Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Phải “bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của người dân”.

“Hoạt động trong bối cảnh phức tạp của giai đoạn đầu áp dụng kinh tế thị trường, đất nước hội nhập sâu rộng, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ làm báo phát triển như vũ bão, báo chí không tránh khỏi những sai phạm, khuyết điểm”.
“… bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của người dân”.
Chiều 19-6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2015). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ; đông đảo các nhà báo, lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí.
Tại lễ kỷ niệm, thay mặt giới báo chí cả nước, đồng chí Nguyễn Bắc Son và đồng chí Thuận Hữu bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ các cấp Hội Nhà báo Việt Nam. Trong hoạt động, báo chí luôn có ý thức phát huy truyền thống vẻ vang, giữ vững bản lĩnh chính trị của nền báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Báo chí có những đóng góp to lớn trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hoạt động trong bối cảnh phức tạp của giai đoạn đầu áp dụng kinh tế thị trường, đất nước hội nhập sâu rộng, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ làm báo phát triển như vũ bão, báo chí không tránh khỏi những sai phạm, khuyết điểm. Trách nhiệm của đội ngũ báo chí hiện nay là sớm khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, xứng đáng hơn nữa với truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng.
Đồng chí Thuận Hữu bày tỏ mong muốn Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nhà nước chủ động cung cấp thông tin cho báo chí để định hướng dư luận xã hội và nhanh chóng thực hiện quy hoạch báo chí...
Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi những lời thăm hỏi thân thiết, lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các nhà báo lão thành; lãnh đạo các cơ quan báo chí; những người làm báo cả nước; các cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn tự hào và ủng hộ báo chí cách mạng nước ta. Trong 90 năm qua, đất nước trải qua nhiều bước ngoặt lịch sử, báo chí cách mạng nước ta luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử; luôn nỗ lực, lao động miệt mài, cần mẫn, năng động, sáng tạo, nỗ lực, phấn đấu không ngừng và hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin yêu giao phó cho báo chí cách mạng Việt Nam. "Báo chí đã thật sự đóng góp quan trọng, to lớn vào thành tựu chung của đất nước trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc ngày nay" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá.
Theo Thủ tướng, từ sự trung thành, từ sự hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ sự đóng góp to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc, đội ngũ báo chí cách mạng cũng không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Thành tựu và kết quả đạt được là những ưu điểm - một mạch chính, một dòng chảy chính trong suốt 90 năm qua. Sự trưởng thành của báo chí cách mạng thể hiện cả về trình độ, ý thức chính trị, cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về công nghệ,... Sự trưởng thành còn thể hiện ở sự thành công trong hội nhập với báo chí quốc tế. Báo chí cách mạng Việt Nam đã thực sự sánh vai với bạn bè quốc tế.
Thủ tướng cũng bày tỏ: "Nhân đây chúng ta thành kính, tri ân, tưởng nhớ các thế hệ làm báo đi trước đã dành cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp báo chí, một nghề hết sức cao quý, có vai trò và vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước; nhiều nhà báo đã không tiếc mồ hôi, nước mắt, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đảng, Nhà nước luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam".
Thủ tướng nhấn mạnh, trong những lúc khó khăn, báo chí đã góp phần rất lớn và tạo đồng thuận xã hội về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, qua đó phản ánh kịp thời những ý kiến sôi động từ thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước kịp thời ban hành, điều chỉnh chủ trương, giải pháp. Thời gian qua, báo chí đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Thủ tướng nhấn mạnh, từ nay tới cuối năm, Bộ Chính trị đã xác định ba nhóm nhiệm vụ lớn là: Thứ nhất, các cấp, các ngành phải phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của năm 2015, từ đó góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (2011-2015), gắn với đó là cải thiện thiết thực đời sống người dân, nhất là người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ hai, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không ngừng củng cố quốc phòng-an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Thứ ba, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí hết sức quan tâm công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; đóng góp thiết thực, hiệu quả vào thực hiện các nhóm nhiệm vụ nêu trên.
Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của báo chí, nhận thức rõ về chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng nước ta và sẽ làm hết sức mình để báo chí cách mạng phát huy tối đa vai trò, làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp ngày càng to lớn vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội; tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí cách mạng nước ta không ngừng phát triển, không ngừng lớn mạnh. Để thực hiện yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp để báo chí vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, vừa phát triển. Thủ tướng cũng nêu rõ, bối cảnh mới đặt ra các yêu cầu mới đối với các cơ quan báo chí, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, Nhà nước không thể bao cấp, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như vũ bão... báo chí cách mạng phải hết sức năng động, sáng tạo trong hoạt động; chủ động đề xuất cơ chế, chính sách, tìm câu trả lời từ thực tiễn hoạt động để làm sao phải bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cũng như bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của người dân, đồng thời phải tiếp tục phát triển và lớn mạnh.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn, lãnh đạo các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy những kết quả đạt được, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Đồng thời, Thủ tướng mong muốn các nhà báo, phóng viên, những người làm báo hết sức đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với xã hội, đối với đất nước; không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng đã lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng, các ý kiến phát biểu của các nhà báo lão thành, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các nhà báo; đồng thời đã trao đổi, trả lời, giải đáp các kiến nghị, những vấn đề mà các nhà báo quan tâm như công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ báo chí; quản lý, quy hoạch và phát triển báo chí; việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí...
PV/NDO
------------

50 nhận xét:

  1. Phải bảo đảm được sự bịp bợm của đảng như là sự thật và chân lý để "định hướng"người dân? đó là mục tiêu của truyền thông "chính thống"(đúng ra là "thống lĩnh" của cái thằng "lãnh đạo tuyệt đối và toàn riện")

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục.
      Cấm chửi tục, như Thành phố Hà Nội đã ra quyết định “ kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý,” là cấm người ta bộc lộ hết cảm xúc của mình, và là vi phạm tự do ngôn luận.
      Nguyên tắc này được công nhận trong luật Mỹ vào thế kỷ trước, năm 1970. Paul Cohen, một thanh niên 19 tuổi có việc vào tòa án Los Angeles để làm chứng trong một vụ án. Lúc này là lúc chiến tranh tại Việt Nam đang lên cao và thanh niên Mỹ đang bị động viên vào lính. (Thời đó Mỹ vẫn còn bắt lính.) Cohen mặc áo khoác trên đó có dòng chữ “FUCK THE DRAFT” (“đ.m. quân dịch”).
      Tất nhiên, người Hà Nội có nhiều lý do để chửi, không phải lý do nào cũng liên quan đến chính trị hoặc nhà cầm quyền.
      Hàng tôm hàng cá chửi là vì họ có lý do của họ. Nhân danh văn hóa, hay giáo dục, hay gì đấy để cấm chửi, là ngăn chặn không cho người ta diễn đạt hết cảm xúc.
      Không có người nào giống người nào. Một câu chửi có thể có vẻ chói tai, mất dạy, với người này, nhưng lại là những lời chí lý đối với người khác. Chính Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng thấy điều này khi phán quyết Cohen viết, “one man's vulgarity is another's lyric” - một câu chửi tục đối với người này là lời hát êm tai đối với người khác.

      Xóa
    2. Blog là lĩnh vực mà nhà nước hay chính quyền vừa biết mà vừa chẳng biết mấy. Đây là mặt trận mới. Và blog đang làm chính quyền đau đầu vì họ biết rằng họ không còn độc quyền về quyền lực được nữa bởi họ không kiểm soát được thông tin. Do đó tại Việt Nam, điều đang xảy ra là nhà nước này đang phản ứng rất quyết liệt và hành xử theo lối trấn áp.

      Nhưng họ nên hiểu là họ không hành xử được như vậy về lâu dài. Tuy nhiên từ nay cho tới lúc những nhà nước này biết và chấp nhận sự tồn tại của thế giới blog thì chắc chắn chúng ta sẽ vẫn thấy các blogger bị sách nhiễu, bị bắt bởi chính quyền không sẵn sàng chấp nhận lối thể hiện tự do ngôn luận theo cách này.

      Xóa
    3. Nhà chức trách trước hết là nên phát thông tin nhiều hơn thì tốt hơn là ít thông tin. Tức là khi có thêm người đặt câu hỏi hay chỉ trích thì chính phủ không nên phản ứng bằng cách kiểm soát thông tin mà nên phản hồi bằng cách đưa thêm thông tin. Đây là cách tiếp cận nên thực hiện.

