Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Báo gỡ bài, hay ông Vũ gỡ tội?

Sau khi đăng tải bài viết “Dân xã Đạ M’ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân”, Báo điện tử Một Thế Giới đã 2 lần nhận được công văn, một từ Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen và một từ cá nhân ông Lê Phước Vũ, với nội dung yêu cầu báo điện tử Một Thế Giới “phải gỡ bỏ bài viết trong vòng 12 giờ”.

>> Dân xã Đạ M'ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân“

"Trong vòng 12 giờ kể từ khi chúng tôi chuyển công văn tới quý cơ quan, nếu quý cơ quan không có động thái thực hiện những vấn đề nêu trên (gỡ bài, xin lỗi, cải chính - MTG), chúng tôi sẽ hành xử theo quyền được bảo vệ sự thật theo luật định" - công văn của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen nêu rõ.
Do báo Một Thế Giới không gỡ bài, lời yêu cầu này được lặp lại vào ngày 8.6 trong công văn cá nhân ông Lê Phước Vũ gửi cho Báo Một Thế Giới, tức 1 ngày trước hạn chót 9.6.2015 - theo như đại diện của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen, tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 4.6, rằng nếu ngày này không gỡ bài, cải chính và xin lỗi, công ty sẽ kiện báo Một Thế Giới vì “những thông tin sai trái đăng tải trong bài viết “Dân xã Đạ M’ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân””.
Thông tin “đại gia Lê Phước Vũ khởi kiện báo điện tử Một Thế Giới” đã được gửi đến nhiều tờ báo và được một số tờ báo đăng tải.
Chúng tôi khẳng định những thông tin đăng tải trong bài viết “Dân xã Đạ M’ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân” là hoàn toàn đúng sự thật. Để cung cấp thêm cho độc giả những thông tin ngọn nguồn của sự việc, chúng tôi tìm về Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - nơi những người dân Mộ Đức di dời đến Đạ M'ri lập khu kinh tế theo chủ trương của Đảng và nhà nước cách đây 28 năm về trước. Bài viết do PV báo Một Thế Giới thực hiện tại Mộ Đức, Quảng Ngãi:
Hành trình gian khổ về vùng đất mới 
CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI NHỮNG NGƯỜI TỪNG THÁO CHẠY KHỎI CHÂN NÚI LUMU
Suốt 28 năm, những người dân xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã di cư đến chân núi Lu Mu thuộc xã Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng để xây dựng cuộc sống mới... Không ít người bỏ mạng bởi sốt rét rừng, vĩnh viễn nằm xuống vùng đất độc địa này. Cũng có nhiều người không chịu nổi, phải quay trở về cố hương... Đây chính là nơi đặt dự án du lịch tâm linh của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen do ông Lê Phước Vũ làm chủ tịch.
Phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới đã thực hiện chuyến hành trình ra tận xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây, 30 năm trước, có nhiều thanh niên trai tráng gạt nước mắt chia ly, mặc bộ đồ rách dấn thân vào vùng kinh tế mới. Những phận người này đã dừng chân tại chân núi Lu Mu, thuộc xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một vùng đất “khỉ ho cò gáy”, rừng thiêng nước độc.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Yên bình và tĩnh lặng, con đường vào xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Dương Cầm
Trước khi chúng tôi đáp chuyến bay ra Đà Nẵng, rồi bắt xe đò về Quảng Ngãi, anh Bùi Ngọc Sơn, một nông dân đã bỏ quê hương từ năm 1987, hiện vẫn đang “bám rẫy” ở thôn 3, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng dặn dò: “Anh ra đó, anh dặn nhà xe chở đến cây xăng Thành Chung, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, sẽ có người ra đón. Anh đến nhà má tui, bà con sẽ đến đó kể cho anh nghe về hành trình di cư vào phương Nam tìm cơm ăn áo mặc. Đây là những người đã không chịu nổi cái sốt rét rừng ở vùng kinh tế mới, đã quay về cố hương. Anh phải gặp những người đó, mới thấu hiểu những con người vẫn còn bám trụ, xây dựng vùng đất Đạ M’ri trù phú cho đến ngày hôm nay”.
Chuyến đi đổi đời về chân núi Lu Mu
Những ngày này, miền Trung nắng nóng như đổ lửa, đất nứt nẻ, khô cằn. Con đường làng vào xã Đức Phong tĩnh lặng, rợp bóng tre, văng vẳng tiếng gà trưa.
Bà Đặng Thị Minh Tâm, năm nay đã ngoài 70 tuổi, lục lọi trong ký ức, nhớ lại: “Ngày đó, bà con quê tui khổ quá trời. Mùa màng thất bát, làm quần quật quanh năm mà không đủ gạo ăn. Thằng Sơn con tui vừa đi bộ đội về, trúng ngay đợt đi kinh tế mới, nó nói với tui là để nó đi vào Lâm Đồng, tìm cơ hội đổi đời”.
Bà Tâm nói tiếp: “Thương con đi vào vùng đất độc địa, vả lại ở ngoài này đơn chiếc, không có cơm ăn, chừng một năm sau tui cũng bắt xe vào đó chịu khổ cực cùng với con. Đất Đạ M’ri là vùng rừng núi. Ngày nắng nóng, đêm lạnh lẽo, nghe voi gầm rú… Sốt rét rừng đã giết đi nhiều mạng người. Tui là thân phận phụ nữ, thấy mình làm vướng víu cho thằng Sơn, đã quyết định quay về cố hương, sống lay lắt qua ngày. Tui rất đau lòng. Ngày hai má con chia tay, nhìn con mặc chiếc áo rách bươm, tui đã khóc nhiều lắm”.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Vì không chịu nổi rừng thiêng, nước độc và sốt rét rừng, những con người này đã từng phải rời khỏi vùng đất "độc" xã Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, quay về cố hương xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Lê Đình Dũng
Rời bỏ quê hương vào năm 1987, lúc vừa bước vào tuổi 18, năm nay anh Phạm Văn Phẩm đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần. Người đàn ông này vẫn còn nhớ rõ cảm giác ngày bước lên chiếc xe ca, tập trung ở huyện Mộ Đức, khởi hành chuyến vào Nam lập nghiệp tại vùng đất xa lạ: “Tui chỉ được nghe hai anh trai nói với mình: Vào đó, cả nhà ta sẽ đổi đời! Tui mừng lắm, trong trí tưởng tượng, đó là vùng đất rợp màu xanh. Tui nhớ, chuyến đi có 4  chiếc xe ca chở gần 200 người, và 2 chiếc xe tải chở bò, heo, chó, mùng mền, nồi niêu của bà con… Ai cũng phấn khởi, nghĩ rằng đời mình sắp thay đổi”.
 “Hành trình rong ruổi trên xe suốt 2 ngày 2 đêm… chặng đường dài hơn 800 cây số. Cuối cùng, bà con đến được vùng đất mình đặt nhiều hy vọng. Đứng trên đỉnh núi Lu Mu, nhìn xuống, chỉ thấy một thung lũng, ngợp một màu xanh ngút ngàn.  Hoang sơ đến nỗi, bọn tui còn thấy cả những đàn khỉ chuyền nhau trên những nhánh cây rừng” - anh Phẩm nhớ lại.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Anh Phạm Văn Phẩm, người đã đi tìm vùng đất mới tại xã Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, khi mới 18 tuổi. Ảnh: Lê Đình Dũng
Hai ông Phạm Tươi và ông Phạm Văn Tắn đã dẫn đứa em trai mình (anh Phạm Văn Phẩm) đi trên chuyến xe vào Nam. Đến nay cả hai đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng vẫn không thể nào quên cuộc hành trình, chở theo mơ ước thoát nghèo cháy bỏng.
“Ngày đó, mỗi người đi chịu bỏ quê, đi vào vùng kinh tế mới, được cấp 17 ký gạo mỗi tháng, trong suốt 6 tháng như vậy. Tui đã cùng hai người em mình mạnh dạn đăng ký đi ngay đợt đầu tiên. Khổ quá phải đi thôi” - ông Phạm Tươi nói.
Gần 200 con người đã dừng chân bên chân núi Lu Mu, dựng lều ở tạm, dốc mồ hôi, công sức ra khai khẩn đất hoang, quyết tâm biến vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành một  vùng đất trù phú trong vòng 10 năm.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Nông dân Phạm Văn Tắn hồi tưởng lại cuộc hành trình đổi đời vào vùng đất mới. Ảnh: Lê Đình Dũng
Ông Cao Văn Cai hồi tưởng: “Ngày đó, nơi ấy gần như hoang vu, chưa có bóng người. Công trình đầu tiên của bà con tha hương là con mương dẫn nước dài gần 1 cây số, dẫn nước từ con suối B2 về tưới tiêu cho nông nghiệp. Ông  Phan Chín, người lớn tuổi nhất, về vùng đất này sớm nhất, đã vận động thanh niên cùng góp tay làm cả ngày lẫn đêm. Tụi tui đã mang hết sức lực ra làm con mương này. Vất vả nhưng phấn khởi lắm”.

Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Bà Đặng Thị Minh Tâm, ở tuổi "xưa nay hiếm" vẫn nhớ như in những năm đói nghèo của gần 30 năm về trước, bỏ xứ sở quê hương ra đi. Ảnh: Lê Đình Dũng
Là một người trẻ, sống giữa rừng thiêng nước độc, anh Phạm Văn Phẩm vẫn dành cho mình những phút lãng mạn: “Ngày ấy, con đường dân sinh vào núi Lu Mu (đã bị Công ty Hoa Sen đóng chặn ngày 20.5 vừa qua – PV) đẹp và hoang sơ như cổ tích, cây le le, lồ ô mọc um tùm. Nhiều hôm tui đi trên đường, giật mình vì có những con heo rừng, con nhím từ bụi rậm đi ra, dạn dĩ như không biết đến người. Những lúc buồn, tui hay ra suối B2 ngồi thật lâu, nghe tiếng nước chảy, vơi đi nỗi nhớ quê”.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
"Tui hổ thẹn là bỏ về lại cố hương. Bây giờ ngoài Đạ M'ri bà con khá giả lắm". Ảnh: Lê Đình Dũng
62 hộ dân, với gần 200 con người đã đốn cây rừng, dựng lều ở tạm. Ai may mắn có người quen vào đây trước, cất được nhà thì xin ở ké một thời gian.
Đạ M’ri còn hoang vu lắm. Đêm về không có điện, bà con thắp đèn dầu lù mù. Những lúc không còn dầu để đốt đèn, họ tận dụng cây cây nưa, đốt làm đuốc…Đêm về, những phận đời xa xứ còn nghe tiếng voi rừng gầm rú từ xa, phải ngủ ngoài rẫy canh chừng heo rừng xông vào phá nát cây ngô, cây khoai…
Vất vả, nguy hiểm nhưng họ vẫn yêu đời, mong chờ một ngày mai no ấm. Anh Phạm Văn Phẩm nhớ lại: “Ban ngày tụi tui giang lưng khai khẩn đất, quên mất nỗi nhớ nhà. Đêm xuống, bà con tụm lại, đốt lửa đàn hát, trò chuyện cho đỡ buồn. Cực lắm, nhưng không ai than khổ cả”.
Những đợt sốt rét rừng thảm khốc, chống chọi với thú dữ, đối mặt cái chết
Những con người tha hương đã oằn lưng sau những nhát cuốc xuống vùng đất nhiều sỏi đá, cỏ dại mọc um tùm.. Tay rướm máu, rồi chai sần, trở nên vô cảm với những cán cuốc, cán rựa… Da mặt đen sạm, lưng cháy nắng.
Gian khổ không làm cho những con người gan lì đó gục ngã, nhưng những đợt sốt rét rừng, những cơn bệnh tiêu chảy triền miên đã giết dần giết mòn rất nhiều người, làm hoang mang những người còn sống.
Những đợt sốt rét bắt đầu hoành hành, tràn vào thôn 3 xã Đạm M’ri  vào năm 1989, nghĩa là sau 2 năm bà con đến đây khai khẩn. Dữ dội nhất là vào năm 1990. Ý chí của người cùng khổ xứ Quảng được thể hiện cao nhất trong thời gian này.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Tượng đài kỷ niệm, nhắc nhở thế hệ sau nhớ về cuộc biểu tình chống sự áp bức thành công đối với thực dân Pháp của nhân dân xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Dương Cầm
Giải thích nguyên nhân dịch sốt rét tràn về đột ngột, ông  Lương Văn Tư nói: “Thời đó, có lúc bà con không còn gạo ăn, buộc phải lội vào rừng sâu đốn cây mum về bán, kiếm tiền mua gạo. Những con muỗi rừng đã truyền căn bệnh nguy hiểm này cho bà con”.
“60 hộ dân lần lượt đều có người bị dịch sốt rét ghé thăm. Có người may mắn chống chọi được, nhưng cũng có những số phận nằm xuống vĩnh viễn ở vùng đất Đạ M’ri. Bà con rất đoàn kết, chăm sóc nhau, người bệnh nhẹ  thay nhau ra rẫy làm giùm người bệnh nặng hơn”, thời gian đã trôi qua 30 năm, tóc đã bạc phơ, nhưng ông Phạm Tươi vẫn chưa hết sợ hãi.
Chỉ tay qua ông Lương Văn Tư, ông Phạm Tươi nhắc lại kỷ niệm: “Ngày đó, hai vợ chồng tui cũng bị sốt miết, nằm mê sảng, co giật. Ông Tư là người đốt đuốc lần lượt cõng hai vợ chồng tui ra trạm xá. Không có ổng, chắc vợ chồng tui bỏ mạng rồi”.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
"Thời đó, có lúc bà con không còn gạo ăn, buộc phải lội vào rừng sâu đốn cây mum về bán, kiếm tiền mua gạo". Ảnh Lê Đình Dũng
“Chính tui là người mang xác đứa con của anh Ba Hiệp đi chôn, lúc vừa tắt thở. Vợ chồng ảnh thương con, đau đớn lắm, nhưng nghèo quá, lại sợ căn bệnh lây lan, phải mang đi chôn ngay trong đêm khuya” - ông Phạm Kính nhớ lại.
“Tui xót xa nhất cho hoàn cảnh của ông Phan Chín. Ông Chín thấy con trai của mình là Phan Văn Ấm (hiện vẫn ở xã Đạ M’ri - PV) co giật, sùi bọt mép, sốt hơn 40 độ, ổng rất hoảng loạn, vùng vằng muốn về quê cũ ngay lập tức nhưng không có tiền để về xe. Bản thân ổng cũng sốt nặng, ôm con trai chỉ biết khóc chứ không biết làm gì khác. Tui nhớ ổng nói một câu đau lòng: Trời thương thì cho sống, không thương thì bỏ mạng ở chốn này! Tui rớt nước mắt trước câu nói tuyệt vọng đó, nhưng không thể giúp được, vì mình cũng đang là người bị sốt rét nặng” - ông Phạm Văn Phẩm kể.
Ông Phạm Kính kể thêm một trường hợp đau lòng khác: “Thằng con của ông Hồ Huỳnh (anh trai anh Hồ Anh Chức hiện vẫn ở xã Đạ M’ri), sốt nặng nhất. Tướng tá thằng đó thì nhỏ thó, bình thường đã yếu đuối, gánh thêm sốt rét, nó nằm liệt giường, không còn sức để rên rỉ. Mỗi lần nó lên cơn là tui tui vác nó ra trạm y tế xã. Nhiều lúc tưởng nó không qua khỏi”.
Đợt sốt rét đã càn quét những mảnh đời tha hương tại thôn 3, xã Đạ M’ri. Bà con không sợ voi rừng đang đói kéo về từng đàn, phá nát nương rẫy, đe dọa tính mạng, nhưng không thể gượng nổi trước căn bệnh phổ biến ở vùng rừng thiêng nước độc…Có hộ, mọi người trong gia đình đều dính sốt rét, phân công nhau: người nhẹ nhất làm nhiệm vụ nấu cháo đút cho những người nặng…Căn bệnh chết người này đã gây hoang mang sợ hãi, phá nát giấc mơ đổi đời của những mảnh đời khốn khổ. Họ lần lượt ra đi…
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Nông dân xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi quang gánh về nhà. Ảnh: Lê Đình Dũng
 Nhớ lại giai đoạn khủng khiếp, ông Cao Văn Cai chua chát nói: “Sau 4 năm giang lưng với trời, bán mặt cho đất, tui khai khẩn được hơn 2 ha đất, trồng cây điều. Tui cũng đốn cây, làm một căn nhà khang trang. Những tưởng cuộc sống ổn định… Điều vừa cho trái, cũng là lúc đợt sốt rét rừng kéo đến, quật ngã nhiều người. Nhìn nhiều đồng hương ngã xuống nằm trong lòng đất vì căn bệnh này, tui bấn loạn lắm, muốn bán tháo bán đổ hết những gì mình gầy dựng, quay về quê cũ. Tui không sợ chết, nhưng sợ mấy đứa con chết bởi sốt rét. Gầy dựng vất vả là cho tụi nhỏ, chết hết thì tui gầy dựng làm gì?”.
 “Sau vài tháng nấn ná, tiếc mồ hôi công sức đã đổ ra, tui quyết định bán tháo bán đổ 2 ha đất đang trồng điều, đã gắn bó với mình suốt 4 năm, chỉ với giá 5 phân vàng. Riêng căn nhà lớn, tui bán giá 2 chỉ vàng. Gom hết, chỉ đủ để mua vé xe cho cả gia đình quay về lại Quảng Ngãi! Tính mạng con người là trên hết!” - ông Cao Văn Cai nói trong tiếc nuối.
 “Mình và người thân đã thoát chết, nhưng tui thương những người ở lại. Họ cùng đường rồi, đành chấp nhận giao mạng sống cho Trời, Phật”  - ông Cai ngậm ngùi.
