạm lợi ích, ý đồ của Thái Lan đối
với Lào, Campuchia) đòi hỏi thời gian khắc phục Trung Quốc muốn tranh thủ thời
gian này để cản phá xu thế hợp tác khu vực giữa Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam
và ASEAN tạo ra một tập hợp lực lượng thân Trung Quốc ở Đông Nam Á (quân phiệt
Thái, quân phiệt Myanmar, Khmer đỏ ở Campuchia và Lào nếu có thể) để khuất phục
Việt Nam.
3. Bản thân Việt Nam còn đang lúng túng về những vấn
đề chiến lược (vấn đề đồng minh, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề bạn thù)
trong tình hình mới sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ với Mỹ chưa bình thường
hoá, Trung Quốc muốn đi vào bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thế mạnh.
Vì vậy Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường
hoá quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa siết
chặt bên trong, giành lợi thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ.
Cả hai mặt đều nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam –
Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn tách Việt Nam khỏi
Đông Nam Á và thế giới bên ngoài.
* Nội dung
cuốn hồi ký (2005) thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ
đã được công bố lần đầu năm 2008 trên nhiều trang
mạng ở nước ngoài. BBC Tiếng Việt chưa có điều kiện phỏng vấn chính
tác giả về những nội dung này. (BBC)
--------------
Nếu nói HN này khẳng định 2020 VN sẽ trở thành 1 huyện (thậm chí không được 1 tỉnh) của TC thì chưa thấy bằng chứng vững chắc.
Trả lờiXóaNhưng có vẻ tinh thần của nó là "VC sẽ làm thân phận chư hầu trung thành của TC"?
Đây là chuyện tối mật,phải tuyệt đối bưng bít,
Xóathì làm sao có "bằng chứng vững chắc" ?
Nếu nói ra thì vô cùng bất lợi,thậm chí đe doạ
và làm lung lay "chính danh" của CsVN.
"Chứng cớ vững chắc" thì mất mẹ nước rồi !
Tôi nói "chưa" mà. Chúng ta phải chính xác, đừng bừa ẩu như tuyên Ráo.
XóaĐây là món nợ lớn mà con cháu chúng ta sẽ phải trả, không phải một lần mà nhiều năm.
Trả lờiXóaCám ơn vong hồn ông Trần Quang Cơ là người đầu tiên đã tiết lộ tội bán nước trời không dung, đời không tha của một tập đoàn tội ác, lừa đảo. Đến lúc này tội ác đó đã và đang được phanh phui ra rồi.
Đã đến lúc nhân dân ta đồng lòng đứng lên chặn bàn tay đẫm máu đó lại.
Tôi đồng ý với bạn.
XóaCCB
Tôi cám ơn ông Trần Quang Cơ, đã có trách nhiệm, nói ra sự thật, để thế hệ sau hiểu rõ.
XóaVề trách nhiệm, ông hơn rất nhiều các vị, nhân vật lịch sử: Lê Đức Thọ, Ng Cơ Thạch, Võ Nguyên Giáp, Ng văn Thiệu, Dương văn Minh, Trần Xuân Bách,..., những người biết rõ các sự kiện trong quá khứ, mà đã không dám viết ra!
Cái này do Bắc kinh dằn mặt vì làm chưa đúng ý kiến chỉ đạo , hay chuyện nội bộ thanh toán nhau đây :
Trả lờiXóahttp://www.vietpressusa.com/2015/06/tin-ac-biet-ai-tuong-bo-truong-quoc.html
http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/06/ro-tin-on-ai-tuong-phung-quang-thanh-bi.html
Lich su rat cong bang Thoi gian se lam ro trang den Nhung toi do cua dan toc se muon doi bi nguyen rua Hay cho day.......
Trả lờiXóaLich su rat cong bang Thoi gian se lam ro trang den Nhung toi do cua dan toc se muon doi bi nguyen rua Hay cho day.......
Trả lờiXóaHội nghị Thành Đô nói gì ? sao cứ im re ra thế ! chúng tôi muốn biết vì chúng tôi là chủ nhân của đất nước này ( chứ không phải các ông,các ông chỉ là chủ của đảng cộng sản các ông thôi !)
Trả lờiXóaCái gọi là hội nghị Thành Đô (Có chủ trương VN xẽ sát nhập vào TQ năm 2020 theo luận diệu của bọn phản động) là sự lừa bịp kinh khủng. VB HN Thành Đô là tài lieu Mật vậy mà chúng cứ nói tinh tướng như chính chúng đang cầm trong tay VB này. Ấy vậy mà khối người tin, that ngây thơ! Không và không bao giờ có chuyện đó. Với bản lĩnh và tầm nhìn của ĐCSVN không bao giờ có thể có chuyện đó. Người dân huyện Tiên Lãng (HP) chúng tôi tin vào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và không bao giờ tin vào luận điệu nói xấu chế độ, kích động của lũ bán nước, hại dân (đã và đang lợi dung mạng Inter nét để làm điều đó).