      Đối với cộng đồng viết blog thì chúng ta cần đoàn kết. Điều quan trọng nên biết là các blogger không bị đơn độc vì có rất nhiều người tin tưởng vào tự do ngôn luận và chính vì vậy sẽ có tình đoàn kết và cần phải đoàn kết. Và đối với các nhà báo thì lại càng cần phải thấy rằng blog là không gian cũng rất quan trọng đối với họ.

      Xóa
    4. Còn vụ chính quyền Việt Nam xử phạt gần 700 triệu đồng, tịch thu tên miền trang mạng của tờ báo này www.nguoicaotuoi.org.vn và đình chỉ chức vụ tổng biên tập ông Kim Quốc Hoa, người đã từng đăng nhiều thông tin về các vụ tham nhũng liên quan đến các quan chức cấp cao.
      Thế là 3X sợ tự do ngôn luận và tự do thông tin rồi, khi dám động đến tham nhũng là mảnh đất của 3X và đồng bọn.

      Xóa
    5. Công ước nhân quyền châu Âu (Công ước) có hiệu lực từ ngày 3-9-1953. Công ước đưa ra các quy định về các quyền cơ bản của con người, trong đó quyền tự do ngôn luận được ghi trong Ðiều 10 của Công ước, theo đó: "1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới. 2. Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp".
      Nước Pháp là một trong những quốc gia tham gia soạn thảo bản Công ước và là một trong những nước được coi là hình mẫu trong việc tôn trọng tự do ngôn luận. Trên thực tế, trước khi có Công ước, nước Pháp đã xây dựng cho mình một hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ nhằm bảo đảm đến mức tối ưu quyền tự do ngôn luận của người dân thông qua Luật tự do báo chí 1881 (Luật 1881). Luật này được coi như là bộ luật gốc điều chỉnh các hành vi bày tỏ ngôn luận của mọi người.
      Việt Nam có làm được như nước Pháp không hoặc tại sao không

      Xóa
    6. “Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị” – thẩm phán Brennan, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đã viết như vậy trong án lệ City of Houston v. Hill năm 1987.
      Ở Việt Nam, các hành vi khinh miệt công an ngày càng được phản ánh nhiều hơn trên Internet và báo chí, mà vụ việc gần đây nhất là videoclip người mẫu Trang Trần chửi bới công an phường Hàng Buồm (Hà Nội) ngày 26/2/2015 vừa qua. Cô lập tức bị bắt và bị tạm giữ hình sự trong ba ngày trước khi được tại ngoại. So sánh với pháp luật Mỹ có thể gợi mở ra một hướng tranh luận cho vấn đề đang rất nóng hổi này ở Việt Nam.
      Từ những năm của thập niên 60 ở Mỹ, bắt đầu có một cách gọi với hàm ý chế giễu việc cảnh sát Mỹ tự đặt mình ở địa vị của tòa án để xác định hành vi “miệt thị” áp đặt lên người dân khi phải trao đổi với cảnh sát. Thành ngữ “Contempt of Cop” ra đời bằng cách ghép từ “cop” – một từ lóng dùng cho từ cảnh sát (police officer) ở Mỹ, và từ “contempt” – “khinh miệt” trong tội khinh miệt tòa án.

      Cùng một tư duy, những thành ngữ khác cùng ý niệm với “khinh miệt cảnh sát” ra đời, chẳng hạn như “disturbing the police” – gây rối lực lượng cảnh sát – dựa theo tội “disturbing the peace” – gây rối trật tự công cộng. Mang nặng tính chế giễu hơn là “flunking the attitude test” – “thái độ không đủ điểm” hay “P.O.P”, viết tắt từ “Pissing Off the Police” – “chọc điên cảnh sát”.

      Trong những bài viết hay các bài nghiên cứu về hành vi sai phạm của cảnh sát ở Mỹ (police misconduct), tội “khinh miệt cảnh sát” thường xuyên được mang ra để chỉ trích nhân viên công vụ ở Mỹ và hay được dùng làm kết luận một cách châm biếm rằng, tội này mới là tội ác “nghiêm trọng” nhất mà một bị can có thể phạm phải khi đối mặt với cảnh sát. Từ những định nghĩa này và các án lệ có liên quan, “khinh miệt cảnh sát” không phải là một tội hình sự để có thể dẫn đến việc giam giữ và bỏ tù công dân ở Hoa Kỳ.

      Xóa
    7. Ở Mỹ, Cảnh sát không có quyền để giới hạn ngôn luận của người dân ngay cả khi đang thi hành công vụ
      Nếu ở Mỹ, với những câu chửi tục với công an, sẽ rất khó xử phạt hay bỏ tù Trang Trần, bởi chửi tục cũng được coi là một phần của quyền tự do ngôn luận và luật Mỹ không có xu hướng hình sự hóa vấn đề này. Tòa án dân sự mới là nơi thường được dùng để phân xử những vụ việc như vậy.

      Xóa
    8. “Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị”.

      Xóa
    9. Tuyên ngộn nhân quyền của Mỹ mà Bác Hồ trích và đưa vào trong tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 đầy đủ như sau: "Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
      Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân. Nếu chính phủ nào hủy hoại những mục tiêu này thì người dân có quyền thay đổi hoặc lật đổ chính phủ và hình thành nên chính phủ mới, dựa trên những nguyên tắc và tổ chức quyền lực theo hình thức mà người dân cho là chắc chắn sẽ đảm bảo được sự an toàn và hạnh phúc của họ"

      Tiếc rằng vế sau Bác Hồ không đưa vào nhưng cung có nhiều lần Bác nói: "Dân có quyền đuổi chính phủ nếu chính phủ không hợp lòng dân!"

      Xóa
    10. Nhưng trên sân cỏ của bóng đá Âu Mỹ, chỉ cần cãi lại trọng tài là bi thẻ vàng, còn miệt thị trọng tài thì bị thẻ đỏ đuổi ra khỏi sân. Như cầu thủ "vàng" Neymar" vừa bị đuổi khỏi sân và treo giò cho hết Cupa America chỉ vì dám nói trọng tài là " đồ con hoang"

      Xóa
    11. Trọng tài khác với cảnh sát, cảnh sát là người làm thuê cho người dân để bảo đảm trật tự an ninh, còn trọng tài là người cầm cân nảy mực trên sân cỏ giữa 2 đội. đừng dùng cảnh sát để muốn bắt giết đánh ai thì giết và ném đá giấu tay.

      Xóa
  2. "Pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn bảo đảm cho mọi công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng không bảo đảm tự do sau khi ngôn luận"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Đối lập với báo chí tự do là báo chí bị kiểm duyệt. Báo chí bị kiểm duyệt là “con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa“. Karl Marx
      “Mãi tới bây giờ chưa có một người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo nào cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở Châu Âu và các nước Châu Á khác chứ không phải một tờ báo do chính quyền thành lập…” – Nguyễn Ái Quốc
      “Dân chủ là để cho dân mở mồm ra nói. Dân chủ là đừng bịt miệng dân”. – Hồ Chí Minh
      Thế đấy, nói thì như rồng leo, mà làm thì khác gì mèo mửa.
      "Cs chỉ có tuyên truyền và dối trá"-Gorbachev, tổng bí thư đảng cs Liên xô.

      Xóa
    2. Còm này mới hay chứ! ngắn gọn mà quá đầy đủ.

      Xóa
    3. Tớ xin bổ túc vế kia

      "bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, tớ thêm, mà Đảng cho phép đăng"

      Ngoài nguồn thông tin đó thì bảo đảm không có quyền, aka, không được tiếp cận .

      Xóa
  3. "đã lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng"?
    Tai nầy lọt gua tai kia!

    Trả lờiXóa
  4. Nhà váo tập sợlúc 09:19 21 tháng 6, 2015

    Thủ tướng nói sao ta cứ làm vậy.
    Mai mốt cấp f]ới của thủ tướng có làm điều gì sai trái, xin cứ kiện, thủ tướng phải bênh ta.
    Dưng mà, nhân djp này TT hãy ra lệnh thả các nhà báo tự do, các bloger trước đã.
    Họ là nhưbf nhà báo chân chính

    Trả lờiXóa
  5. Ngay cả điều 25 hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng công nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Thế nhưng lại thòng thêm phần sau là: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Và trên thực tế thì luật pháp đã thủ tiêu các quyền thiêng liêng này của người dân Việt Nam hoặc nhà cầm quyền không dám ra luật. Đến giờ phút này vẫn chưa có một tờ báo tư nhân ở Việt Nam. Chỉ cần nhìn vào đó là đủ biết thể chế chính trị ở Việt Nam là dân chủ hay độc tài.