Ông Cai mang vợ con rời khỏi xã Đạ M’ri, thời gian sau đó, các ông Phạm Văn Phẩm, Phạm Kính, Lương Văn Tư, Phạm Tươi, Phạm Văn Tắn… cũng không chịu nổi, đã bán đất, quay về cố hương Đức Phong, Quảng Ngãi, giã biệt vùng đất đầy chết chóc.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Thế hệ kế tiếp của xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi vẫn được nghe kể về những ngày nghèo khó, không có gạo ăn. Ảnh: Dương Cầm
Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã tìm gặp ông Nguyễn Văn Tẩn, người giữ chức Chủ tịch xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1982 - 1990. Đã gần 80 tuổi, nhưng ông Tẩn còn nhớ rõ:
“Giai đoạn đó, bà con xã Đức Phong người thì khổ, người thì đói. Đây là vùng đất trước giải phóng chịu nhiều bom đạn của kẻ thù. Sau giải phóng, bà con đi làm rẫy, nhiều lúc còn bị đạp mìn chết. Đời sống khó khăn, chính quyền không giải quyết được, chúng tôi đã vận động bà con đi vùng kinh tế mới. Nếu không nhờ đi kinh tế mới, nhiều bà con chết đói, chứ không cách nào sống. Mấy năm nay, nghe bà con trong Đạ M’ri làm ăn giàu có, tui mừng lắm”.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Ông Nguyễn Văn Tẩn, cựu Chủ tịch xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.Ảnh: Lê Đình Dũng
“Hiện nay con trai tui là Nguyễn Văn Thú, đang là Bí thư Đảng ủy xã, tiếp tục chăm lo cho bà con. Thời của tui, thiếu người nên tui mới học đến lớp 6, làm chủ tịch xã được. Chứ bây giờ không có chuyện đó đâu!” - ông Nguyễn Văn Tấn cười vui, thật thà cho biết.
Le Phuoc Vu, Da M'ri, Da Huoai, Lam Dong, Duc Phong, Mo Duc, Quang Ngai
Buổi chiều thanh bình ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Dương Cầm
Ông Cao Văn Cai nói trong tiếc nuối: “Tui không ngờ những con người gan lì, không còn đường về quê cũ đó, nhờ bám trụ vùng đất mà tui đã  tháo chạy, giờ trở nên khá giả. Hôm trước tết tui có vào Đạ M’ri, nhìn những rẫy chôm chôm, sầu riêng, tiêu trù phú, tui không tin vào mắt mình, thấy hổ thẹn với bản thân, vì mình đã đầu hàng, không chịu khổ bằng họ”.
 “Những ngày qua, tui có nghe bà con gọi về, nói là ông Vũ đã chận và phá con đường lên rẫy đã tồn tại mấy chục năm nay, chặn nước con suối B2, không cho bà con lấy nước tưới tiêu, sinh hoạt. Tui thấy buồn quá. Tui đã bỏ chạy khỏi vùng đất đó do sợ chết vì sốt rét, giờ bà con bám trụ, bán mạng cho núi rừng, xây dựng nên xã Đạ M’ri ấm no, chẳng lẽ lại sắp bỏ chạy, bán đất rẻ vì ông Lê Phước Vũ?” - ông Phạm Văn Phẩm tâm sự.
Phóng viên Một Thế Giới mở laptop, cho những con người đã từng “trở về” từ "vùng đất chết” Đạ M’ri xem ảnh những con người còn sống, bám trụ ở đó. Đó là những hình ảnh chúng tôi đã chụp hình bà con thôn 3 xã Đạ M’ri trong lần tác nghiệp trước.
Trời, thằng Phan Văn Ấm ngày xưa là thằng nhóc, sốt rét tưởng chết, bây giờ ra dáng thành đạt quá… Còn thằng Phan Tấn Phố nữa….Con Phan Thị Bích Phúc hồi đó mới 11 tuổi, giờ nhìn lạ quá!” - ông Phạm Kính thốt lên khi nhìn thấy hình ảnh của những người đồng hương.
“Gần 30 năm rồi ông! Đạ M’ri hoang vu ngày xưa bây giờ đã thành vùng đất trù phú. Những đứa bé ngày xưa cũng phải lớn, cũng già đi chứ”-  ông Phạm Văn Phẩm đùa.
Lê Ngọc Dương Cầm - Lê Đình Dũng/motthegioi
>> Dân xã Đạ M'ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân“

11 nhận xét:


  1. -- Vậy, chế độ này do Đại gia móc nối, cấu kết với chính quyền, thì ở xứ này: Trung ương tập quyền hay Tỉnh Tập quyền?
    Chính quyền xã mà bó tay trước việc có hại cho dân như thế này thì là thứ chính quyền gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ cần một thằng có chức quyền ở tỉnh ăn chia lợi nhuận, nhận tiền đấm mõm của đại gia thì cả xã hội, người dân và cấp huyện, xã đành bó tay! Dân chủ ở ta, cả trong đảng và ngoài xã hội là thế!

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 21:37 15 tháng 6, 2015

      Đúng vậy.

      Xóa
    3. Là chính quyền ăn hại của dân bác Khôi ạ

      Xóa
  2. Quỷ mặt lợn hút máu người đi lền khên...

    Trả lờiXóa
  3. Thật tội nghiệp cho mấy mươi hộ dân xã Đạ M'ri : Trên cổ của họ phải mang 3 cái tròng : Ác bá ( Lê Phước Vũ), Cường quyền ( chánh quyền tỉnh Lâm Đồng và Huyện Đa Hoai chống lưng cho tên Vũ) và bọn xã hội đen do tên Vũ thuê .

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 21:38 15 tháng 6, 2015

    Hoan hô báo "Một Thế Giới" đã can đãm chống lại bọn cường hào ác bá.

    Trả lờiXóa
  5. Tiền mua được tất cả nên bọn cường hào ác bá mới lộng hành và cướp đất của nông dân....Nông dân sẽ được cứu nếu có một cuộc cách mạng mới để chống lại cường quyền....

    Trả lờiXóa
  6. Người giàu ở VN hiện nay khá... thảm hại. Ai đi xe hơi nay chẳng được coi trọng nữa, mà luôn bị người ta đánh giá "Lại giở thói hai ngón chôm chỉa của công mới có đây mà..."

    Trả lờiXóa
  7. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam muôn năm đói nghèo bất công là đây!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  8. Đại gia -XHĐ sai khiến cả 'chính quyền'-tà quyền CS/Tà quyền CS dựa vào Đại gia để kiếm Dô lấy đất ? dựa vào XHĐ để đánh, ức hiếp Dân lành, bảo kê Nãnh đạo???
    NL

    Trả lờiXóa