Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Nền kinh tế của nước Mỹ cần gì nơi Trump?

Chiến thắng đầy ngạc nhiên của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tại nước Mỹ đã tạo ra một điều rất rõ ràng là nhiều người Mỹ có cảm giác mình bị bỏ rơi, đặc biệt nhất là những người Mỹ nam giới da trắng. 
Đó không chỉ là một cảm giác; nhiều người Mỹ đã bị thực sự bỏ rơi. Cảm giác này có thể ít được nhìn thấy rõ nét trong các dữ liệu như trong sự tức giận của họ. Như tôi đã lập luận nhiều lần, một hệ thống kinh tế không “cung ứng” được cho đa số dân chúng là một hệ thống kinh tế thất bại. Vậy Tổng thống mới đắc cử Trump nên làm gì cho hệ thống này?
Hơn 30 năm cuối của thế kỷ qua, các luật lệ trong hệ thống kinh tế của nước Mỹ đã được tu chỉnh theo những cách nhằm phục vụ cho một thiểu số ở thượng tầng, trong khi nó làm tổn hại cho toàn thể nền kinh tế và đặc biệt là 80% của giới hạ tầng. Trớ trêu thay cho việc thắng cử của Trump, đó là đảng Cộng Hòa mà hiện nay do Trump lãnh đạo. Đảng này thúc đẩy cho trào lưu toàn cầu hóa cực đoan và chống lại các khuôn khổ chính sách mà nó có thể đã làm giảm nhẹ đi những thương tổn liên quan đến trào lưu này. Nhưng lịch sử tạo thành vấn đề: Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, công nghệ đã được thăng tiến quá nhanh đến độ mà một số lượng việc làm trên toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất đang sút giảm.
Hậu quả là Trump không có cách nào khác để có thể mang lại cho nước Mỹ một số lượng đáng kể các công việc với lương hậu trong lĩnh vực chế biến. Trump có thể hồi phục việc sản xuất, nhưng thông qua kỹ thuật sản xuất tiên tiến sẽ có ít việc làm. Ông có thể mang lại việc làm, nhưng những công việc này sẽ có mức lương thấp, không phải là các công việc có lương cao như trong những năm 1950.
Nếu Trump nghiêm túc để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, ông phải làm lại các luật lệ một lần nữa, theo cách mà luật pháp phục vụ cho toàn xã hội, không chỉ dành cho những người như Trump.
Trình tự đầu tiên của kinh doanh là để thúc đẩy đầu tư, qua đó khôi phục sự tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn. Cụ thể là Trump cần nhấn mạnh đến kinh phí cho cơ sở hạ tầng và nghiên cứu. Khi sự thành công kinh tế dựa vào canh tân công nghệ, thì thật là kinh hoàng cho một đất nước mà tỷ trọng đầu tư về nghiên cứu cơ bản chiếm dụng trong GDP hiện nay là thấp hơn so với nửa thế kỷ trước.
Cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ nâng cao doanh thu trong các đầu tư tư nhân, mà nó đang bị tụt hậu. Tạo đảm bảo tiếp cận tài chính lớn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả những doanh nghiệp mà doanh nhân lãnh đạo là phụ nữ, nó cũng sẽ thúc đẩy cho đầu tư tư nhân. Thuế đánh trên lượng khí thải carbon sẽ tạo phúc lợi theo ba khía cạnh: có được tăng trưởng cao hơn khi các doanh nghiệp trang bị thêm để đáp ứng được các chi phí gia tăng cho khí thải carbon dioxide; có được một môi trường sạch hơn; và có được doanh thu khả dụng để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và những nỗ lực trực tiếp nhằm thu hẹp các dị biệt trong nền kinh tế của nước Mỹ. Nhưng, với quan điểm của Trump, khi ông là một người phủ nhận vấn đề biến đổi khí hậu, ông sẽ không thể tận dụng các lợi thế của việc này (mà nó cũng có thể tạo cho thế giới khởi đầu việc áp đặt thuế quan đối với sản phẩm của Mỹ sản xuất theo các cách mà Mỹ vi phạm các lệ luật biến đổi khí hậu toàn cầu).
Một phương sách toàn diện cũng cần thiết để cải thiện tình trạng phân phối thu nhập của nước Mỹ, mà đó cũng là một trong những vấn đề tồi tệ nhất trong các nền kinh tế tiên tiến. Trong khi Trump đã hứa sẽ tăng lương tối thiểu, ông sẽ không thực hiện những thay đổi quan trọng khác, như tăng cường các yêu sách của công nhân để thương lượng tập thể, quyền thương thảo và giảm bớt các biện pháp bồi thường và tài trợ cho giới lãnh đạo doanh nghiệp.
Cải cách về lập quy phải vượt qua giới hạn thiệt hại mà lĩnh vực tài chính có thể gây ra và phải đảm bảo rằng ngành này là phục vụ thực sự cho xã hội.
Vào tháng Tư, Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống Barack Obama phổ biến một bản đúc kết nhằm trình bày về trình trạng tập trung thị trường ngày càng tăng lên trong một vài lĩnh vực. Điều đó có nghĩa là ít cạnh tranh hơn và giá cả cao hơn – như vậy chắc chắn đó là một cách để giảm thu nhập thực tế khi giảm lương một cách trực tiếp. Nước Mỹ cần giải quyết những tình trạng tập trung quyền lực thị trường này, nó bao gồm các biểu hiện mới nhất trong cái gọi là nền kinh tế chia sẻ.
Hệ thống thuế lũy thoái của nước Mỹ – trong đó nó làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng bằng cách giúp những người giàu (nhưng không còn có ai khác) được giàu hơn – việc này cũng phải được cải cách. Một mục tiêu hiển nhiên là cần phải loại trừ các biện pháp ưu đải đặc biệt về các doanh thu tư bản và tiển lãi cổ phần. Một mục tiêu khác là phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp phải trả thuế – có lẽ bằng cách hạ thấp tỷ lệ thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư và tạo việc làm ở nước Mỹ, và tăng thuế cho những doanh nghiệp nào không làm được như vậy. Tuy nhiên, Trump là người thụ hưởng chính của hệ thống này, những cam kết của Trump để theo đuổi những cải cách làm lợi cho người Mỹ bình thường là không đáng tin cậy; đó là chuyện thường lệ đối với Đảng Cộng Hòa, thuế thay đổi sẽ cho làm lợi cho phần lớn những người giàu.
Có lẽ Trump sẽ thất bại trong việc tăng cường các biện pháp bình đẳng trong cơ hội. Đảm bảo giáo dục mầm non cho tất cả và đầu tư nhiều hơn cho các trường công là chủ yếu, nếu nước Mỹ phải tránh trở thành một quốc gia phong kiến kiểu mới, một nơi mà các lợi thế và bất lợi được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng Trump đã hầu như im lặng về chủ đề này.
Khôi phục sự thịnh vượng chung sẽ đòi hỏi các chính sách mở rộng cách mua nhà và dịch vụ chăm sóc y tế với một cái giá  phải chăng và đảm bảo một chế độ hưu bổng với ít nhiều cho phù hợp nhân phẩm, và nó cho phép mọi người Mỹ, không cần cứu xét tới tài sản gia đình là bao, họ có quyền có được một loại giáo dục hậu trung học tương xứng với khả năng và sở thích. Nhưng trong khi tôi có thể nhìn thấy nơi ông Trump, một đại gia trong lĩnh vực bất động sản, hỗ trợ cho một chương trình gia cư đại chúng (với hầu hết các lợi ích sẽ đem về cho người khai dựng chương trình như chính ông ta), ông hứa bãi bỏ về luật bảo hiểm sức khoẻ Obamacare, nó sẽ làm cho hàng triệu người Mỹ không có bảo hiểm. (Ngay sau cuộc bầu cử, ông đề nghị là ông có thể thay đổi một cách thận trọng trong lĩnh vực này.)
Những vấn đề được đặt ra bởi những người Mỹ bất mãn – là kết quả từ nhiều thập niên mà không ai quan tâm – sẽ không được giải quyết một cách nhanh chóng hoặc bằng các phương cách ước lệ. Một chiến lược hữu hiệu sẽ cần phải xem xét các giải pháp độc đáo hơn, mà lợi ích của doanh nghiệp thuộc Đảng Cộng Hòa dường như không ủng hộ. Ví dụ như các cá nhân có thể được phép điều chỉnh tăng mức an sinh trong hưu bổng bằng cách đóng thêm tiền cho Qũy an sinh xã hội của họ, với sự gia tăng tương xứng trong các trợ cấp hưu bổng. Các chính sách toàn diện về gia đình và nghỉ ốm sẽ giúp cho người Mỹ đạt được một sự cân bằng giữa công việc và đời sống, làm họ ít bị căng thẳng hơn.
Tương tự như vậy, một biện pháp lựa chọn của chính quyền cho việc tài trợ gia cư có thể cho phép bất cứ ai đã nộp thuế đều đặn, họ có quyền trả 20% tiền ứng trước cho tiền thế chấp, cho tương xứng với khả năng của họ để trả nợ, với lãi suất cao hơn một chút mà chính phủ có thể vay và cho vay nợ. Các khoản thanh toán sẽ được chuyển qua hệ thống thuế thu nhập.
Có nhiều thay đổi kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan bắt đầu khoét sâu trong tầng lớp trung lưu và làm lệch đi các lợi ích của tăng trưởng cho những người ở thượng tầng, và các chính sách và định chế của nước Mỹ đã không theo kịp. Từ vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động cho đến sự phát triển của Internet để đa dạng văn hóa ngày càng tăng, thế kỷ XXI của nước Mỹ về cơ bản là khác hẳn so với nước Mỹ trong những năm 1980.
Nếu Trump thực sự muốn giúp những người đã bị bỏ rơi, Trump phải vượt qua những trận chiến ý thức hệ của quá khứ. Chương trình nghị sự mà tôi vừa phác hoạ không chỉ về mặt kinh tế, đó là cách nuôi dưỡng một xã hội công bình, cởi mở và năng động, nó đáp ứng được các lời hứa về các giá trị đáng quý nhất của người Mỹ. Nhưng trong khi đó, bằng các cách này, có một cái gì đó khác phù hợp với những lời hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử của Trump, hoặc bằng nhiều cách khác, đó là một sự tương phản với các lời hứa.                                                         
Trái bóng bằng thủy tinh thể vẫn đục của tôi cho thấy việc tu chỉnh luật pháp không phải để sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc cách mạng của Reagan, nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trên hành trình bẩn thỉu mà nó đã bỏ rơi nhiều người. Thay vào đó, các luật lệ mới sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn, thậm chí nó còn loại bỏ nhiều người hơn ra khỏi giấc mơ của nước Mỹ.
 Joseph E. Stiglitz (Dịch giả: Đỗ Kim Thêm)
___
Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel về Kinh tế học, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông là Phó Chủ tịch và Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất là Rewriting the Rules of the American Economy
---------------