    Trả lờiXóa
  6. Thời Pháp thuộc đã có báo chí tư nhân như: Nam Phong, Nông Cổ Mín Đàm, Tiếng Dân, Gia Định báo,... có các nhà xuất bản tư nhân như Nam Đồng thư xã, Quan hải tùng thư... Ta có thể thấy những người lãnh đạo đảng cộng sản hiện tại còn kìm kẹp dân nặng nề hơn thời Pháp thuộc. Vậy ý nghĩa của giải phóng dân tộc có còn không? Dân quyền có được tự do hơn không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nông cổ mín đàm (nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn") là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt. Nông cổ mín đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.
      Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ban hành tại Sài Gòn ngày 14 tháng 2 năm 1901. Ban đầu, trụ sở của tòa soạn đặt ở số 84 đường La Grandière, Sài Gòn. Một thời gian sau, trụ sở thay đổi liên tục, cuối cùng tọa lạc tại số 12 đường Cap St–Jacques, Sài Gòn. Mục đích của việc xuất bản tờ báo được nói khá rõ ở lời "tự tự' số 1:
      “Hai mươi năm chẳng ở miền Nam thổ, nay đã tiệm thành cơ chỉ qui mô. Đường thiên lý lục tỉnh dẫu khác đạo cang thường lễ nghĩa như nhau, nơi nơi cũng "Tạo doan hồ phu phu". Việc hiếu-sự nay đà rang rảnh tình thê nhi thêm lại rịch ràng. Vậy nên công sự từ hưu, vui theo thú thê trì nông-cổ. Thương Nam thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng Tây nhơn, muốn sao cho nông-cổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cọng hưởng. Vậy ra sức lập nên nhựt báo thông tình nhau mà lại rộng chỗ kiến văn, lần lần liệu ta cử đồ đại sự. Trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước Đại-thanh đâu đâu cũng đều có công văn nhựt báo. Há Lục tỉnh anh hùng trí dõng, lại khoanh tay ngồi vậy mà xem, không thi thố cùng người mà trục lợi. Nay nhờ lượng quan trên nghị chuẩn, cho ấn hành Nông-cổ mín-đàm. Vậy xin lục dịch lảm tàng, mà gắn sức giúp nhau nên việc”.

      Xóa
  7. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong Câu lạc bộ Nhà báo tự do đã bị bắt như anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), chị Tạ Phong Tần, anh Phan Thanh Hải. Đến giờ này chị Tạ Phong Tần vẫn đang bị giam cầm trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Gần đây, giáo sư Hồng Lê Thọ, anh Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), nhà văn Nguyễn Quang Lập,… đều bị nhà cầm quyền bắt vì thực hiện quyền tự do biểu đạt chính kiến.

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi người khi phát ngôn đều phải chịu trách nhiệm về lời nói, bài viết của mình. Nếu tổ chức, cá nhân nào cảm thấy quyền lợi bị tổn hại vì phát ngôn của người khác thì có thể kiện ra tòa. Tuy nhiên, điều quan trọng là tòa án phải độc lập để có thể xét xử công bằng. Trong một chế độ chính trị mà tòa án, viện kiểm sát, công an đều là của một đảng thì những người phản đối việc tước đoạt quyền làm chủ của người dân, phản đối việc độc quyền nhà nước của đảng đó chắc chắn sẽ không thể được tòa án của đảng đó xét xử công bằng.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lên án việc thảm sát các nhà báo Charlie Hebdo là “dã man”, thế việc bắt bớ các trí thức, nhà văn thực hiện nghĩa vụ công dân, lên tiếng phản đối bất công xã hội ở Việt Nam có thể dùng từ gì để miêu tả? Là “đạo đức”, là “văn minh” chăng?
    Thiết nghĩ chỉ có pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ hiến pháp dân chủ, mới có thể giới hạn quyền của chính quyền và bảo đảm dân quyền. Điều đó chỉ có thể đạt được qua thể chế cộng hòa chính danh, nơi dân có quyền bầu ra lãnh đạo qua bầu cử tự do và công bằng. Khi dân có quyền làm chủ rồi thì mới có thể thật sự có được các quyền căn bản khác, trong đó có quyền tự do ngôn luận.

