Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Bán Sabeco để ‘đầu tư phát triển’ hay vào túi quan tham?

Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán! Ảnh: VOA Tiếng Việt
Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi thế đang phải đối mặt với một tương lai cực kỳ nan giải: tìm đâu ra “nguồn lực” để bán vào năm 2018 và trong vài năm sau đó, để ngân sách không bị vỡ nợ?
“Cả một thời gian dài vừa rồi, Việt Nam mượn vốn nước ngoài để phát triển doanh nghiệp quốc doanh và hầu hết là lỗ và gây nợ rất lớn. Sắp tới họ gặp vấn đề trả nợ, nợ chiếm 20% ngân sách quốc gia. Muốn vốn để tiếp tục cho các doanh nghiệp này thì họ nghĩ ngay đến việc bán công ty Việt Nam cho nước ngoài. Nhưng vốn này chưa chắc giúp nền kinh tế phát triển mà chỉ tiếp tay cho tham nhũng, tiêu hoang giống như trước nay.” – Tiến sĩ Vũ Quang Việt – nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê LHQ – nói với VOA Tiếng Việt về việc chính phủ Việt Nam vừa phải bán những doanh nghiệp “ăn nên làm ra” như Sabeco ( Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn).
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về việc hơn 50% cổ phần của Công ty Sabeco, tức Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, rơi vào tay của một nhà đầu tư nước ngoài. Họ cho rằng không nên vì cần tiền trả nợ mà làm lợi cho tư nhân nước ngoài, phá hỏng thương hiệu Việt…
Trong khi kế hoạch bán đường, bán cảng, bán sân bay… mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ ngành “nghiên cứu thực hiện” từ năm 2015 vẫn chưa đâu vào đâu, đơn giản là vì chưa có ai mua, thì việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rút tiền từ cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp lớn là chóng vánh và thuận lợi nhất.
Từ tháng 8/2016, Thủ tướng Phúc đã phải chỉ đạo tiếp tục bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp khủng như Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) và bán cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 doanh nghiệp như Công ty CP Sữa VN (Vinamilk), Tổng công ty CP Bảo Minh, Tổng công ty CP Tái bảo hiểm quốc gia VN, Công ty CP nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty CP FPT, Công ty CP viễn thông FPT…
Khi đó, một chuyên gia ngành tài chính ước tính, nếu bán hết vốn nhà nước tại 10 công ty thuộc SCIC cùng Habeco, Sabeco, Nhà nước có thể thu được tới 7 tỷ USD (khoảng 150.000 tỉ đồng).
Con số 150.000 tỷ đồng trên, bằng khoảng 13% chi ngân sách năm 2016 hoặc năm 2017, là một số tiền lớn và đáng kể trong bối cảnh đảng không biết lấy tiền đâu để chi xài sau những vụ suýt nữa vỡ nợ của các thành ủy Cà Mau và tỉnh ủy Bạc Liêu, để sang năm 2016 và 2017 còn nghe nói đảng đã phải dùng đến “quỹ đen” (một loại quỹ dự phòng trong đảng) và đang phải tìm cách “nhất thể hóa” giữa một số cơ quan đảng với cơ quan chính quyền để tiết giảm nguồn chi ngân sách.
Số tiền 150.000 tỷ đồng trên có thể sẽ bù đắp cho khoản bội chi ngân sách năm 2016 hoặc 2017 có thể lên đến 150.000 tỷ đồng hoặc hơn.
Thế nhưng 150.000 tỷ đồng cũng chỉ đủ để chi ngân sách khoảng 1,5 tháng. Câu hỏi đặt ra là sau khi bán sạch những cổ phần ngon ăn và màu mỡ nhất tại các doanh nghiệp, chính quyền Việt Nam còn gì để bán?
Nhiều chuyên gia gần gũi nhà nước cũng tình thật về tình trạng cạn kiệt nguồn lực ở Việt Nam. Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi thế đang phải đối mặt với một tương lai cực kỳ nan giải: tìm đâu ra “nguồn lực” để bán vào năm 2018 và trong vài năm sau đó, để ngân sách không bị vỡ nợ?
Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!
Vào thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính không chỉ tiếp tục đẩy mạnh vay mượn quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm y tế, mà một lần nữa phải “nhìn trộm túi quần dân chúng”: 500 tấn vàng vẫn còn rải rác trong dân, làm thế nào tung “chứng chỉ vàng” để thu gom tất cả, lấy vàng chi xài cho ngân sách và đổi sang ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, còn phần trả vàng cho dân chúng thì để các chế độ sau gánh!
Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!
Đã có một giải đáp cho ẩn số trong phương trình “chính phủ sẽ bán đến khi nào?”: tại kỳ họp quốc hội tháng 10 -11 năm 2017, một quan chức trong Ủy ban ngân sách quốc hội đã tán thán rằng “Cứ bán như thế này thì đến nhiệm kỳ sau chẳng còn gì để bán nữa!”.
“Nhiệm kỳ sau” là vào khoảng năm 2021. Nhưng một số chuyên gia nhà nước đã ước tính rằng với đà bán doanh nghiệp nhà nước như hiện thời, “deadline 2018” sẽ co ngắn lại, có thể vào năm 2019 hoặc 2020.
Sau sự thất thủ của cổ phần nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn, lẽ đương nhiên những doanh nghiệp này sẽ rơi vào tay các tập đoàn lớn, trong đó hẳn có mặt nhiều kẻ con ông cháu cha và nhóm quan chức “tham nhũng chính sách”. Nhưng đó rất có thể là những “con bò sữa” cuối cùng mà Chính phủ còn để bán.
Trong những ngày này, một số tờ báo đảng tỏ ra hào hứng với con số 110.000 tỷ đồng thu được từ bán Sabeco, cùng lúc Quốc hội lên kế hoạch “chia chác” cho các khoản “đầu tư phát triển” và những khoản còn đang bị thiếu hụt trầm trọng.
Nhưng lại đang xuất hiện nhiều nghi vấn trong dư luận xã hội về một phần không nhỏ của số tiền khổng lồ 110.000 tỷ đồng đó đã (hoặc sẽ) rơi vào túi đám quan chức tham nhũng.
Thiền Lâm/(Cali Today)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét