Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

> HUỲNH TẤN MẪM lại phải dấn thân vào chông gai !

 Huỳnh Tấn Mẫm lãnh đạo phong trào 
TNSV biểu tình ở Sài Gòn trước 1975
 * MINH DIỆN
              Tôi viết bài báo đầu tiên về Huỳnh Tấn Mẫm năm 1976, kể lại cuộc dấn thân của anh trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn trước giải phóng.
Sau đó không lâu, tôi cùng công tác với anh ở cơ quan Trung ương đoàn. Đó là một người  nhanh nhẹn, có gương mặt thanh tú, đôi mắt hiền, tính nết hòa đồng, nhưng ẩn chứa một sức mạnh nội tâm, một thái độ khinh bạc.
                Một chuyện còn hằn trong trí nhớ của tôi.
               Khi được bầu vào Ban thường vụ Trung ương đoàn,  làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Viêt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm muốn Hội là một tổ chức quần chúng, phải khác đoàn, chứ khộng theo kiểu “B phẩy”. Và Hội cần có tiếng nói riêng.
               Những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, ra một tờ báo khó như bắc thang lên trời! Người ta nói Trung ương đoàn  chỉ cần hai tờ báo, chỉ hai tờ mà thôi, đó là tờ Tiền Phong và Thiến Niên Tiền Phong. Ngay trong cơ quan Trung ương đoàn cũng ít người ủng hộ Huỳnh Tấn Mẫm. Nhưng Huỳnh Tấn Mẫm đã nói là làm, làm kỳ được, bất chấp sự can ngăn không bỏ cuộc. Hình như đó chính là cái khí phách đã tạo nên một Huỳnh Tấn Mẫm hiên ngang, sống có bản lĩnh, rõ chủ đích và chính kiến, tuy có luc như lì lợm trong phong trào đấu trang trước giải phóng, nhưng đó là những phẩm chất cần có của người làm cách mạng.
               Như con thoi, Huỳnh Tấn Mẫm từ Nam ra Bắc, mò mẫm gõ cửa từ ông Tố Hữu đến ông Phạm Văn Đồng. Chỉ có anh, ngày ấy,  mới ra được tờ bán nguyệt san Thanh Niên.
              Có giấy phép trong tay, Huỳnh Tấn Mẫm quy tụ một số anh em chiến hữu trong phong trào sinh viên học sinh trước giải phóng lại làm báo. Một trong số đó là Nguyễn Công Khế, lúc đó đang ở báo Phụ Nữ Việt Nam và hình như chưa viết được gì nhiều.
              Nguyển Công Khế trở thành Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên. Với hình thức, nội dung ít bảo thủ hơn tờ Tiền Phong, tờ Thanh Niên tìm được chỗ đứng trong bạn đọc ngay từ ngày đầu, và sau đó mỗi ngày một khởi sắc, tia-ra phát hành tăng vùn vụt.
               Nhưng ngược chiều với sự đi lên cùa tờ báo là sự đi xuống cùa tình người! Mối quan hệ giữa Huỳnh Tấn Mẫm - Nguyễn Công Khế tưởng keo sơn, bị rạn nứt dần, rồi vỡ ra, thành một cuộc chiến một mất một còn.
              Ngày ấy, ít có cuộc họp giao ban cán bộ Trung ương đoàn phía Nam nào không nhắc tới chuyện Mẫm, Khế. Rồi những cuộc họp kiềm điềm trong nội bộ đảng căng thẳng như sợi dây đàn không phân thắng bại. Nguyễn Công Khế mang cả chuyện gia đình của Huỳnh Tấn Mẫm ra đề  triệt uy tín Mẫm.
                   Ngày đó tôi bảo vệ Huỳnh Tấn Mẫm, vì tôi cho rằng, anh là người có công ra tờ báo Thanh Niên, không nên cướp giật thành quả của người khác. Cùng quan điểm với tôi là Trần Quang, Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong, Phó bí thư Đảng ủy trung ương đoàn phía Nam.
                  Nhưng sau đó Nguyễn Công Khế thường xuyên gặp riêng Trần Quang, hai người trở nên thân thiết, và Trần Quang ngả về phía Nguyễn Công Khế.
                  Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng  ở số nhà 27 - Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh  khi!
               Mấy ngay sau, tôi hiểu  động cơ Trần Quang bỏ Huỳnh Tấn Mẫn ngả sang Nguyễn Cống Khế. Đó là cái quyết định đề bạt Trần Quang làm Tổng biên tập báo Thanh Niên, do bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Hà Quang Dự ký.
               Anh Trần Quang bàn giao Ban đại diện báo Tiền Phong cho tôi, chuẩn bị làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Quyết định đã nắm chắc trong tay còn chạy đằng  nào ? Nhưng cái anh nông dân Trần Quang ham lợi nhỏ, đâm cả tin, bị mắc lừa!
           Nguyễn Công Khế phát hiện ra một thủ tục nhỏ, bị bỏ quên, là chưa lấy phiếu tín nhiệm đồng chí Trần Quang. Thế có chết không cơ chứ? Nhẽ ra Nguyễn Công Khế phải phát hiện sớm hơn, phải chủ động làm cái thủ tục đó,  đằng này đề đồng chí Trần Quang cầm quyết định trong tay  rồi mới lôi ra. Thôi, đành phải làm ngược một tý vậy! Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của  báo Thanh Niên diễn ra chóng vánh như có sự chuẩn bị trước, và  đồng chí Trần Quang chỉ được vài phiếu chiếu lệ.  Cái quyết định bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Thanh Niên bị vứt  vào sọt rác,  khi Trần Quang chưa được ngồi ghế Tổng biên tập một ngày. Thế mới biết cái “sức mạnh tập thể”, tỉ lệ phiéu bầu của “dân chủ” nó mạnh cỡ nào khi mà ngừoi ta có thủ đoạn (!?).
                Nguyễn Công Khế bay ra Hà Nội, và sau những ngày dàn xếp , Lương Ngọc Bộ, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong nhận quyết định làm Tổng biên tập báo Thanh Niên.  Đây là một trò chơi quyền lực rất “sến” của Trung ương đoàn nói chung, Nguyễn Công Khế, Lương Ngọc Bộ nói riêng Đó là quyết định Lương Ngọc Bộ vừa làm Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, vừa làm Tổng biên tập báo Thanh Niên 6 tháng , rồi bàn giao cho Nguyễn Công Khế.
               Anh Nguyễn Công Khế đã làm cho tờ báo Thanh Niên nổi tiếng. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng, người mang nặng đẻ đau và sinh ra tờ báo Thanh Niên là Huỳnh Tấn Mẫm.
Ngày 3/1/2006, tại Hà Nội, Báo Thanh Niên tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng để ghi nhận thành tựu trong 20 năm Báo Thanh niên đồng hành cùng bạn đọc.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng.  Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng gửi thư chung vui cùng những người làm báo Thanh niên. Bức thư có đoạn viết: "Thanh niên là tờ báo trẻ của làng báo Cách mạng Việt Nam nhưng đã có nhiều cố gắng vượt bậc trong công tác tổ chức đội ngũ, tổ chức nghiệp vụ nên đã sớm khẳng định được vị trí của mình, sớm trở thành người bạn gần gũi, tin cậy của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước".
Có mặt đầu tiên khi buổi lễ còn chưa bắt đầu là những nhà lãnh đạo qua các thời kỳ của Đoàn thanh niên: các ông Vũ Oanh, ông Đặng Quốc Bảo, Vũ Mão, Hà Quang Dự... Mọi người đã "thảo luận" rất sôi nổi về bài thơ mà ông Vũ Mão vừa "xuất khẩu thành chương" tặng Thanh Niên tròn 20 tuổi. Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh niên - anh Huỳnh Tấn Mẫm, đặc biệt tâm đắc với mấy câu thơ:
"Nêu cao gương tốt hiển vinh
Thương người như thể chính mình gian nan
Bước chân vượt mấy suối ngàn
Trái tim nồng cháy chứa chan phúc đời".
Ông Nguyễn Khoa Điềm gắn Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tổng biên tập báo Thanh niên Nguyễn Công Khế. Khi ấy, tôi nhìn anh Mẫm và nghĩ: Công Khế được khen thuwỏng, anh Mẫm phải có phần thưởng xứng đáng mới phải, công đầu phải thuộc về anh.
             Mấy chục năm qua rồi. Chủ nhật vừa qua tôi lại thấy Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện trong vai trò một trong những trí thức, nhân sĩ yêu nước cầm chịch cuộc mít tinh trước Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh phàn đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Mái tóc anh đã điềm bạc, không còn nhanh nhẹn như xưa, nhưng ánh mắt vẫn có sức thu hút mọi người, và trong anh vẫn như còn lưu giữ sức mạnh tiềm ẩn.
               Cái sức mạnh tiềm ẩn ấy không thể giấu được, chí hướng không phai mờ, cũng không vì biết bao thăng trầm biến trải và tuổi tác mà mất đi. Nhân cách, chính kiến và nghị lực sống của anh là như thế, người của dân, của cách mạng chân chính, người yêu nước thực thụ dù trong bất kỳ chế độ, bối cảnh xã hội nào. Anh vẫn là một Huỳnh Tấn Mẫm tràn đầy nhiệt huyết, đáng trân trọng. Thế mới biết "gừng càng già càng cay". Bây giờ càng hiểu cội nguồn sinh ra tố chất và độ bền nghĩa khí trong anh. Và bây giờ, Huỳnh Tấn Mẫm lại dấn thân vào chông gai!
  MD 

11 nhận xét:

  1. Người sông Tiềnlúc 07:20 17 tháng 12, 2012

    Đọc bài của nhà báo Minh Diện tôi càng thêm kính trọng nghĩa khí của ông Huỳnh Tấn Mẫm. Chúc ông "dấn thân vào chông gai" không sờn lòng.

    Trả lờiXóa
  2. CÁM ƠN MINH DIỆN BÙI VĂN BỒNG DÃ NÓI LÊN SỰ THẬT!

    Trả lờiXóa
  3. Khi huy hoàng đã tắt, Khế bây giờ thành khế chua rồi.

    Hại người, Trời hại - chứ không trách ai được.

    Khế giờ chắc đang chiêm nghiệm về mình.

    Con người ơi, rán sống thật với lòng mình./.

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết có nhiều tình tiết thú vị mà người ngoài cuộc ko thể biết được
    Ông Huỳnh Tấn Mẫm "tái xuất giang hồ" trong giai đoạn khó khăn này thật đúng lúc, ngưỡng mộ ông

    Trả lờiXóa
  5. Lừa thầy phản bạn thối tha
    Khế chua lại tội bằng ba lửa nồng

    Trả lờiXóa
  6. KHÔNG NGỜ ANH MINH DIỆN KHÔNG QUÊN BẤT KỲ MỘT VIÊC GÌ VÀ CHO MỌI NGƯỜI BIẾT RẤT ĐÚNG LÚC. NGƯỜI TRONG CUỘC XIM CẢM ƠN HAI ANH MINH DIỆN- BÙI VAN BÒNG

    Trả lờiXóa
  7. Nghe tên anh Huỳnh Tấn Mẫm từ trước giải phóng nhưng mãi đến ngày 9-12 mới thấy dung nhan. Sự xuất hiện của anh tại buổi mit tinh đã xốc dậy tinh thần của tất cả những người tham gia. Bản thân tôi vô cùng xúc động khi thấy anh vẫn anh dũng, săn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy để đấu tranh cho lẽ phải, công bằng và độc lập của Tổ Quốc. Tổ quốc mãi ghi công anh. Những người có lương tri mãi yêu quý anh.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nghĩ nếu anh Mẫm vẫn làm TBT Báo TN thì báo sẽ nói được nhiều hơn những gì Khế đã làm, cả những góc khuất và một phần lề trái (trừ phi ở trên bịt miệng!)

    Trả lờiXóa
  9. Anh Mẫm là chí sỹ ký vào kiến nghị 72 đúng là anh hùng chông Mỹ và chống bộ phận không nhỏ trong Đảng CSVN !

    Trả lờiXóa
  10. Ai cũng vậy thôi...làm chính trị mà không thủ đoạn thì đâu còn gọi là chính trị nữa.Thắng làm vua ...thua làm giặc cau này quả không ngoa.

    Trả lờiXóa
  11. Nếu Huỳnh tấn Mẫm là nhà chí sĩ yêu nước thực , có tinh thần và tình cảm đấu tranh thực sự thì anh ta đã nhiệt tình dấn thân cùng xuống đường với những người như Điếu Cầy , Tạ Phong Tần....Hay lên tiếng bênh vực cho những người đấu tranh chống Tầu Cộng Xâm lược khác đã bị nhà cầm quyền Há Nội bắt giam như Phương Uyên , Nguyên Kha ....Cái điều mọi người thất vọng nhất ở ông "vua xuống xuống đường quấy rối" này ở chỗ miệng ông ta im thin thít vì biết cái thời "làm vua" của anh ta không còn . Cũng chính cái thời khốn nạn này đã lột trần trụi huyền thoại đấu tranh yêu nước của "ông Vua" . Thời nay mà anh ta xuống đường làm vua thử coi . Chắc chắn anh ta sẽ ở tù thực sự chứ không phải thứ ngồi tù như cơm bữa và nếu có được thả ra thì củng giống thầy Đinh đăng Định , hoặc mang bệnh AID như người tù Huỳnh anh TRí mới chết gần đây . Khi xưa anh ta là đảng viên cs , anh ta đấu tranh và yêu nước theo kiểu của đảng thì không sao . Giờ này , anh ta thừa biết , nếu anh ta yêu nước kiểu khác đảng thì có mà mắc dịch . Ngu sao mà mà lên tiếng ,phải không "ông vua thừa nước đục" ?

    Trả lờiXóa