    Trả lờiXóa
  10. Còn đây là bài viết của báo Nhân Dân, tờ báo này vẫn cho rằng nhận thức và dân trí dân VN còn thấp, và do vậy dễ bị thế lực thù địch lợi dụng xuyên tác chống phá chế độ:
    "Hiện nay, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam còn gặp khó khăn khi nhận thức về pháp luật của toàn dân chưa trở thành ý thức thường trực, tự giác, hệ thống truyền thông tuy phát triển song còn thiếu chuyên nghiệp, nhất là các thế lực thù địch, một số cá nhân thiếu thiện chí lợi dụng truyền thông để tác động xấu tới xã hội, công chúng, lợi dụng việc chính quyền thực thi pháp luật để vu cáo Nhà nước Việt Nam"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dân trí thấp nhưng còn cao gấp 1000 lần đảng trí. Đó là một thực tế, vì sao ư? Vì không dám bỏ điều 4 hiến pháp, vì không dám cạnh tranh thi tài, thi đức với mọi người, vì phải làm trò đảng cử bắt dân phải bầu....
      Chỉ có thi bịp bợm và lừa đảo thì có lẽ đảng trí đạt vô địch thế giới.

      Xóa
  11. Dự thảo bộ luật Hình sự còn có một số điểm mới đáng chú ý như: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.

    Cụ thể, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.
    CÓ AI TIN VÀO ĐIỀU NÀY KHÔNG? QH VN sắp họp v/v này đó. Chuyến này thì không biết ai bắt ai?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bịp bợm và nói láo là nghề của các ông trùm cs

      Xóa
  12. 3X nói thế nhưng lại họp với Bộ công an rằng: Hiện nay, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã và đang ráo riết lợi dụng vấn đề “tự do báo chí, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền” để tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, chống phá cách mạng nước ta, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Chúng ta cần cảnh giác và đấu tranh vạch trần “bộ mặt thật” của chúng.

    Trả lờiXóa
  13. Tổ chức Ân xá Quốc tế ( Amnesty International ) vừa công bố bản báo cáo thường niên 2014 về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới.

    Riêng về Việt Nam, trong phần mở đầu, Ân xá Quốc tế nhận định : « Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tập hợp một cách ôn hòa. Nhiều tù nhân lương tâm bị giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt sau những phiên xử không công bằng (... ) Đã có thêm các blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ và xét xử. Chính quyền đã tìm cách ngăn chận hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự chưa được cấp phép, bằng cách sách nhiễu, theo dõi và hạn chế tự do đi lại. Các nhân viên an ninh đã sách nhiễu và hành hung các nhà hoạt động hôn hòa và bắt giam họ trong thời gian ngắn. »

    Trả lờiXóa
  14. Trong những người lãnh đạo ,chỉ có TT Dũng thỉnh thoãng có những phát biểu rất được lòng dân , hợp ý dân , dân nghe mát lòng vô cùng ,mơ mơ có cảm giác như đã tiến gần đến thiên đàng XHCN rồi , chứ không phải đợi đến thế kỹ 22 mới xem sao .
    Nhưng rồi “ Lời nói và thực tế luôn có khoãng cách quá xa “ , nghe hơi giống như câu hát “ Hứa cho nhiều rồi lại quên , dân biết... tin ai bây giờ .” .
    Lúc trước có câu “ Thấy vậy chứ hổng phải vậy “ , còn bây giờ dân có nhiều kinh nghiệm với những lúc ông Thủ nói chơi , nên câu trên trở thành “ Nghe vậy chứ hổng phải vậy “ .
    Còn tôi thì lở có thói quen “ Nhìn kỹ những gì họ làm “ rồi mới kết luận . Bởi vậy khi nào những người bị tù vì “ Lở dại tự do ngôn luận “ như Tạ Phong Tần , Ba sam Nguyễn Hữu Vinh , Việt Khang mà được thả ra , thì lúc đó :Đúng là mới lạ ,thay đổi à nghe , còn bây giờ ..vẫn như thuở nào ,,,
    Lời nói không mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng dân .