4 nhận xét:

  1. Trump mà muốn Hoa Kỳ phát triển kiểu mang tính Bất động sản thì thất bại rất lớn.
    Ông ngoại tôi nói: "Tao thấy thằng Trump ngồi không hết nhiệm kỳ nổi đâu..."

    Trả lờiXóa
  2. Câu "Obama là Tổng thống Mỹ cuối cùng" cũng không hẳn sai...

    Trả lờiXóa
  3. Xưa nay có đế quốc nào tồn tại mãi đâu.
    Nói gần thôi,ĐCSVN hết đánh Pháp,lại đánh Mỹ,đánh TÀU trên khắp cả ba nước Đông Dương,nay lại phải đánh TÀU không công cho cả Đông Nam Á....
    làm dốc cho nên nay đất nước trăm bề gian nan,tham quan ô lại lộng hành làm cho nước non càng khánh kiệt.
    Làm lãnh đạo mà vừa dốt vừa nát thì nhân dân nước đó trả giá đắt mà thôi.
    Ô. Trump đâu là thánh,Tập Cận Bình đâu phải là siêu nhân.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
  4. Theo thiển ý,nói "Người Mỹ da trắng cảm thầy mình bị bỏ rơi" chỉ
    đúng một phần mà chiến thắng của DT.là nhằm điều chỉnh chính sách
    lâu nay của Mỹ trong vai trò "đại ca" của thế giới hay nói như CS.
    là làm "sen đầm quốc tế" giữ gìn an ninh toàn cầu !
    Nếu khối CS.và Liên Xô sụp đổ vì không kham nổi khi bỏ tiền nuôi các nước vệ tinh nên Gobachov phải chấn chỉnh chính sách của Liên Xô thì Mỹ cũng vậy.
    Thời chiến tranh lạnh,Mỹ là nước hào phóng,một trang "nghĩa hiệp"
    đã đứng đầu tư bản chống lại CS.và thành công trong khi các nước tư bản đồng minh khác chỉ đứng ngoài rồi lên giọng thầy đời chỉ trích,
    lên án Mỹ thế này thế nọ v.v.Đã thế,người dân Mỹ chẳng hưởng được
    lợi ích gì mà còn phải "hy sinh" cho những nước bị chiến tranh vì
    nạn cộng sản."Tọa thực sơn băng" (ngồi ăn núi cũng lỡ) nên Mỹ phải
    tìm cách khác,chứ không thì sụp đổ đến nơi.Ngay Obama nổi tiếng xử
    đụng quyền lực mềm nhưng làm tăng thêm nợ nần hơn mấy đời TT.trước
    cọng lại ! Người Mỹ liều lĩnh đặt cươc vào DT.cũng có lý do của họ,
    chứ họ không muốn tiếp tục uống nước đường nhưng thuóc đắng !
    Thời này CS.đã tiêu tùng (chỉ trừ có Trọng lú còn cuồng tín)thì Mỹ
    chẳng cần gì phải cứu cả thế giới như trước kia,do đó họ tìm cách
    cứu nước Mỹ khỏi nợ nần trước khi lo... chuyện người khác.
    Về nạn khủng bố,chẳng đáng sợ như nạn CS.nước nào sợ chúng tấn công thì hãy lo liệu lấy mà đừng dựa dẫm Mỹ như trước kia.Nếu muốn dựa
    hơi thì hãy đóng góp tiền cho Mỹ,chứ Mỹ...chẳng cho không !

    Trả lờiXóa