Trả lờiXóaÔng dlv đeo mặt nạ "người dân huyện Tiên Lãng" ơi!
XóaQua một số còm của ông,có thể nhận thấy rằng,băng đảng của ông đã hết người,hết lí lẽ,chỉ còn biết cử mấy tay ngây ngô như ông ra nói bừa,nói khan.
Chỉ hi vọng,khi nắm súng đạn trong tay,ông đừng có bắn bừa,bắn khan như thế.Đó là tội ác
" Hội nghị Thành đô là tài liệu mật".DLV có bao giờ tự hỏi là vận mệnh của một quốc gia thì tại sao phải là điều bí mật ? không có gì khuất tất thì tại sao lại giấu nhẹm như mèo giất kít như thế ?
XóaVi trùng cộng sản chỉ phát triển ở những cái đầu đầy đất như của chú em !
Mấy ông ở "Dinh toàn quyền Đảng" làm điều đó mà không hỏi ý kiến dân, Quốc hội không được bàn, "Mật ước" ư? "Thỏa ước" ư? Đất nước, Tổ quốc, Dân tộc của ai? Tại sao đến Quốc hội, Chủ tịch nước, Bộ ngoại giao...cũng không được bàn thảo, quyết định?
XóaThế trước đó mi, và gần như toàn bộ dân Việt, không tin là có Công Hàm Bán H2O 1958 nhỉ, Nặc danh14:42 Ngày 29 tháng 06 năm 2015?
XóaMà có biết chính tả không? Phải là "Sáp nhập" nhé! Dốt!
Tại sao hiệp nghị thành đô lại phải mật? Giờ có phải thời hoạt động kín đâu mà cần mật? Chắc phải có điều gì đen tối , mờ ám lắm thì mới "bí mật" chớ? Mà sao ĐCS lại coi đất nước này là của riêng mình để "bí mật" với nhau? Đất nước VN là của cả dân tộc VN , kể cả những người Việt xa xứ ở nước ngoài !
Xóatôi đồng ý với bạn 14:42, không bao giờ có chuyện đó, đây là luận điệu, kích động của lủ bán nước hại dân,không ai tin đâu, chỉ có bọn ngu xuẩn và kẻ có mưu đồ phá hoại sự bình yên của đất nước, nói xấu chế độ mà thôi.
Trả lờiXóaTôi lại cho rằng Nặc danh 14.42 nói sai, như thế là phủ nhận sự trung thực của ông Trần Quang Cơ đó
XóaMời bạn đọc thêm bài "Nước còn hay mất" thì sẽ
Xóathấy lời giải GIÁN TIẾP.
Đó là tội TÀY TRỜI nên chỉ người trong cuộc là
ông Thạch và Cơ biết qua câu than "Một thời kỳ
Bắc thuộc mớu đã bắt đầu".
Nếu có thật đi nữa,ai dám nói ra,kể cả giặc Tàu
cộng.Chẳng lẽ mấy ông chóp bu BCT.dam nhan
minh BAN NUOC hay sao ?
ông trần quang cơ đâu có nói thỏa thuận bán đất nước hay thành khu tự trị hoặc 1 tỉnh gì đâu.ông chỉ bất đồng: không thể hửu hảo xem trung quốc như một nước cộng sản được vì năm 72 đã bắt tay thượng hải với mỹ rồi,và không nên theo đường lối trung quốc cụ thể như ép campuchia (hunxen)hay cản vn gia nhập asean vv thật ra lê duẩn đã biết từ lâu, nên ông cho hoa kiều đi hết còn đề nghị ghi vào hiến pháp 82 ngay lời nói đầu, trung quốc là kẻ thù trực tiếp của việt nam.
Trả lờiXóaTrời !,đất nước rã rời như thế này,tụt hậu sâu hàng thế kỷ so với một số nước trong khu vực chứ đừng nói là các cường quốc trên thế giới,kinh tế tài chính thì nợ như chúa chỏm,giáo dục thì vào loại gần bét thế giới ( các gia đình có tiền hay các quan tham nhũng thì đều cho con cái họ đến xứ "tư bản giãy chết" mà học,chứ đâu có cho học trong nước đâu ( mặc dầu đây là "xứ đỉnh cao trí tuệ loài người",tham nhũng vào loại nhất nhì thế giới,đất nước không vươn lên được là vì vậy !,toàn vẹn lãnh thổ ư? ngư dân VN luôn bị quân xâm lược Tàu cộng tấn công,bắn giết cướp bóc vô tội vạ mà không ai bảo vệ cả ngay chính trên trường của ông cha để lại vân vân và vân vân - như thế đó,còn gì để nói nữa không đây ! các tay sai của giặc Tàu đừng trà trộn vào đây gây xáo trộn nữa,các người chắc chắn không yêu gì đất nước này đâu !!!
Trả lờiXóaNhất trí!
XóaHoàn toàn nhất trí !!!
Xóa