    Trả lờiXóa
  15. Dẹp Ban tuyên giáo Trung ương lấn sân Nhà nước , may ra báo chí VN mới ngóc đầu lên được . Bằng không nghề làm báo chỉ là bồi bút và báo hại nhân dân mà thôi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. quá đúng, ai cũng biết nhưng đảng đã đè dân ra hiếp bằng điều 4 hiến pháp rồi, ai làm gì được đảng?

      Xóa
  16. Chúng ta - con người khác với con vật ở chỗ chúng ta có suy nghĩ và có thể biểu đạt suy nghĩ đó. Bị tước mất quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu đạt nghĩa là chúng ta bị tước đoạt quyền làm một Con Người, chữ Con Người viết hoa với tất cả vẻ đẹp và thiêng liêng của nó.
    Tại sao các quyền tự do của công dân bị vi phạm, hạn chế như vậy? Thật ra, gốc của vấn đề là dân đã bị tước đoạt quyền làm chủ cho nên quyền con người hay quyền công dân quy định trong chương hai của hiến pháp đương nhiên sẽ không thể bảo đảm được.
    Quyền làm chủ quan trọng nhất chính là quyền được quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia qua trưng cầu dân ý, quyền bầu ra lãnh đạo, quyền phúc quyết hiến pháp, quyền sở hữu đất đai, tài sản.
    Dân đã bị tước đoạt quyền bầu ra lãnh đạo quốc gia khi có một đảng tự cho họ quyền được cai trị đất nước. Do đó, để duy trì quyền lợi, quyền lực bất hợp pháp của mình, lãnh đạo đảng đó sẽ không ngần ngại vi phạm quyền tự do của công dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng như thế, nó đòi "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện" rồi (điêù 4 HP) thì còn gì mà nói với bọn cướp ấy được nữa. nói là nó quy là "phản động"(của thằng bố nhà nó) để nó bắt tù.
      Tiên sư cái thằng "...quang vinh muôn năm"

      Xóa
  17. Quan thủ tướng CsVN.là vô địch về việc "nói một đàng,
    làm một nẽo",vượt xa nhiều quan khác !
    Thôi "ai can du" ! Người dân hiện nay đã biết tỏng tòng
    tong về con bài tẩy của mấy quan rồi,đừng hòng lưà bịp
    họ mãi để đảng gom hết đặc quyền đặc lợi mà ban phát
    cho mọi đảng viên CS.,hầu mua sự trung thành của họ.

    Trả lờiXóa
  18. Nguyễn Gia Hiềnlúc 12:22 21 tháng 6, 2015

    Nếu xin mở một tờ báo, một xuất bản ấn phẩm, có khi cả mấy tháng, có khi cả mấy năm. Nhưng, lập một trang blog chậm nhất chỉ 2 tiếng đồng hồ. Bùng nổ thông tin toàn cầu hiện nay, thời @, cái gì nhanh, tự chủ, được tự do ngôn luận và cần hơn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thích Blog chứ . Nó cập nhật nhanh và lại được còm .

      Xóa
  19. Ngày 2/5/2014, Nguyễn Hữu Vinh Ba Sàm, một người dân tự do, một Bloger bị bắt, hơn một năm rồi, điều tra luận tội mãi mà chưa kết luận được anh ta phạm tội gì?
    Theo tôi biết thì anh Vinh Ba Sàm này không viết bài mới mà chỉ đăng lại những bài đã được đăng trên các báo khác. Trong khi tác giả các bài viết đó và người xuất bản lần đầu các bài đó thì bình yên vô sự, nhưng người đăng lại thì có tội.
    Thưa quý ông, vậy tư do tiếp cận thông tin trong vụ này là cái gì?????

    Trả lờiXóa
  20. Phải “bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của người dân” - Ai phải đảm bảo thì kg thấy nói tới , và đây cũng là lý do tại sao các điều 258 , 79 , 88 còn tồn tại và nhiều người dân còn bị oan khuất bởi những khẩu hiệu , điều luật mang tính lưu manh , quy chup như thế này !

    Trả lờiXóa
  21. Phải “bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của người dân”.

    Trước hết chúng tôi muốn biết các thoả thuận trong Hội nghị Thành Đô 1990.

    Một ĐV nhưng mà tốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai phải “bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của người dân” ?
      ông Thiệu hồi xưa nói thế mà hóa ra chân lý "đừng tin ....nói, mà haỹ nhìn kỹ....làm";
      thì ra, cái lũ "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện" nó vẫn tiếp tục "lừa, lừa nưã, lừa mãi"

      Xóa
  22. Tự do ngôn luận thì xã hội phát triển, chính quyền vững mạnh vì người dân và chính quyền qua tự do ngôn luận sẽ hiểu nhau, cùng lấy trọng trách phát triển xã hội, phát triển đất nước làm mục tiêu chung. Ngược lại là hậu quả thảm khốc. Đơn giản là vậy nhưng khó làm đối với nhà nước độc tài toàn trị. Những gì mà nhà nước khác làm thì rất dễ nhưng nhà nước độc tài toàn trị làm thì lại thấy rất khó. Đó là sự khác nhau về bản chất chứ không phải khác nhau về sự việc.

    Trả lờiXóa
  23. TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nói:
    "đừng nghe cs nói, nhìn chúng làm"
    và nhà văn TẬP KẾT Xuân Vũ, sau khi "đảng đã cho sáng mắt, sáng lòng" đã phải thốt lên:
    "cs khi chúng NÓI là nói LÁO, khi chúng LÀM là làm BẬY".
    Và biết bao lãnh tụ của cs thế giới đã nói về cs như:
    Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói :
    "CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó."
    Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mikhail Gorbachev:
    "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
    Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá."

    Trả lờiXóa
  24. Yêu cầu thả Bà Tạ Phong Tần ra ngay! Vốn dĩ bà ta chỉ muốn chống cái xấu.

    Trả lờiXóa
  25. Quyền tự do ngôn luân, quyền tiếp cân thông tin ở trong hiến pháp Việt nam chỉ là sự dối trá

    Trả lờiXóa
  26. Người dân chỉ được quyền nghe thông tin một chiều được chỉ đạo chặt chẻ của báo chí nhà nước. Còn tất cả các thông tin dù được nói lên tiếng nói chân chính xuất phát từ lòng yêu tổ quốc yêu nhân dân thuộc về cá nhân hay tổ chức không theo sự lãnh đạo của đảng. Thì đều bị cấm đoán, bị ngăn chặn, bị gây khó dể, bị bắt bớ đến bỏ tù... Quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, quyền được tiếp cận thông tin được ghi rỏ trong hiến pháp Việt nam đó chỉ là trò lừa dối. Đến khi nào nhà cầm quyền Việt nam mới bảo đảm đầy đủ về quyền cơ bản của con người đã được thừa nhận trong hiến chương liên hiệp quốc đây?

    Trả lờiXóa
  27. Nói một đằng làm một nẻo , chính cái kẻ hô "quyền tiếp cận...quyền tự do..." to nhất lại lệnh bắt rất nhiều những trí thức , nhà văn , nhà báo ...Chớ dại mà tin vì đó là sự thật vẫn còn nóng hổi.

    Trả lờiXóa
  28. HẾT THIÊNG (!) - NÓI NHƯ RỒNG LEO, LÀM NHƯ MÈO MỬA ./.

    Trả lờiXóa
  29. Ai nói báo chí Việt Nam không có tự do là sai lầm. Báo chí VN hoàn toàn tự do khi ca ngợi đảng và nhà nước he he.
    Chửi tục thì không nên. Trong một vài trường hợp chửi tục lại được rất nhiều người tán thưởng, ví dụ : trong một khẩu hiệu viết bằng sơn của các tay " phượt " trên đường 6 đoạn từ Mộc châu đi Sơn la : " Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam, ĐÉO phải của Tàu ! ". Ai đọc cũng thấy thích và phê ... hi hi

    Trả lờiXóa